Ảm đạm thị trường lịch Tết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Thời gian đang trôi dần về những ngày cuối năm. Tại các nhà sách, cửa hàng ở TP. Pleiku, lịch Tết 2018 đã được bày bán từ khá sớm với mẫu mã và nội dung phong phú, đa dạng. Dẫu vậy, hiện tại, mặt hàng này vẫn còn khá ế ẩm, sức mua giảm hẳn so với mọi năm.

Nhiều thiết kế mới

Ngay từ đầu tháng 10, thị trường lịch Tết ở Phố núi đã bắt đầu khởi động. Những sắc màu đỏ, vàng tràn ngập một góc rộng ngay lối vào tại các nhà sách, cửa hàng. Theo ghi nhận của P.V, năm nay, lịch bloc vẫn là loại hình chiếm ưu thế nhất trong số các loại lịch Tết. Tuy nhiên, không phải vì thế mà lịch để bàn, lịch tờ, lịch bỏ túi… thiếu sự cải tiến, đầu tư về mẫu mã cũng như chất lượng để giữ lượng khách hàng nhất định ở phân khúc của mình.

Giá cả lịch được duy trì ổn định như năm 2017, dao động từ 30.000 đồng đến hơn 700.000 đồng/bloc lịch (cả bìa) tùy theo mẫu mã, kích thước; 50.000 đồng/lịch để bàn và 7.000-8.000 đồng/cuốn lịch bỏ túi.

Bà Thúy giới thiệu một trong những mẫu lịch bloc mới với chủ đề hữu ích. Ảnh: Hồng Thi
Bà Thúy giới thiệu một trong những mẫu lịch bloc mới của năm 2018 với chủ đề hữu ích. Ảnh: Hồng Thi

Nhằm đáp ứng nhu cầu và thị hiếu ngày càng cao của người mua, các nhà in, công ty xuất bản đã tung ra hàng loạt sản phẩm với thiết kế mới lạ bắt mắt, mang tính thẩm mỹ cao, đa dạng về kích cỡ; trong đó, rất nhiều nội dung mới và hấp dẫn đã được đưa vào các cuốn lịch bloc. Bà Huỳnh Thị Thúy-Chủ Nhà sách Toàn (40 Phan Đình Phùng, TP. Pleiku) cho biết: “Ngoài các chủ đề mang tính truyền thống từ trước đến giờ liên quan lịch sử, danh lam thắng cảnh, hoa cỏ, tranh dân gian thì lịch Tết 2018 còn có một số nội dung mới như: văn hóa Việt Nam, Hành trình Việt, 365 cây thuốc và vị thuốc dân gian, 365 món ăn dinh dưỡng… giúp người sử dụng biết thêm được nhiều kiến thức bổ ích”.

Đặc biệt, các nhà sản xuất cũng không quên tập trung khắc họa về chú chó-linh vật của năm Mậu Tuất 2018 trên bìa lịch bằng nhiều chất liệu, kiểu cách sắc sảo: in chìm, in nổi mạ vàng, in nổi nạm ngọc... Thậm chí, có những bloc lịch, 365 tờ là 365 hình ảnh khác nhau về chó-loài vật gần gũi và trung thành nhất với con người.

Thị trường trầm lắng

Theo chia sẻ của các doanh nghiệp và chủ cửa hàng, trong vòng vài năm trở lại đây, họ chưa thấy có một “mùa lịch Tết” nào ảm đạm như năm nay. Đến thời điểm này, khi tân niên 2018 chỉ còn cách hiện tại không đầy một tháng nữa, số lượng khách đặt lịch để biếu, tặng chỉ đếm trên đầu ngón tay, trong khi thị trường bán lẻ thì chưa thật sự bắt đầu.

