(GLO)- Hốt hoảng chuyển tiền để con nhập viện cấp cứu sau một cuộc điện thoại thông báo của người tự nhận là thầy giáo, các vị phụ huynh tìm đến bệnh viện mới ngã ngửa biết rằng mình bị lừa.
Theo thông báo của Bệnh viện Chợ Rẫy (TP. Hồ Chí Minh), trong ngày 3-3 đã có 3 vị phụ huynh cùng ở Trường Quốc tế Việt Úc đến bệnh viện tìm con vì nhận được thông báo từ người lạ về việc con họ đang cấp cứu tại đây. Trong đó, có 2 phụ huynh đã chuyển 70 triệu đồng vào tài khoản của kẻ lừa đảo.
Ảnh minh họa
Thông tin từ Báo Lao Động cho hay, anh M.T.D. (SN 1981, quận Thủ Đức) và anh T.M.H (SN 1972, quận 9) là 2 phụ huynh có con đang cùng học tại trường Việt Úc Khu Sala (quận 2, TP. Hồ Chí Minh) cùng nhận được điện thoại báo con của họ đi học bị ngã chấn thương sọ não và đang lên ca mổ gấp, người nhà chuyển tiền để thầy giáo đóng tiền cho cháu. Anh M.T.D. đã chuyển khoản 1 lần và anh T.M.H. chuyển khoản 2 lần vào số tài khoản lạ do đối tượng cung cấp. Tổng số tiền cả 2 đã chuyển là 70 triệu đồng. Vị phụ huynh còn lại không chuyển tiền ngay mà đến luôn bệnh viện để tìm con.
Hiện tại, Bệnh viện Chợ Rẫy đã hướng dẫn các phụ huynh trình báo với Công an phường 12, quận 5; đồng thời khuyến cáo nếu gặp trường hợp tương tự, quý phụ huynh có thể liên hệ đến tổng đài qua số điện thoại 028.3855.4137, nhấn phím 0. Sau đó, báo tổng đài viên kết nối đến khoa/phòng điều trị có liên quan để xác nhận thông tin người nhà nằm viện, các khoản viện phí, số tài khoản thanh toán của bệnh viện trước khi chuyển khoản.
Đối tượng tự xưng là Thiếu tướng, Cục trưởng Công an gọi video call và nói ông L. dính vào một vụ án, yêu cầu ông L. chuyển số tiền gần 15 tỷ đồng vào tài khoản mà đối tượng này cung cấp.
(GLO)- Thời gian gần đây, một số hàng quán buôn bán ở các địa phương trong cả nước đã xảy ra tình trạng khách hàng giả đưa màn hình giả giao dịch chuyển khoản thành công để lừa mua hàng.
(GLO)- Sau những cú lừa mời chào làm cộng tác viên trên TikTok, trúng thưởng, cố tình chuyển nhầm tiền ép vay, giả danh cán bộ viễn thông, Công an, nhân viên ngân hàng hỗ trợ kỹ thuật, tuyển mẫu ảnh nhí, gọi điện thông báo người thân bị tai nạn giao thông… thì gần đây, các đối tượng lừa đảo lại chuyển sang phương thức mới.
Ngày 12/4, ông Trần Thế Cương, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội khẳng định: Thông tin “Hà Nội sẵn sàng phương án dạy học trực tuyến khi có học sinh mắc COVID-19” xuất hiện trên mạng xã hội trong những ngày gần đây không phải là phát ngôn của Sở.
Vào ứng dụng Zing MP3 nghe nhạc, chị T. ở Thanh Hóa bất ngờ nhận được 50.000 đồng khi "thả tim", like vào các bài hát, sau đó người phụ nữ này đã bị lừa mất 1,1 tỉ đồng.
(GLO)- Ngày 5-4, Trung tá Nguyễn Duy Thành-Phó Trưởng Công an huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) cho biết: Vừa qua, trên địa bàn huyện đã xảy ra 2 vụ lừa đảo trên không gian mạng, các đối tượng phạm tội chiếm đoạt của 2 bị hại tổng số tiền hơn 2,05 tỷ đồng.
(GLO)- Cùng với việc đấu tranh quyết liệt với tội phạm về vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, Công an huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) cũng đã chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm ngăn chặn việc chế tạo vũ khí, vật liệu nổ, nhất là trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Ban Chỉ đạo phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc tỉnh vừa có Công văn số 10/BCD-CAT gửi các sở, ngành, đoàn thể, địa phương về việc phòng ngừa, đấu tranh tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản sử dụng mạng viễn thông, internet.
Theo ông Lê Mạnh Hà, tính đến ngày 9-3, Công an TPHCM đã nhận được 4 tin báo từ cơ quan báo chí và 3 tố giác của người dân về các sự việc tương tự. Các đối tượng lừa đảo qua mạng rất tinh vi, với hơn 20 phương thức thủ đoạn khác nhau.
(GLO)- Vừa qua, một số phụ huynh trên địa bàn TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) bị các đối tượng gọi điện thoại mạo danh giáo viên thông báo con em mình bị tai nạn đang cấp cứu và yêu cầu chuyển khoản gấp tiền để đóng viện phí. Đây là chiêu trò lừa đảo mới, với hình thức tinh vi của tội phạm nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản của phụ huynh học sinh.
Dù đã được cơ quan chức năng cảnh báo nhưng nhiều người vẫn sập bẫy các đối tượng lừa đảo, chiếm đoạt tiền bằng thủ đoạn tuyển cộng tác viên online, đầu tư tài chính qua mạng.
Chuyện lừa đảo khi vay tiền trên các đường link online không phải chuyện mới, nhưng trong bối cảnh nở rộ các app cho vay tiền không ai kiểm soát đã liên tục có nhiều người bị dính bẫy.
Về việc cấp biển số xe ôtô 35A-333.33, tính đến thời điểm trên, Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Ninh Bình khẳng định chưa cấp cho tổ chức, cá nhân nào.