3 dấu hiệu kèm theo sưng chân cần đến bệnh viện kiểm tra ngay

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Phần lớn các trường hợp bàn chân bị sưng phù lên một chút không phải là vấn đề đáng lo ngại, đặc biệt là những người phải đứng cả ngày hoặc vận động mạnh. Trong một số trường hợp, bàn chân sưng kèm theo một số triệu chứng thực sự là dấu hiệu đáng lo.

Những trường hợp sưng phù bàn chân do đứng nhiều hay vận động mạnh, ví dụ chạy hay đi bộ nhiều, là do chất lỏng tích tụ nhiều trong các mô. Tình trạng này thường xảy ra ở bàn chân và cẳng chân. Chân sẽ trở lại bình thường khi cơ thể đào thải lượng chất lỏng dư thừa này, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).

Bàn chân sưng kèm theo đau nhức thì cần đến bác sĩ kiểm tra ngay. Ảnh: SHUTTERSTOCK

Bàn chân sưng kèm theo đau nhức thì cần đến bác sĩ kiểm tra ngay. Ảnh: SHUTTERSTOCK

Người mắc cần đến bệnh viện kiểm tra nếu sưng chân kèm theo các dấu hiệu sau:

Đau và đổi màu

Nếu bàn chân sưng kèm theo đau đớn, bầm tím có thể là do nứt gãy xương, tổn thương dây thần kinh hoặc gân. Vết bầm tím là do các mạch máu dưới da bị vỡ và rò rỉ máu ra xung quanh.

Những chấn thương dạng này thường là do va đập, té ngã hoặc đột ngột dùng lực quá mạnh ở bàn chân. Người mắc cần sớm đến bệnh viện kiểm tra để được bác sĩ điều trị. Điều trị đúng cách sẽ giảm đau và đẩy nhanh quá trình hồi phục.

Xuất hiện vết ban đỏ

Nếu chân sưng và kèm theo vết ban đỏ trên da thì tuyệt đối không được chủ quan. Nguyên nhân rất có thể là da bị nhiễm trùng, đặc biệt là khi có vết cắt. Vi khuẩn có hại có thể đã xâm nhập vào cơ thể qua vết cắt.

Lúc đó, điều trị kịp thời là vô cùng cần thiết. Nếu không, nhiễm trùng sẽ lan rộng và khiến vết thương nghiêm trọng hơn. Khi điều trị, bác sĩ sẽ kiểm tra xem tác nhân gây nhiễm trùng là gì và sẽ chọn loại thuốc kháng nấm, kháng sinh phù hợp.

Da nóng bất thường

Bàn chân, cẳng chân sưng kèm theo da ấm, nóng hơn bình thường có thể là dấu hiệu bất thường. Ảnh: SHUTTERSTOCK

Bàn chân, cẳng chân sưng kèm theo da ấm, nóng hơn bình thường có thể là dấu hiệu bất thường. Ảnh: SHUTTERSTOCK

Sưng phù bàn chân thông thường do tích tụ nhiều chất lỏng sẽ không làm thay đổi nhiệt độ trên da bàn chân. Do đó, bàn chân, cẳng chân sưng kèm theo da ấm, nóng hơn bình thường có thể là dấu hiệu bất thường.

Ở những người bị suy giãn tĩnh mạch, máu sẽ bị ứ đọng trong chân. Hệ quả là khiến chân bị sưng và da ở khu vực này nóng lên. Tương tự, một vấn đề mạch máu khác là cục máu đông làm tắc nghẽn lưu thông máu, khiến máu ứ đọng ở chân cũng có thể khiến chân sưng và nóng.

Cục máu đông có thể vỡ ra và di chuyển theo mạch máu đến các vùng khác trong cơ thể. Hậu quả có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như đột quỵ hay thuyên tắc phổi. Do đó, người bệnh cần đến bệnh viện kiểm tra càng sớm càng tốt, theo Healthline.

Có thể bạn quan tâm

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

Sáng 27-3, Sở Y tế TPHCM cho biết, hiện có 22 phường, xã thuộc Quận 1, 4 và huyện Củ Chi đủ điều kiện công bố hết dịch sởi, Sở Y tế đã có báo cáo và đề nghị UBND TPHCM ban hành quyết định công bố hết dịch sởi tại các phường xã này theo quy định.

Bác sĩ khám bệnh cho chị Ksor Hlai (làng Chan, xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ). Ảnh: N.N

Bệnh lao tiềm ẩn trong cộng đồng

(GLO)- Mỗi năm, toàn tỉnh Gia Lai phát hiện khoảng 700 bệnh nhân lao. Hiện vẫn còn khoảng 40% bệnh nhân lao tiềm ẩn trong cộng đồng, là nguồn lây lan bệnh nếu không kịp thời điều trị. Ngoài ra, số bệnh nhân lao kháng thuốc gia tăng đang là gánh nặng trong công tác phòng-chống lao tại tỉnh.

Bác sĩ Khoa Nội-Nhi-Nhiễm (Trung tâm Y tế TP. Pleiku) thăm khám cho bệnh nhi mắc sốt xuất huyết. Ảnh: N.N

Bệnh truyền nhiễm diễn biến phức tạp

(GLO)- Từ đầu năm 2025 đến nay, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh Gia Lai diễn biến phức tạp, đặc biệt là bệnh sởi. Ngoài ra, năm nay còn được dự báo chu kỳ sốt xuất huyết có nguy cơ lây lan thành dịch. Trước tình hình đó, ngành Y tế đã chủ động tăng cường các biện pháp phòng ngừa.