Ai đã mua tranh Việt trị giá triệu đôla Mỹ tại sàn đấu giá QT?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Các bức tranh Việt trịgiá triệu đô đã không còn là câu chuyện nóng hổi của giới sưu tầm và chơitranh. Bởi tranh Việt xứng đáng được đánh giá cao như vậy và có tầm ảnh hưởng không thua kém tranh của các nước bạn. Nhưng ai đã bỏ ra số tiền khổng lồ đó đểmua tranh Việt mới thực sự làm nhiều người sững sờ…

Người Việt mua tranh Việt

Tranh Việt có giá triệu đô là thực tế đã diễn ra trên các sàn đấu giá quốc tế. Gần đây nhất là phiên đấu giá tranh “Modern art evening sale”, diễn ra ngày 30-9 tại nhà đấu giá tranh Sotheby’s Hongkong, 5 bức tranh Việt đã được bán tổng cộng gần 2,5 triệu USD càng khẳng định sức hấp dẫn của tranh Việt trên thị trường quốc tế. Và người sở hữu các bức tranh có mức giá lên tới cả tỷ đồng ấy không ai khác chính là các nhà sưu tầm Việt. Nhờ nhu cầu sở hữu các tác phẩm nghệ thuật của họ, giá trị tranh Việt trên sàn quốc tế đã được nâng tầm.

Vào tháng 5/2018, tại phiên đấu giá "Nghệ thuật châu Á thế kỷ 20 và đương đại" của nhà đấu giá Christie’s Hong Kong (Trung Quốc), bức tranh "Em bé cho chim ăn" của danh họa Nguyễn Phan Chánh đã được nhà sưu tầm người Việt đấu giá thành công với mức 853.000 USD (tương đương 20 tỷ đồng).

Với mức giá này, bức tranh được xếp vào Top 5 bức tranh cao giá nhất của Việt Nam trên sàn quốc tế. Và như vậy, sau thời gian chu du trên thế giới, kiệt tác hội họa của Nguyễn Phan Chánh đã trở về Việt Nam bằng sự mạnh tay của nhà sưu tầm Việt.


 

 Danh họa Nguyễn Phan Chánh bên bức tranh lụa
Danh họa Nguyễn Phan Chánh bên bức tranh lụa "Chơi ô ăn quan"



Chưa hết, nhà sưu tập Trần Tuấn Linh (Hà Nội) cũng đấu giá thành công bức tranh "Mẹ và con ở trong vườn" của danh họa Lê Phổ tại nhà Sotheby’s Hồng Kông vào ngày 1-10-2017 với mức 35.211 USD. Cũng tại phiên đấu giá này, gần 10 bức tranh Việt khác cũng được bán cho nhà sưu tập người Việt.

Ngày 23/10/2017, tại nhà đấu giá Aguttes (Paris - Pháp), một nhà sưu tập ở Hà Nội đã đấu thành công bức tranh "Hai thiếu nữ ngồi thêu" của Vũ Cao Đàm với mức giá 226.950 euro (hơn 6 tỷ đồng). Trước đó, tại phiên đấu giá của Christie’s Hongkong (2017), nhà sưu tầm Phạm Văn Thông đã đấu giá thành công bức tranh “Mèo vờn nhau” của danh họa Nguyễn Sáng với giá 41.000 USD.

Xu hướng ra thế giới để góp mặt tại các sàn đấu giá quốc tế đang ngày càng trở nên phổ biến đối với giới chơi tranh và sưu tầm nghệ thuật Việt Nam. Trong đó có thể kể tới một số tên tuổi như: Nguyễn Phan Huy Khôi, Phùng Quang Việt, Kevin Việt, Lê Thái Sơn, Nguyễn Văn Lâm, Nguyễn Hoàng Việt, Nguyễn Hải Yến…

Giới nghiên cứu mỹ thuật đều nhận định, xu hướng bỏ ra cả triệu đô la Mỹ để có trong tay một kiệt tác hội họa Việt Nam đang trở nên phổ biến và không bất ngờ với những dõi theo. Bởi đây là kênh đầu tư chắc chắn, sinh lời hấp dẫn và rất hiếm khi có chuyện lỗ. Tất nhiên, dòng tranh mà các nhà sưu tầm hướng tới sẽ là mỹ thuật Đông Dương với những họa sỹ thành danh như Nguyễn Phan Chánh, Nguyễn Sáng, Dương Bích Liên…

Kênh đầu tư hấp dẫn

Theo nhà nghiên cứu mỹ thuật Vũ Huy Thông, dòng tranh của mỹ thuật Đông Dương sở dĩ hấp dẫn nhà sưu tầm trong nước và quốc tế là bởi độ hiếm, sự ổn định về tên tuổi đã được ghi nhận rộng rãi ở thế giới và tinh thần Á Đông rất mạnh mẽ, thuần khiết – điều các dòng tranh sau này không có được. Nếu đem so sánh giữa tranh Đông Dương và tranh đương đại thì dòng tranh của các họa sỹ trẻ tiềm ẩn nhiều rủi ro trong đầu tư.


