"An cư lạc nghiệp" cho người di cư tự do bài toán khó giải

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tình trạng di cư tự do (DCTD) đã và đang gây ra áp lực lớn ở các tỉnh Tây Nguyên từ việc gia tăng nạn phá rừng đến nảy sinh các vấn đề xã hội khác. Đến nay, vẫn còn khoảng gần 10.000 hộ dân DCTD vào khu vực Tây Nguyên chưa được định canh, định cư. Việc ổn định cuộc sống cho số hộ dân trên ước tính cần hàng nghìn tỉ đồng mà các tỉnh Tây Nguyên khó có khả năng thực hiện.
Một người dân di cư vào Tây Nguyên học cạo mủ cao su để kiếm sống.
Một người dân di cư vào Tây Nguyên học cạo mủ cao su để kiếm sống.
Kết quả khảo sát, nghiên cứu của Hội đồng Dân tộc Quốc hội khóa XIV tháng 12-2017 cho thấy, tính đến năm 2017, dân di cư tự phát từ các địa phương vào 5 tỉnh khu vực Tây Nguyên là hơn 59.228 hộ với trên 218.000 khẩu, trong đó tập trung nhiều nhất ở tỉnh Gia Lai (gần 25.000 hộ) và Đắk Nông (hơn 23.000 hộ).
So với những năm trước, giai đoạn 2005-2017, DCTD vào khu vực Tây Nguyên giảm rõ rệt về số lượng và quy mô (năm 2005 là 2.690 hộ, 2016 là 453 hộ; quí 1/2017 là 11 hộ). Dù vậy, tình trạng di dân tự do diễn ra liên tục trong nhiều năm với quy mô lớn đã và đang tạo ra những ảnh hưởng, tác động tiêu cực đối với các tỉnh Tây Nguyên.
Thiếu đất ở và đất sản xuất
Theo quy hoạch và đề án sắp xếp, ổn định dân DCTD của 5 tỉnh Tây Nguyên, khả năng tiếp nhận dân di cư của giai đoạn 2005-2020 là 16.226 hộ. Tuy nhiên, thực tế, số dân DCTD đến Tây Nguyên tính đến năm 2017 đã lên tới 59.228 hộ, vượt quá khả năng tiếp nhận gần 4 lần.
Hội đồng Dân tộc cho biết, Chính phủ đã có các cơ chế, chính sách và các bộ, ngành Trung ương và địa phương đã xây dựng các dự án, bố trí nguồn lực để sắp xếp, ổn định dân DCTD liên tục trong nhiều năm. Tuy nhiên, tiến độ xây dựng các dự án tại các tỉnh đều diễn ra rất chậm chạp (2/3 số dự án chưa hoàn thành, nhiều dự án đã có quyết định phê duyệt nhưng chưa được bố trí vốn). Quy hoạch, các công trình tại các dự án đã hoàn thành không kịp bổ sung, đang có nguy cơ bị phá vỡ, ô nhiễm môi trường... do quá tải.
Cụ thể, các tỉnh Tây Nguyên đã lập và có quyết định phê duyệt 37 dự án sắp xếp ổn định dân di cư tự phát. Đến cuối năm 2017, mới có 2 dự án hoàn thành, bố trí được 421 hộ; 30 dự án đang thực hiện dở dang (đã bố trí được 5.632 hộ; 7.550 hộ chưa bố trí được), còn 5 dự án chưa được triển khai, bố trí vốn thực hiện với 2.623 hộ.
Theo kết quả khảo sát của Hội đồng Dân tộc Quốc hội Khóa XIV, mới có tổng cộng 6.053 hộ thuộc 37 dự án trên được bố trí sắp xếp định canh, định cư và được đăng ký tạm trú, nhập khẩu, trong đó có 3.682 hộ được giao đất ở và đất sản xuất. Bình quân mỗi hộ được giao 300-400m2 đất ở và 1,2 tới 1,4ha đất sản xuất. Trong thực tế, nhiều dự án do hạn chế quỹ đất, số diện tích đất ở, đất sản xuất còn được các địa phương bố trí thấp hơn.
Thực tế, nguồn vốn ngân sách Trung ương bố trí thực hiện các dự án sắp xếp ổn định dân DCTD còn hạn chế, mới đáp ứng được gần 41% so với nhu cầu (có tỉnh mới đáp ứng trên 22%), dẫn đến nhiều dự án xây dựng dở dang kéo dài, ảnh hưởng tiến độ, không đạt mục tiêu đề ra, thậm chí gây lãng phí, giảm hiệu quả đầu tư. Một số dự án kéo dài trên 10 năm vẫn chưa bố trí đủ vốn để hoàn thiện. Ví như dự án thôn Đạ MPô, xã Liêng Srônh, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng, phê duyệt từ năm 2007, điều chỉnh năm 2015, tổng mức đầu tư hơn 83 tỉ đồng (ngân sách Trung ương 50,45 tỉ đồng), đến cuối năm 2017 mới phân bổ 10 tỉ đồng.
Sức ép lớn về an sinh xã hội
Không chỉ phá vỡ quy hoạch sắp xếp dân cư, phát triển kinh tế - xã hội, quản lý sử dụng đất, tình trạng DCTD còn làm nảy sinh nhiều khó khăn trong công tác quản lý hành chính, phát sinh một số tệ nạn xã hội. Lợi dụng khó khăn này, một số kẻ xấu tuyên truyền lừa bịp, kích động, gây chia rẽ đoàn kết các dân tộc và hoạt động tôn giáo trái phép. Thậm chí, ở một số khu vực có đông người DCTD đến đã xảy ra mâu thuẫn, ẩu đả, chống người thi hành công vụ, tiềm ẩn yếu tố gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự xã hội trên địa bàn khu vực biên giới.
Rất nhiều người di cư tự do vào Tây Nguyên không có đất sản xuất, phải đi làm thuê để trang trải cuộc sống.
Rất nhiều người di cư tự do vào Tây Nguyên không có đất sản xuất, phải đi làm thuê để trang trải cuộc sống.
Tại 5 tỉnh Tây Nguyên hiện còn rất nhiều hộ DCTD thuộc diện tự sắp xếp định canh, định cư ngoài quy hoạch. Các cụm dân di cư tự phát này đang cư trú, làm nhà, nương rẫy trên đất lâm nghiệp, thuộc vùng lõi rừng đặc dụng, phòng hộ (đa số là đồng bào các dân tộc thiểu số từ các tỉnh phía Bắc di cư vào sau năm 2009).
Cuộc sống của người DCTD nằm ngoài dự án sắp xếp dân cư rất khó khăn, không ổn định, không được đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu cho cuộc sống, sinh hoạt. Điển hình là dân cư sống tại các tiểu khu 179 và 181, xã Liêng Srônh; Tiểu khu 197 và 198, xã Phi Liêng, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng; xã Cư Bang, huyện Ea Súp; xã Ea Kiết, huyện Cư Mang, tỉnh Đắk Lắk... Ở những khu vực này ghi nhận tình trạng thiếu nước, thiếu điện sinh hoạt, điều kiện khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe rất khó khăn.
Bên cạnh đó, nơi ở của người dân tạm bợ, tỉ lệ hộ nghèo cao; nạn tảo hôn, trẻ em thất học khá phổ biến. Do thiếu thông tin cá nhân, người dân không đủ điều kiện để được nhập khẩu, đăng ký tạm trú, chưa được hưởng thụ các chính sách bảo hiểm y tế, vay vốn, hỗ trợ sản xuất. Bên cạnh đó, tình trạng phát, phá, lấn rừng làm rẫy, lấn chiếm đất rừng, mua bán, sang nhượng đất đai; khai thác lâm sản trái phép làm nhà ở diễn ra khá phổ biến. Một số nơi đã và đang tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp, gây mất an ninh trật tự.
Có thể thấy, việc giải quyết ổn định cuộc sống cho người DCTD vào Tây Nguyên vẫn là bài toán nan giải đối với các cấp chính quyền trong điều kiện nguồn lực hạn hẹp, quỹ đất không còn nhiều. Vấn đề đặt ra hiện nay là các bộ, ngành cần đổi mới nhận thức về giải quyết dân di cư và DCTD, đồng thời tính tới việc nghiên cứu khả năng xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù để giải quyết, ổn định đời sống dân DCTD tại các tỉnh Tây Nguyên.
Xuân Hương (Biên Phòng)

