4G gắn chặt với Internet of Things

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Chính phủ đã cấp phép cho công nghệ 4G và hiện nay, các nhà mạng đã có nhiều động thái để đưa công nghệ này thành dịch vụ trên di động. 4G được mong đợi sẽ sử dụng diện rộng tại Việt Nam và sẽ là “con đường” liên kết với kết nối vạn vật Internet of Things ( IoT).

Việt Nam tiếp tục là thị trường tốp 3 thế giới về tốc độ phát triển lượng tiêu thụ smartphone 3G/4G và có sự phát triển rất ấn tượng về smartphone 4G. Tỷ lệ smartphone 4G vào cùng kỳ năm ngoái chiếm chỉ 15%, còn hiện tại là 65% ở tất cả các phân khúc.

 

Khi công nghệ 4G được sử dụng rộng rãi sẽ tạo thêm nhiều giá trị, đặc biệt với Internet of Things.
Khi công nghệ 4G được sử dụng rộng rãi sẽ tạo thêm nhiều giá trị, đặc biệt với Internet of Things.

Nhìn lại, chúng ta thấy công nghệ di động đã và đang có sự phát triển rất mạnh mẽ và Qualcomm đóng vai trò rất lớn trong sự phát triển này. Công nghệ 2G ra đời là thời điểm bắt đầu số hóa viễn thông di động, tốc độ kết nối chỉ là 0.5Mbps, phục vụ cho email, SMS. Sau đó, với sự phát triển của 3G và các nhánh của 3G - đều dùng nền tảng CDMA do Qualcomm phát triển, nhiều ứng dụng về data được phát triển, tốc độ đạt 63Mbps và cao hơn, giúp các thiết bị di động giao tiếp sống động hơn. Khi có 4G, trải nghiệm băng rộng di động phát triển mạnh. Với các công nghệ, modem mới nhất của Qualcomm, tốc độ của 4G đã vượt qua mức độ Gbps thì dự báo là giao tiếp trong thế giới Internet of Things.

Hiện nay, Internet of Things đang ở giai đoạn khởi đầu tại Việt Nam, nhưng các lĩnh vực tiềm năng như thành phố thông minh, y tế di động, giáo dục trực tuyến đều cần nền tảng 4G LTE để phát triển. Cho nên, 4G LTE sẽ là mục tiêu chính của Qualcomm tại Việt Nam. Công nghệ này cũng sẽ là cơ hội lớn cho các nhà sản xuất thiết bị di động, thiết bị thông minh. Các thiết bị di động sẽ chuyển dần sang hỗ trợ cho LTE. Dự báo đến 2020, khoảng 85% thiết bị di động tại  Việt Nam sẽ sẵn sàng cho LTE.

Được biết, tại Việt Nam, Qualcomm đã làm việc với một số đối tác trong các dự án Internet of Things ở các lĩnh vực như kết nối ô tô, xe máy, xây dựng hệ thống giao thông thông minh, giải pháp IoT cho doanh nghiệp để quản lý tài sản, quy trình… Đặc biệt, hãng này đang nỗ lực đưa các tính năng Internet of Things vào ô tô như kết nối ô tô với ô tô để quan sát và phòng tránh tai nạn, báo có người đi bộ; kết nối ô tô đến xe đạp để tránh tai nạn cho người đi xe đạp trên đường, báo điều kiện giao thông, lựa chọn đường đi thông minh. Theo ông Thiều Phương Nam, Tổng Giám đốc Qualcomm Việt Nam và Lào, Campuchia, cho biết: Qualcomm đặt mục tiêu không chỉ kết nối người với người, mà kết nối vạn vật để chuẩn bị cho xu hướng mới “Internet of Things”.

Với mục tiêu mang băng thông rộng đến 90% dân số Việt Nam vào năm 2020, nếu không có công nghệ LTE, mục tiêu này khó đạt được do các đường cáp khó có thể đưa đến vùng sâu, vùng xa. Các thống kê cho thấy, mỗi quốc gia sử dụng băng rộng 10% thì sự thúc đẩy phát triển của LTE trong đó là 1%. Do vậy,  4G LTE được kỳ vọng không chỉ đưa Internet of Things đến nhiều ứng dụng thiết thực hơn trong đời sống mà còn góp phần thúc đẩy GDP Việt Nam phát triển hơn.

Qualcomm hiện đang nắm khoảng 119.000 bản quyền về công nghệ di động, 3G, 4G và được sử dụng trên toàn thế giới, có khoảng 300 nhà sản xuất thiết bị di động ký hợp đồng sử dụng bản quyền của Qualcomm. Hiện nay, Qualcomm là công ty hàng đầu về 3G, 4G cũng như về kết nối radio. Trong số các bộ vi xử lý sử dụng trong các smartphone và tablet, Snapdragon của Qualcomm cũng là số 1 hiện nay trên thế giới.

Theo sggp

Có thể bạn quan tâm

500 nhà khoa học, lãnh đạo quốc tế bàn về trí tuệ nhân tạo cho tương lai

500 nhà khoa học, lãnh đạo quốc tế bàn về trí tuệ nhân tạo cho tương lai

Phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) an toàn và vững bền, các hệ thống trí tuệ tăng cường kết hợp trí tuệ tự nhiên và trí tuệ nhân tạo, Chính phủ sử dụng AI phục vụ tốt nhất cho công dân... là những vấn đề thời sự toàn cầu được các nhà khoa học quốc tế thảo luận tại hội thảo diễn ra sáng nay 11.1.