 

Bức tranh
Bức tranh "Em bé cho chim ăn" của danh họa Nguyễn Phan Chánh được một "đại gia" Việt mua về với giá 853.000 USD, tương đương 20 tỷ đồng



Còn với nhà sưu tầm Nguyễn Minh (Minh “Hàng Chỉ”), ông thích ra nước ngoài mua tranh là bởi độ tin cậy. Phong cách làm việc chuẩn mực và minh bạch trong thẩm định khiến ông cảm thấy an tâm khi không tiếc tay bỏ ra cả tỷ đồng để đưa về nước một bức tranh. Hiện nay nhà sưu tập này đang có trong tay khoảng 200 bức tranh nhưng có tới hơn 1 nửa là đấu giá thành công từ nước ngoài mang về.

Cũng theo nhà sưu tập Nguyễn Minh, đầu tư cho nghệ thuật – sẵn sàng chịu chơi, bỏ ra cả triệu đô la Mỹ để mua tranh đang là một trong những kênh đầu tư hấp dẫn các “đại gia” Việt. Chính bản thân ông đã hướng dẫn cho không ít những người bạn của mình sử dụng đồng tiền tích cực và khôn ngoan.

“Nhìn cách chơi tranh tưởng như không ăn thua nhưng cứ hãy dè chừng với những tác phẩm để đời của các họa sỹ Việt được xuất hiện tại các phiên đấu giá quốc tế. Chỉ cần sở hữu và chờ đợi thời cơ quay vòng vốn, rất có thể, một người khá giả bỗng chốc lại trở thành “đại gia” trong nay mai” - ông Nguyễn Minh nhấn mạnh.

Theo nhà sưu tập Phạm Việt Phương: "Chơi tranh vừa là thú chơi vừa là cái nghề. Kinh tế ngày càng phát triển, cuộc sống được nâng cao thì nhu cầu chơi văn hóa nghệ thuật cũng phát triển hơn. Bây giờ lực lượng chơi tranh rất đông đảo, tạo nên sân chơi vừa lành mạnh vừa sôi động, vừa lan tỏa sức chơi ngày một rộng hơn trong cộng đồng người Việt, vừa nâng tầm giá trị nghệ thuật của các tác phẩm hội họa và trả nó về đúng vị trí xứng tầm của các tác giả nổi tiếng”.

Theo Hương Thủy (An Ninh Thủ Đô/Dantri)

Có thể bạn quan tâm

Thơ Phạm Đức Long: Những mùa lá hình tim

Thơ Phạm Đức Long: Những mùa lá hình tim

(GLO)- Ngày đất nước hòa bình, những mầm xanh vươn lên mạnh mẽ. Lá cây mang hình trái tim như sự tri ân muôn đời đến những người con đất Việt đã ngã xuống vì độc lập, tự do. Mỗi chiếc lá xanh là một lời nhắc nhở, nguyện ước về một cuộc sống bình yên, ấm no, mãi mãi trường tồn...
Thơ Hà Hoài Phương: Cảm thu

Thơ Hà Hoài Phương: Cảm thu

(GLO)- Ai đó từng nói: “Thơ là thu của lòng người, thu là thơ của trời đất”. Vẻ đẹp của đất trời lúc sang thu luôn làm xao xuyến những tâm hồn lãng mạn. Bài thơ Cảm thu của tác giả Hà Hoài Phương có lẽ đã được ra đời trong sự cộng hưởng ấy...
Khai mạc hội nghị tập huấn lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật năm 2024

Khai mạc hội nghị tập huấn lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật năm 2024

(GLO)- Sáng 27-8, tại TP. Quy Nhơn (tỉnh Bình Định), Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương khai mạc hội nghị tập huấn với chủ đề "Công tác lãnh đạo, quản lý văn hóa, văn nghệ sau 50 năm đất nước thống nhất, đổi mới, phát triển: Thực tiễn và những vấn đề cần quan tâm".
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Lời ru xưa