Có thể bạn quan tâm

Đâu rồi tranh Tết làng Sình?

Đâu rồi tranh Tết làng Sình?

Nếu Kinh Bắc nổi danh với tranh dân gian Đông Hồ và Thăng Long - Hà Nội vang tiếng với tranh Hàng Trống, tranh Kim Hoàng (Hoài Đức - Hà Nội) thì miền Trung gió Lào cát trắng lừng danh với tranh dân gian làng Sình.

Tôi là du kích Ba Tơ...

Tôi là du kích Ba Tơ...

“Cả đời cống hiến cho cách mạng, trải qua nhiều chức vụ, nhưng điều tôi tự hào nhất là mình từng là đội viên Đội Du kích Ba Tơ”. Đó là tâm sự của Đại tá Thân Hoạt, năm nay 98 tuổi đời, 80 tuổi Đảng, người con của quê hương Quảng Ngãi.

Người của bách khoa

Người của bách khoa

Thật ra sáu mươi không chỉ là mốc quy ước để có tuổi hưu trí mà còn là tuổi của “nhi nhĩ thuận” (tai đã nghe đủ chuyện đời nên giờ là lúc biết lẽ thuận, nghịch), GS Trần Văn Nam là người nhi nhĩ thuận đã mấy năm rồi.

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

(GLO)- Hơn 30 năm cầm cương, ông Phan Xuân Định (SN 1966, thôn Đồng Bằng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) vẫn luôn nhớ về những ngày tháng rong ruổi cùng tiếng vó ngựa trên cao nguyên. Lão xà ích ấy vẫn âm thầm nuôi dưỡng đàn ngựa để thỏa chí tang bồng và giữ cho phố núi Pleiku nét riêng độc đáo.

Như núi, như rừng

Như núi, như rừng

Trong dòng chảy lịch sử của Kon Tum, qua biết bao thăng trầm, mỗi vùng đất nơi đây đều gắn với những chiến công oai hùng, với những con người mà cuộc đời của họ đã trở thành huyền thoại. Một trong số đó là ông Sô Lây Tăng- người vừa đi vào cõi vĩnh hằng.

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Đối với người Mông xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, lễ cúng rừng (Tết rừng) có từ khi tổ tiên ngàn đời di cư đến đây lập làng, lập bản và trở thành sắc thái văn hóa, tín ngưỡng dân gian độc đáo riêng của người Mông nơi đây.

Món quà tiên trên đỉnh Hô Tra

Món quà tiên trên đỉnh Hô Tra

Chục cây số đường rừng, từ cao độ 1.500 m lên 2.500 m nhưng mất hơn 5 giờ chúng tôi mới đến nơi đang lưu giữ món quà tiên của bản Hô Tra (H.Tân Uyên, Lai Châu), chính là vạt rừng trà cổ thụ búp tím đang mùa vụ.