6 tháng đầu năm 2023 cả nước có 59 tỉnh, thành phố tăng trưởng dương

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Theo dự báo của Tổng cục Thống kê, trong 6 tháng đầu năm 2023, cả nước có 59 tỉnh, thành phố ước đạt tăng trưởng dương và 4 tỉnh tăng trưởng âm.

Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm 2023, tỉnh Hậu Giang có tốc độ tăng trưởng GRDP dự báo ước đạt 14,21%, vươn lên đứng đầu cả nước và tiếp tục khẳng định vị trí dẫn đầu khu vực vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Hai vị trí tiếp theo thuộc về Bắc Giang và thành phố Hải Phòng với mức tăng trưởng dự báo ước đạt lần lượt là 10,94% và 9,94%.

Dự báo chỉ số phát triển GRDP của 30 tỉnh, thành phố trong 6 tháng đầu năm 2023. Nguồn: Tổng Cục Thống kê

Dự báo chỉ số phát triển GRDP của 30 tỉnh, thành phố trong 6 tháng đầu năm 2023. Nguồn: Tổng Cục Thống kê

Nằm trong top 10 tỉnh, thành phố có mức dự báo tăng trưởng cao nhất 6 tháng đầu năm 2023 còn có Quảng Ninh, Cà Mau, Nam Định, Hưng Yên, Ninh Thuận, Khánh Hòa và Thái Bình.

10 tỉnh, thành có mức tăng trưởng cao nhất 6 tháng đầu năm 2023

10 tỉnh, thành có mức tăng trưởng cao nhất 6 tháng đầu năm 2023

4 thành phố trực thuộc Trung ương còn lại dự báo có mức tăng trưởng khá khiêm tốn và chỉ xếp hạng mức trung bình cả nước. Cụ thể, Hà Nội được dự báo tăng 5,97%, chỉ xếp thứ hạng 30/63 tỉnh, thành phố; Đà Nẵng 3,74%, xếp thứ 46; Cần Thơ 3,71%, xếp thứ 47 và thấp nhất là TP. Hồ Chí Minh 3,55%, xếp thứ 48.

Ngược lại, 10 địa phương có dự báo tăng trưởng thấp nhất là Bắc Ninh giảm 12,59%; Quảng Nam giảm 9,16%; Lai Châu giảm 6,32%; Bà Rịa - Vũng Tàu giảm 3,47%; Vĩnh Long chỉ đạt 0,44%; Hoà Bình đạt 0,73%; Hà Giang đạt 1,18%; Vĩnh Phúc đạt 1,69%; Sóc Trăng đạt 1,83% và Sơn La đạt 2,1%.

10 tỉnh, thành có mức tăng trưởng thấp nhất 6 tháng đầu năm 2023

10 tỉnh, thành có mức tăng trưởng thấp nhất 6 tháng đầu năm 2023

Bắc Ninh lại là địa phương có mức tăng trưởng âm do sự sụt giảm sâu của khu vực công nghiệp. Theo đánh giá của Tổng cục Thống kê, nguyên nhân giảm mạnh chủ yếu là nhu cầu tiêu dùng quốc tế suy yếu bởi một số quốc gia rơi vào tình trạng suy thoái, lạm phát, từ đó ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, nhất là xuất khẩu sản phẩm.

Không những thế, nhiều doanh nghiệp của Bắc Ninh bị cắt giảm đơn hàng hoặc đơn hàng lẻ tẻ nên buộc phải thu hẹp quy mô sản xuất, buộc người lao động phải nghỉ việc hoặc giảm giờ làm, thậm chí là giải thể. Cùng với đó, khu vực FDI vốn là động lực kinh tế của Bắc Ninh cũng đang gặp phải nhiều vấn đề cần tháo gỡ.

Có thể bạn quan tâm

Xây dựng cơ bản ở Kbang

Kbang: Giải ngân vốn đầu tư công được 47,3%

(GLO)- Tính từ đầu năm đến nay, huyện Kbang đã thực hiện giải ngân hơn 100,2/212,6 tỷ đồng, đạt 47,3% trên tổng nguồn vốn đầu tư của năm 2024. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, công tác xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện còn một số khó khăn, vướng mắc.

Nữ Phó Chủ tịch Tập đoàn FLC xin từ nhiệm

Nữ Phó Chủ tịch Tập đoàn FLC xin từ nhiệm

Công ty CP Tập đoàn FLC vừa công bố thông tin về việc nhận được đơn xin từ nhiệm của bà Vũ Đặng Hoàng Yến - Phó Chủ tịch thường trực, thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT). Cùng đó, ông Ngô Hoàng Anh - thành viên HĐQT Tập đoàn FLC - xin từ nhiệm vì lý do cá nhân.