Ai chịu trách nhiệm với lãng phí?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

“Ngậm ngùi”, “xót xa”… là cảm giác được nhiều đại biểu Quốc hội bày tỏ hôm qua (31.10), khi đọc báo cáo kết quả giám sát của Quốc hội về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2021 - 2026.

Những cảm giác đó của đại biểu (ĐB) Quốc hội (QH) là dễ hiểu khi trong báo cáo giám sát hơn 120 trang cùng 42 phụ lục lên tới hàng ngàn trang - mà theo nhiều ĐB là “lớn nhất từ trước tới nay”, đoàn giám sát của QH đã chỉ ra hàng loạt bất cập, hạn chế trong việc thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí 5 năm qua.

Hàng ngàn dự án, công trình sử dụng vốn nhà nước; hàng chục ngàn héc ta đất đai trong hàng ngàn dự án bị bỏ hoang, không đưa vào sử dụng hoặc có vướng mắc… được xác định là có thất thoát, lãng phí. Chưa kể, hàng chục ngàn tỉ cũng được xác định thất thoát, lãng phí do hàng loạt hạn chế trong công tác quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp…

Song, sau những cảm giác “xót xa”, “ngậm ngùi”, nhiều ĐBQH cũng cho rằng vấn đề cuối cùng vẫn là phải làm gì trước những hạn chế, bất cập đã được báo cáo giám sát của QH chỉ ra. Bởi một lẽ rằng, những thất thoát, lãng phí không phải bây giờ mới có mà đã xảy ra từ rất lâu và không chỉ đoàn giám sát hay các ĐBQH mới nhận thấy. Hàng trăm công trình, dự án đầu tư hàng trăm, hàng ngàn tỉ đồng nhưng bỏ hoang không chỉ trong 5 năm vừa qua.

ĐB Trịnh Xuân An (đoàn Đồng Nai), Ủy viên chuyên trách Ủy ban Quốc phòng An ninh QH, khi nêu ý kiến tại phiên giám sát đã nói rằng, dù báo cáo kết quả giám sát đã nêu hẳn một danh mục các dự án, công trình thất thoát, lãng phí để yêu cầu xử lý, song cá nhân ông “vẫn thấy thiếu một điều gì đó”. Điều còn thiếu là “trách nhiệm của chủ thể, của tổ chức, cá nhân đã để xảy ra tình trạng rất là bi đát như thế này”.

Theo ông An, tình trạng lãng phí đã xảy ra một thời gian dài và chuyên đề giám sát tối cao của QH về vấn đề này “giống như liều kháng sinh cực mạnh, đặc trị để chúng ta xử lý dứt điểm”. Để xử lý được dứt điểm, cần phải chỉ rõ được trách nhiệm của ai, tổ chức nào, cá nhân nào. Từ đó, ông An đề nghị báo cáo kết quả giám sát của QH cần được chuyển cho cơ quan có thẩm quyền, nhất là cơ quan kiểm tra Đảng, thanh tra, kiểm tra, kể cả cơ quan điều tra để xác định “rành rọt” trách nhiệm và xử lý mới đảm bảo hiệu quả.

Xử lý rốt ráo trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức đối với những hạn chế, bất cập, những dự án, công trình có thất thoát, lãng phí đã được chỉ ra cũng là ý kiến được nhiều ĐBQH yêu cầu tại phiên giám sát.

Tuy nhiên, đúng như ĐB Trần Hữu Hậu (đoàn Tây Ninh) khái quát, khi cái tiêu cực, cái yếu kém, cái trì trệ… trở thành phổ biến thì lỗi không chỉ thuộc về những người trực tiếp làm ra cái tiêu cực, cái yếu kém, cái trì trệ. Lỗi trước hết thuộc về tổ chức bộ máy và phương thức vận hành bộ máy ấy. Và để xóa đi những tiêu cực, trì trệ, yếu kém thì không chỉ dừng ở xử lý những người trực tiếp gây ra nó. Vấn đề căn bản là phải cải tổ bộ máy và phương thức vận hành của bộ máy ấy.

Theo LÊ HIỆP (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Số hóa toàn diện, tinh gọn bộ máy

Số hóa toàn diện, tinh gọn bộ máy

Khi gợi mở các định hướng chiến lược đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, Tổng Bí thư Tô Lâm không ít lần khẳng định phải xây dựng xã hội số, số hóa toàn diện hoạt động quản lý nhà nước; cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ cao.

Kỳ vọng đầu tư công 'chạy nước rút'

Kỳ vọng đầu tư công 'chạy nước rút'

Theo dự kiến, hơn 10 ngày nữa một sự kiện đặc biệt sẽ diễn ra tại TPHCM: tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) chính thức được đưa vào vận hành! Sự kiện này sẽ đem lại luồng sinh khí mạnh mẽ không chỉ cho giao thông mà còn cho cả sự nhộn nhịp kinh tế - xã hội của TPHCM.

Bảo vệ trẻ em trước mạng xã hội

Bảo vệ trẻ em trước mạng xã hội

Úc đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới không cho phép người dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội. Tuy vẫn còn tranh cãi xung quanh quyết định này nhưng rõ ràng, xu thế chung của thế giới đều lo ngại các rủi ro khi trẻ em sử dụng mạng xã hội.

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Thời điểm cuối năm, ô nhiễm bụi đang ở mức cao, đặc biệt là ở hai thành phố lớn Hà Nội và TPHCM. Số ngày có chỉ số chất lượng không khí (IQAir) ở mức kém, xấu và rất xấu chiếm tỷ lệ khá lớn, tiềm ẩn nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân.

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Dù chưa có những quy định cụ thể về tài sản kỹ thuật số nhưng công nghệ số liên quan thì chúng ta không cấm. Tình trạng không cấm nhưng không quản tiền số không chỉ lãng phí một khoản không nhỏ cho ngân sách, mà còn gây nhiều hệ lụy cho đời sống người dân suốt mấy năm qua.

Tạo xung lực mới cho phát triển

Tạo xung lực mới cho phát triển

Cải cách bộ máy hành chính nhà nước sao cho tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là vấn đề đã được Đảng quan tâm rất nhiều và rất sớm, ngay từ Đại hội Đảng lần thứ VI vào năm 1986. Nhưng cũng phải bắt đầu từ năm 1994, công cuộc cải cách này mới được triển khai với quy mô lớn.

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

Cần chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành đường sắt tốc độ cao

(GLO)- Theo chương trình, tuần này, Quốc hội sẽ ra nghị quyết về việc đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam. Bên cạnh nguồn vốn, công việc cần được tiến hành song song là chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành công trình với số lượng dự kiến có thể hơn 14 ngàn người.

Cách để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Cần bảo vệ các thầy cô để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo, nhưng làm thế nào để đảm bảo cơ chế giám sát của xã hội, cơ chế bảo vệ tự thân của chính nhà giáo cả về năng lực chuyên môn cũng như đạo đức của nghề đặc biệt này ?

Cơ hội tinh giản thủ tục đầu tư

Cơ hội tinh giản thủ tục đầu tư

Mới đây, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Bộ GTVT đã trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam (ĐSTĐC) với đề xuất “19 chính sách đặc thù, đặc biệt và giải pháp áp dụng cho dự án”.