6 bệnh nhân Covid-19 từ Guinea Xích Đạo về đồng nhiễm sốt rét ác tính, tổn thương tạng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
TS.BS Trần Văn Giang – Phó Trưởng khoa Virus – Ký sinh trùng, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, trong đoàn 219 công dân Việt Nam từ Guinea Xích đạo về nước có 15 bệnh nhân mắc bệnh sốt rét thể ác tính, trong đó có 6 ca đồng nhiễm sốt rét và Covid-19, tổn thương nhiều tạng trong cơ thể.
Ngày 6/8, TS Trần Văn Giang – Phó Trưởng khoa Virus – Ký sinh trùng, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, trong số 219 công dân Việt Nam về từ Guinea Xích Đạo chỉ có 21 người dương tính với virus SARS-CoV-2 (ít hơn dự kiến ban đầu là 120 người).
Tuy nhiên, trong đoàn có tình trạng nhiều người mắc sốt rét ác tính, hiện đã xác định được 15 bệnh nhân sốt rét, trong đó có 6 ca đồng nhiễm cả Covid-19 lẫn sốt rét ác tính khiến nhiều tạng bị tổn thương. Đặc biệt có bệnh nhân men gan tăng cao gấp 10-15 lần bình thường. Điều này rất ít gặp ở bệnh nhân Covid-19 đơn thuần.

TS Trần Văn Giang
TS Trần Văn Giang
Theo TS Giang, trong thời gian tới số bệnh nhân bị sốt rét có thể tăng lên do họ vừa ra khỏi vùng dịch tễ, các triệu chứng chưa bộc lộ. Từ lúc công dân về từ Guinea Xích Đạo, bệnh viện vẫn tầm soát và mỗi ngày đều phát hiện thêm 1-2 ca. Đặc biệt, bệnh viện phải theo dõi chặt chẽ các ca đồng nhiễm Covid-19 và sốt rét ác tính.
Chính vì thế, các bác sĩ phải xem xét, cân nhắc kỹ lưỡng khi điều trị, nhất là việc sử dụng thuốc, tránh khả năng tương tác thuốc bất lợi cho người bệnh khi dùng.
“Việc điều trị cho bệnh nhân mắc cả Covid-19 và sốt rét vất vả hơn rất nhiều, chúng tôi phải tăng cường xét nghiệm theo dõi Covid-19 hàng ngày và xét nghiệm đánh giá ký sinh trùng sốt rét với cơ quan tạng của bệnh nhân”, TS Giang cho biết.

Lao động Việt Nam từ Guinea Xích Đạo trở về chiều 29/7 được cách ly và điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương
Lao động Việt Nam từ Guinea Xích Đạo trở về chiều 29/7 được cách ly và điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương
Tuy nhiên, theo TS. Giang, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã từng tiếp nhận điều trị nhiều ca bệnh sốt rét “nhập khẩu” từ Châu Phi cho người lao động nước ngoài về nên cũng đã có kinh nghiệm nhất định trong việc điều trị lần này.
"Vài ngày qua, sau khi được điều trị, các bệnh nhân đã đáp ứng khá tốt với các thuốc rốt rét. Các triệu chứng lâm sàng giảm, mật độ vi trùng sốt rét có xu hướng giảm.
Với trường hợp bệnh nhân có men gan tăng cao bất thường, thời điểm hiện tại tổn thương gan đỡ hơn nhiều, tuy men gan vẫn tăng gấp 3 lần nhưng đã giảm đáng kể so với lúc mới về. Số lượng tiểu cầu máu đã tăng lên, tình trạng rối loạn đông máu được kiểm soát tốt, sức khỏe có nhiều khả quan", TS Giang cho biết.
Theo TS Giang, hiện nay khoa Virus – Ký sinh trùng đang điều trị cho 30 bệnh nhân Covid-19, trong đó có 21 bệnh nhân từ Guinea Xích đạo về và 6 ca bệnh tại Bắc Giang, Lạng Sơn vừa được Bộ Y tế công bố tối 5/8.
Diệu Linh (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cảnh báo tình hình bệnh cúm trong tuần đầu tháng 2 cao hơn hoặc tương đương với thời điểm cao nhất của mùa cúm và số ca nhập viện cũng như tử vong đều tăng.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.