5 mức độ bệnh ở trẻ em nhiễm Covid-19 cha mẹ cần lưu ý

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bộ Y tế vừa ban hành Quyết định 405/QĐ-BYT về hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 ở trẻ em. Tại hướng dẫn này, Bộ Y tế phân loại 5 mức độ bệnh ở trẻ nhiễm COVID-19.
 
Bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 2 (TPHCM) khám sàng lọc COVID-19 cho trẻ em. Ảnh: Nguyễn Ly
Bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 2 (TPHCM) khám sàng lọc COVID-19 cho trẻ em. Ảnh: Nguyễn Ly
Quyết định 405/QĐ-BYT thay thế Quyết định số 5155/QĐ-BYT ngày 8.11.2021 của Bộ Y tế về hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 ở trẻ em. Theo đó, Bộ Y tế phân loại 5 mức độ bệnh ở trẻ, cụ thể như sau:
Không có triệu chứng
Là những trẻ được chẩn đoán xác định nhiễm COVID-19 nhưng không có bất kỳ biểu hiện lâm sàng nào.
Mức độ nhẹ
Triệu chứng không điển hình: Sốt, đau họng, ho, chảy mũi, tiêu chảy, nôn, đau cơ, ngạt mũi, mất khứu/vị giác, không có triệu chứng của viêm phổi;
Nhịp thở bình thường theo tuổi;
Không có biểu hiện của thiếu oxy, SpO2 ≥ 96% khi thở khí trời;
Trẻ tỉnh táo, sinh hoạt bình thường, bú mẹ/ăn/uống bình thường;
X-quang phổi bình thường.
Với trẻ có bệnh nền: Béo phì, bệnh phổi mãn, suy thận mãn, gan mật, dùng corticoid kéo dài, suy giảm miễn dịch, tim bẩm sinh,... cần theo dõi sát vì dễ diễn biến nặng.
Mức độ trung bình
Có triệu chứng viêm phổi nhưng không có các dấu hiệu của viêm phổi nặng và rất nặng:
Thở nhanh: Trẻ < 2 tháng tuổi: ≥ 60 lần/phút; trẻ từ 2-11 tháng: ≥ 50 lần/phút; trẻ từ 1-5 tuổi: ≥ 40 lần/phút. Ngoài ra, SpO2: 94% - 95% khi thở khí trời;
Trẻ tỉnh táo, mệt, ăn, bú và uống ít hơn;
X-quang phổi có tổn thương dạng mô kẽ, kính mờ (thường 2 đáy phổi).
Mức độ nặng
Trẻ có triệu chứng viêm phổi nặng, chưa có dấu hiệu nguy hiểm đe dọa tính mạng: Thở nhanh theo tuổi (≥ 1 tuổi) kèm dấu hiệu co rút lồng ngực hoặc thở rên (trẻ < 2 tháng tuổi), phập phồng cánh mũi;
Ngoài ra, trẻ khó chịu, quấy khóc, bú, ăn và uống khó; SpO2: 90% đến dưới 94%;
X-quang phổi có tổn thương dạng mô kẽ, kính mờ lan tỏa ≥ 50% phổi.
Mức độ nguy kịch
Suy hô hấp nặng SpO2 < 90% khi thở khí trời, cần đặt nội khí quản thông khí xâm nhập. Ngoài ra, có dấu hiệu nguy hiểm đe dọa tính mạng:
Thở bất thường, rối loạn nhịp thở; ý thức giảm, khó đánh thức hoặc hôn mê;
Trẻ bỏ bú/ăn hoặc không uống được;
Hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS); huyết áp tụt, sốc, sốc nhiễm trùng, lactat máu > 2 mmol/L; suy đa tạng; cơn bão cytokine (thủ phạm gây biến chứng nặng ở người nhiễm COVID-19).
Theo Trang Thiều (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cảnh báo tình hình bệnh cúm trong tuần đầu tháng 2 cao hơn hoặc tương đương với thời điểm cao nhất của mùa cúm và số ca nhập viện cũng như tử vong đều tăng.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.

Bị cúm có nên ngủ máy lạnh?

Bị cúm có nên ngủ máy lạnh?

Bên cạnh các yếu tố phòng ngừa cúm mùa như dinh dưỡng, vệ sinh, tập thể dục tăng đề kháng…, thì nhiệt độ khi ngủ cũng đóng vai trò quan trọng, nhất là đối với những người có thói quen ngủ máy lạnh.