3 cơ chế gây ra tình trạng hậu Covid-19

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nhiều bệnh nhân sau khi âm tính Covid-19 vẫn còn tồn tại các triệu chứng ảnh hưởng sức khỏe. Vậy có phải những triệu chứng này là dấu hiệu của hậu Covid-19, điều gì gây nên tình trạng này.
Hậu Covid-19 là do người bệnh tự nghĩ hay đó là bệnh lý?
Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Thy - khoa Nội tổng hợp - Bệnh viện đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn, cho biết hậu Covid-19 được hình thành bởi 3 cơ thế, thứ nhất là sự xâm nhập trực tiếp của virus vào tế bào cơ thể người thông qua thụ thể của men chuyển hóa angiotensin 2 (ACE2), gây ra vô số tổn thương cấu trúc và rối loạn chức năng của tế bào mang thụ thể ACE2 ở hàng loạt các hệ thống cơ quan như: Hô hấp, tim mạch, tiêu hóa, nội tiết, thần kinh, cơ xương khớp, da lông.
Thứ hai là phản ứng viêm và phản ứng miễn dịch quá mức của cơ thể trong quá trình chống lại sự xâm nhập và phát triển của virus, biểu hiện bằng hội chứng nổi tiếng "cơn bão cytokines" gây bệnh cảnh nặng, tổn hại đa cơ quan trong đợt bệnh cấp.

Bác sĩ khám mắt cho bệnh nhân hậu Covid-19. Ảnh: Đặng Phượng
Bác sĩ khám mắt cho bệnh nhân hậu Covid-19. Ảnh: Đặng Phượng
Thứ ba là những yếu tố tâm lý xã hội tiêu cực từ đại dịch như: Mắc bệnh, nghèo đói, mất việc, cách ly, mất người thân, đặc biệt là những bệnh nhân sống sót sau bệnh cảnh nguy kịch, từng điều trị tại đơn vị chăm sóc tích cực (ICU),... ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý người bệnh.
Hậu Covid-19 biểu hiện ở nhiều cơ quan khác nhau
Theo bác sĩ Thy, không giống với một số bệnh lý khác, hậu Covid-19 vẫn có thể xảy ra đối với người bị nhiễm Covid-19 nhẹ, hoặc thậm chí trong thời gian mắc bệnh họ không có triệu chứng.
Nhóm triệu chứng toàn thân sẽ có biểu hiện mệt mỏi, các triệu chứng biểu hiện rõ nét hơn sau các hoạt động thể lực hoặc tinh thần; đau mỏi cơ, mau mệt, mất năng lượng học tập và làm việc.
Nhóm triệu chứng cơ quan hô hấp, tim mạch: Khó thở hoặc cảm giác hụt hơi, ho kéo dài, đau ngực.
Nhóm triệu chứng tâm thần kinh và nội tiết: Suy giảm trí nhớ, giảm khả năng tập trung tư tưởng và rối loạn giấc ngủ; mất vị giác hoặc rối loạn cảm giác vị giác, khứu giác; trầm cảm hoặc lo âu; chu kỳ kinh nguyệt…
Thời điểm thăm khám hậu Covid-19 phù hợp?
Khi xuất hiện triệu chứng mới hoặc triệu chứng dai dẳng sau 4-12 tuần khỏi Covid-19 nhưng các triệu chứng không cải thiện theo thời gian. Hoặc bất cứ khi nào xuất hiện triệu chứng mới làm ảnh hưởng sinh hoạt, giảm chất lượng cuộc sống.
Nếu không có triệu chứng thì cần tầm soát hậu Covid-19 4-12 tuần sau khi xuất viện đối với các nhóm bệnh nhân có bệnh lý nền, trên 60 tuổi, mắc Covid-19 nặng trong giai đoạn cấp
Nếu không có dấu hiệu gì bất thường người bệnh có thể cân nhắc kiểm tra sức khỏe định kỳ. Thời gian sắp xếp nhưng không muộn hơn 6 tháng từ khi nhiễm bệnh, lưu ý đây là kiểm tra sức khỏe định kỳ không phải là khám bắt buộc.
Theo Cát Anh (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Guo Jiakun ngày 10/1 cho biết, quy mô lây lan các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp ở Trung Quốc năm nay thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái, và metapneumovirus ở người (HMPV) đã lưu hành hơn 60 năm, không phải chủng vi-rút mới.

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Virus gây viêm phổi trên người (Human Metapneumovirus - HMPV) gây ra biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm phế quản, cơn hen suyễn hoặc bùng phát bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), suy hô hấp, viêm tiểu phế quản nặng đặc biệt là trẻ em.

Bác sĩ chỉ cách phát hiện sớm dấu hiệu tăng huyết áp ở trẻ nhỏ

Bác sĩ chỉ cách phát hiện sớm dấu hiệu tăng huyết áp ở trẻ nhỏ

Tăng huyết áp, hay còn gọi là cao huyết áp, là một tình trạng mà áp lực máu trong động mạch cao hơn mức bình thường. Ở trẻ em, bệnh này ít được nhận biết hơn so với người lớn nhưng không kém phần nguy hiểm. Vậy bố mẹ làm thế nào để phát hiện con mình có dấu hiệu của một bệnh nhân cao huyết áp?