Ẩn họa từ những điểm du lịch tự phát

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Mùa hè về, những điểm du lịch với phong cảnh hữu tình, mát mẻ trở thành điểm dã ngoại, vui chơi và giải trí thú vị. Cũng chính những nơi này luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn đuối nước thương tâm.
Cần nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh ở các điểm du lịch. Trong ảnh: Người dân và du khách mang theo thức ăn khi đến hố Giang Thơm (Núi Thành). Ảnh: P.H

Cần nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh ở các điểm du lịch. Trong ảnh: Người dân và du khách mang theo thức ăn khi đến hố Giang Thơm (Núi Thành). Ảnh: P.H

Thời tiết nắng nóng, nhất là dịp nghỉ lễ dài ngày thường có nhiều người dân và du khách, đặc biệt là giới trẻ hay lui tới những điểm du lịch tự phát có danh lam thắng cảnh, suối mát như Bàn Than, thác Giang Thơm (Núi Thành), suối Thơ (Đại Lộc), thác Ồ Ồ (Tiên Phước)… để tắm mát và vui chơi, giải trí.

Phần lớn các địa điểm này ở xa dân cư, địa hình hiểm trở, nhiều ghềnh đá trơn trượt, thậm chí sóng điện thoại yếu ớt, khi cần cầu cứu cũng gặp trở ngại. Hơn nữa, người dân và du khách khi đi du lịch chỉ mang theo thức ăn, nước uống, ít khi mang theo các trang bị hỗ trợ dưới nước như áo phao, dây thừng… nên khi trượt chân, đuối nước khó tránh khỏi tai nạn thương tích. Cạnh đó, nhiều người còn tổ chức uống rượu bia tại điểm vui chơi, sau đó xuống nước để tắm khiến nguy cơ đuối nước và đột quỵ tăng cao.

Nhiều áo phao đề phòng đuối nước bị phá tơi tả. Ảnh: P.H

Nhiều áo phao đề phòng đuối nước bị phá tơi tả. Ảnh: P.H

Gần đây đã xảy ra nhiều vụ đuối nước ở những nơi du lịch tự phát như: vụ học sinh lớp 9 ở xã Tam Thăng (Tam Kỳ) không may tử vong do đuối nước ở hố Giang Thơm trong ngày nghỉ lễ 1/5 hay vụ thanh niên bị đuối nước tử vong ở hố Đá (xã Tam Xuân 1, Núi Thành) vào ngày 2/5. Trước đó, ngày 22/3, một học sinh cấp 3 tử vong khi tắm ở suối Thơ (Đại Lộc)…

Để đề phòng tai nạn đuối nước, nhiều điểm tham quan du lịch gắn biển cảnh báo, trang bị áo phao, phao cứu sinh miễn phí như ở hố Giang Thơm, nhưng một số người dân đã phá rách hoặc trộm áo phao và phớt lờ cảnh báo nguy hiểm. Ngoài rủi ro nêu trên, ở những điểm du lịch tự phát còn có nguy cơ xảy ra cháy rừng do một số người đi du lịch mang theo vật dụng phát lửa như quẹt diêm, bình ga mini để nấu nướng thức ăn. Không chỉ vậy, nhiều người còn xả rác thải sinh hoạt ra môi trường một cách bừa bãi...

Để hạn chế các trường hợp nêu trên, các địa phương cần tăng cường công tác quản lý, kiểm soát đảm bảo an toàn ở các điểm du lịch tự phát, cảnh báo những khu vực nguy hiểm để người dân và du khách được biết. Ngoài ra, du khách và người dân khi đến những địa điểm du lịch tự phát cũng cần trang bị kiến thức sinh tồn, địa hình nơi mình đến và ý thức trong việc bảo vệ môi trường.

Có thể bạn quan tâm

30 năm Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long: Vẻ đẹp bất tử và những cơ hội mới

30 năm Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long: Vẻ đẹp bất tử và những cơ hội mới

Ngày 17/12/2024 đánh dấu cột mốc 30 năm vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới. Trong suốt chặng đường dài, vẻ đẹp kỳ vĩ của vịnh Hạ Long vẫn luôn là niềm tự hào của Việt Nam nói chung, của tỉnh Quảng Ninh nói riêng và là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất hành tinh.

Sẽ nâng cấp Hội Đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô-tranh cúp A Sanh lên quy mô cấp tỉnh

Sẽ nâng cấp Hội Đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô-tranh cúp A Sanh lên quy mô cấp tỉnh

(GLO)- Chiều 9-12, đồng chí Nguyễn Thị Thanh Lịch-Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Phát triển du lịch tỉnh đã có cuộc khảo thực tế tại huyện Ia Grai để đánh giá tiềm năng phát triển du lịch nâng cấp Lễ hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô-tranh cúp A Sanh lên cấp tỉnh.