4 loại quần áo có thể gây hại cho sức khỏe, chớ coi thường!

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Khi nói đến mối nguy hiểm sức khỏe từ thời trang, giày cao gót là thủ phạm nổi tiếng nhất. Nhưng thật ra còn nhiều loại trang phục ảnh hưởng sức khỏe không kém được liệt kê dưới đây, theo Medicaldaily.

 
 



Quần jeans ôm

Một nghiên cứu từ năm 2015 cho thấy trường hợp một phụ nữ bị tổn thương thần kinh sau khi dành nhiều ngày ngồi xổm trong chiếc quần jeans skinny (jeans ôm sát). Tất nhiên, mặc dù chỉ là trường hợp hiếm hoi nhưng những người có thói quen mặc trang phục này thường xuyên nên cảnh giác để tránh tự làm hại mình.

Vấn đề lưu thông hoặc cục máu đông phát sinh từ quần jeans ôm không chắc lắm, nhưng theo các chuyên gia, cần thận trọng nếu bạn bị bệnh mạch máu hoặc dễ bị kích thích âm đạo.

"Nếu mặc quần jeans ôm và chân sưng lên khi ngồi, hoặc nếu bàn chân hoặc ngón chân bị tê thì loại trang phục này không vừa hoặc không thích hợp với bạn”, Kurtis Kim, bác sĩ phẫu thuật mạch máu tại Trung tâm y tế Mercy ở Baltimore, Maryland (Mỹ) cho biết.

Áo ngực sai kích thước

Mặc áo ngực sai quá chật có thể gây kích ứng da và khiến bạn trong tình trạng khó chịu liên tục trong ngày. Nếu bạn tìm thấy lằn màu đỏ dưới ngực hoặc nơi dây áo thì có thể bạn đã chọn chiếc áo không đúng với kích thước của bạn.

Nếu áo ngực quá chật, nó có thể tạo áp lực lên dây thần kinh, cơ và mạch máu xung quanh vai, lưng và sườn, dẫn đến đau, đau đầu và thậm chí là chân", Sammy Margo, người phát ngôn của Hiệp hội vật lý trị liệu ở Anh, cho biết.

Quần lót lọt khe

Thongs - loại quần lót lọt khe - có thể gây ra vấn đề cho những phụ nữ dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc âm đạo.

Tiến sĩ Adelaide Nardone, bác sĩ sản phụ khoa ở Providence, Rhode Island, giải thích: “Làn da mỏng manh xung quanh âm hộ và âm vật bị cọ xát do chiếc quần lót lọt khe có thể tạo điều kiện cho chúng tiếp cận vi khuẩn”.

Trang phục tạo dáng


 

 



Tùy thuộc vào sự phù hợp và mức độ thường xuyên bạn mặc, trang phục shapewear hay còn gọi là trang phục tạo dáng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe dạ dày sẵn có như hội chứng ruột kích thích.

Bác sĩ Keri Peterson tại Bệnh viện Lenox Hill ở Đại học New York (Mỹ) cho biết: “Shapewear đè lên dạ dày, vì vậy a xítcó thể đi vào thực quản và gây trào ngược và ợ nóng”. Mặc nó thường xuyên cũng có thể gây căng thẳng cho những người dễ bị tiểu không tự chủ.

Tuy nhiên, Peterson cho biết shapewear an toàn nếu ít sử dụng, và nó chỉ báo động với những người bị trào ngược liên tục và a xít thực quản.

Ngọc Lam (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.