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Lời ru xưa

(GLO)- Lời ru à ơi ngọt ngào của mẹ đã nuôi dưỡng tâm hồn mỗi chúng ta từ thuở còn nằm nôi cho đến lúc trưởng thành. Để rồi, khi mùa Vu Lan báo hiếu đến, chúng ta lại nhớ về mẹ cùng lời ru xưa đầy yêu thương và nguyện khắc ghi trên mỗi bước đi cuộc đời...
U80 vẫn mê đọc sách

U80 vẫn mê đọc sách

(GLO)- Do là chỗ thân tình nên tôi vẫn gọi người phụ nữ U80 Nguyễn Thị Hồng Hợp (trú tại tổ 3, phường Diên Hồng, TP. Pleiku) là chị. Mặc dù tuổi đã cao nhưng chị vẫn giữ cái tính mê đọc sách từ ngày còn son trẻ.
Văn hóa người làm báo

Văn hóa người làm báo

Cuộc trò chuyện ngắn ngủi với một đồng chí nguyên là cán bộ lãnh đạo tỉnh (đã nghỉ hưu) sáng nay về ứng xử của một phóng viên trẻ công tác ở một tờ báo bạn làm tôi suy nghĩ rất nhiều. Rõ ràng là vẫn cần nỗ lực hơn nữa trong xây dựng văn hóa người làm báo.
Thơ Bút Biển: Hoài niệm

Thơ Bút Biển: Hoài niệm

(GLO)- Hoài niệm không đơn thuần là xúc cảm thoáng qua về quá khứ mà có sự hòa lẫn nhiều cung bậc. Trong "Hoài niệm" của mình, nhà thơ Bút Biển đã nhớ về những mùa thu cũ với bao cảm xúc ngây ngô thuở thiếu thời. Để rồi, "chợt tỉnh gặp mình trong thực tại/Mỉm cười nhìn vạt nắng ngát hương".

Ra mắt sách 'Theo dấu chân Người'

Ra mắt sách 'Theo dấu chân Người'

Ngày 16-8, Viện Nghiên cứu Phát triển Phương Đông đã tổ chức buổi ra mắt sách "Theo dấu chân Người" (NXB Hội Nhà văn) của GS-TS - nhà văn Trình Quang Phú - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Phương Đông. "Theo dấu chân Người" là tập truyện ký viết về 30 năm đi tìm đường cứu nước của Bác Hồ.
Bàn tay

Thơ Đại Dương: Bàn tay

(GLO)- Chỉ qua hình ảnh "Bàn tay", tác giả Đại Dương đã thổi hồn vào đó bao cung bậc cảm xúc khác nhau; lúc hân hoan tươi mới, khi lại đau đáu, nhạt nhòa: "bàn tay mơ giọt sương", "bàn tay khóc phận người", "bàn tay xây nấm mộ", "bàn tay đếm thời gian", "bàn tay gầy ngơ ngẩn"...

Rót đầy một giấc tôi

Rót đầy một giấc tôi

(GLO)- "Rót đầy một giấc tôi" - Cơn mê men chếnh choáng hư hao của kẻ hay hoài niệm, chênh vênh giữa hai bờ hư thực. Một hình dung cũ, một chút hương lúa chín giữa ngày thu se sẽ như kéo người về khoảng nào xao xác, để ngồi lại tình tự riêng mình, tự ủ ấm mình trong men thơm ký ức...

Gương mặt thơ: Đỗ Trung Lai

Gương mặt thơ: Đỗ Trung Lai

(GLO)- Ông là Đại tá quân đội, nguyên Phó Tổng Biên tập phụ trách Báo Tiếng nói Việt Nam (Đài Tiếng nói Việt Nam), nguyên Trưởng phòng Biên tập Báo Cuối tuần (Báo Quân đội nhân dân), hiện sống ở Hà Nội. 
Họa mi HBlơng kể chuyện thời chiến

“Họa mi” H’Blơng kể chuyện thời chiến

(GLO)- Những năm 80 của thế kỷ trước, mỗi lần đi ngang qua khuôn viên Ty Văn hóa-Thông tin, tôi lại bị mê hoặc bởi một giọng nữ trong trẻo, vút cao. Sau này, tôi mới biết tiếng hát đó là của chị Rơmăh H’Blơng-một “họa mi” có thâm niên 10 năm cất cao tiếng hát giữa đạn bom.