“Mặc dù giá cả tương đối ổn định song sức mua lịch Tết khá yếu và chậm. Tới nay, Công ty chỉ mới bán ra khoảng hơn 1.000 lịch bloc và lịch Tết các loại, chỉ bằng 1/3 so với năm ngoái. Số doanh nghiệp, đơn vị đặt lịch Tết cũng có 4-5 chỗ, còn khách lẻ thì chưa rục rịch gì. Do đó, khách đặt bao nhiêu thì chúng tôi nhập về bấy nhiêu chứ không dám ôm hàng. Hệ thống 4 nhà sách trực thuộc Công ty gồm: Thanh Niên, Phan Bội Châu, Hoa Lư và 92 Hoàng Văn Thụ hầu hết đều tập trung bán lẻ. Nếu mọi năm vào mùa phát hành lịch Tết, doanh thu của Công ty đạt từ 500-600 triệu đồng thì giờ có nguy cơ giảm hơn 50%”-anh Đỗ Tuấn Đẹp-Phó trưởng Phòng Kinh doanh-Công ty cổ phần Sách và Thiết bị trường học Gia Lai, quan ngại chia sẻ.

Tương tự, Nhà sách Toàn cũng tiết giảm một nửa số lượng lịch nhập về so với cùng kỳ năm trước. Bà Thúy cho hay, khách hàng đã đặt nhà sách của mình gần 700 bloc lịch từ đầu tháng 11, tới nay chưa thấy ai đặt thêm và chưa hề có người nào mua lẻ.

Lý giải nguyên nhân của sự trầm lắng ấy, các chủ nhà sách cho rằng, một phần do kinh tế ngày càng khó khăn khiến mọi người bắt đầu siết chặt hầu bao hơn; phần nữa nhiều doanh nghiệp, cơ quan trên địa bàn đã chuyển sang tặng biếu các loại quà khác thiết thực hơn cho dịp Tết (bình ly, chén bát, mũ bảo hiểm, rượu…) thay vì tặng lịch. Mặt khác, đối với khách lẻ, họ thường có tâm lý đợi xem có được ai tặng không hoặc chờ hết bloc lịch mới mua thay thế khiến không khí bán buôn lịch Tết ở thời điểm hiện tại trở nên kém sôi động.

Nhiều chính sách ưu đãi được các nhà sách đưa ra nhằm thu hút khách hàng. Ảnh: Hồng Thi
Nhiều chính sách ưu đãi được các nhà sách đưa ra nhằm thu hút khách hàng. Ảnh: Hồng Thi

Để cải thiện tình hình, các doanh nghiệp, nhà sách trên địa bàn TP. Pleiku đã không ngần ngại đưa ra nhiều chính sách ưu đãi cho khách hàng với mức chiết khấu từ 10%-50% hay hỗ trợ chi phí in ấn thông tin quảng cáo trên bìa lịch. “Mong là từ giờ đến cuối năm, thị trường lịch Tết 2018 có thể chuyển biến theo hướng khả quan hơn”-bà Thúy kỳ vọng.

Hồng Thi

Có thể bạn quan tâm

Cán bộ kỹ thuật hướng dẫn người dân sử dụng phân viên dúi sâu trước khi gieo sạ lúa. Ảnh: V.C

Bón phân viên dúi sâu cho cây lúa: Hiệu quả kép

(GLO)- Mặc dù mới được triển khai thí điểm song mô hình bón phân viên dúi sâu trên cây lúa tại huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã mang lại hiệu quả kép, giúp nông dân tiết kiệm chi phí sản xuất và tăng năng suất cây trồng. Vụ Đông Xuân 2024-2025, mô hình được nhân rộng ra tất cả 9 xã trong toàn huyện.

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

(GLO)- Ngày 12-12, tại TP. Pleiku, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với Trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật (Bộ Công thương) tổ chức tập huấn “Đào tạo khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử và kiến thức livestream” cho hơn 100 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

(GLO)- Trong 2 ngày (11 và 12-12), tại khách sạn Tre Xanh, Sở Xây dựng phối hợp với Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Bộ Xây dựng) tổ chức lớp tập huấn các nội dung của Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Nhiều hoạt động được Gia Lai triển khai nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, trong đó có việc triển khai thu thập kiến nghị qua Google Form. Ảnh: H.D

Phản ánh kiến nghị, đề xuất qua Google Form, doanh nghiệp còn thờ ơ

(GLO)- Thời gian qua, Gia Lai đã triển khai nhiều hoạt động nhằm đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có việc thu thập, tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua ứng dụng Google Form. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp còn thờ ơ và chưa tận dụng triệt để kênh kết nối nhanh chóng, hiệu quả này

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm