1,9 tỷ USD ký kết giữa doanh nghiệp Việt Nam- Quảng Tây

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
54 dự án hợp tác thương mại, đầu tư và tín dụng với tổng giá trị 1,9 USD đã được ký kết tại Diễn đàn hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam-Quảng Tây (Trung Quốc) do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức chiều 11-9 tại Hà Nội.

Phát biểu tại diễn đàn, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc khẳng định Chính phủ Việt Nam luôn coi trọng phát triển quan hệ hữu nghị với Trung Quốc và sẽ làm hết sức mình để xây dựng mối quan hệ này.

Dệt may là một trong những mặt hàng xuất nhập khẩu chủ yếu giữa VN và Quảng Tây.
Dệt may là một trong những mặt hàng xuất nhập khẩu chủ yếu giữa VN và Quảng Tây.
Chủ tịch VCCI đánh giá cao sự hợp tác năng động giữa doanh nghiệp Quảng Tây với doanh nghiệp Việt Nam và bày tỏ tin tưởng rằng, môi trường đầu tư kinh doanh ở Việt Nam ngày càng thuận lợi, cũng như nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập đầy đủ sẽ đảm bảo cho các nhà đầu tư Quảng Tây kinh doanh thành công tại Việt Nam.

Ông Lộc cũng hy vọng qua diễn đàn lần này các doanh nghiệp tỉnh Quảng Tây sẽ tăng cường giao lưu hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam, tăng cường đầu tư -thương mại, sản xuất, kinh doanh, nhằm cải thiện cán cân thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Tôn Quốc Tường cho biết quan hệ hợp tác kinh tế-thương mại giữa Quảng Tây với Việt Nam đã phát triển nhanh chóng. Hiện Việt Nam đã trở thành bạn hàng lớn nhất của Quảng Tây.

Năm 2009, kim ngạch thương mại hai chiều đạt hơn 4 tỷ USD với các mặt hàng xuất nhập khẩu chủ yếu là cao su, dệt may, hàng nông, thủy sản.

Đại diện tỉnh Quảng Tây, Chủ tịch Chính quyền Khu Tự trị dân tộc Choang Quảng Tây Mã Tiêu khẳng định, Quảng Tây luôn coi trọng việc phát triển quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại với ASEAN, trong đó có Việt Nam và kiến nghị hai bên tiếp tục phát triển xây đường cao tốc Nam Ninh-Hà Nội, xây dựng cơ sở hạ tầng, tăng cường phối hợp trong hợp tác tiểu vùng, tạo kiện thuận lợi cho giao lưu, hợp tác giữa Quảng Tây với các tỉnh biên giới của Việt Nam.
Theo TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Rong ruổi theo cánh ong bay

Rong ruổi theo cánh ong bay

(GLO)- Cuộc sống của những người nuôi ong mật ở phía Tây tỉnh Gia Lai quanh năm rong ruổi theo cánh ong bay. Họ di chuyển đàn ong khắp núi rừng theo mùa hoa từ Tây Nguyên ra tận miền Bắc để đảm bảo nguồn nguyên liệu cho ong làm mật.

Cảng Quy Nhơn chuyển mình theo hướng cảng xanh

Cảng Quy Nhơn chuyển mình theo hướng cảng xanh

(GLO)- Thực hiện Quyết định số 710/QĐ-CHHVN ngày 2-6-2021 của Cục Hàng hải Việt Nam về kế hoạch triển khai Đề án phát triển cảng xanh tại Việt Nam, Cảng Quy Nhơn là một trong những đơn vị tiên phong từng bước hiện thực hóa mô hình cảng xanh-cảng bền vững.

Cảng Quy Nhơn xưa, nay & mai này

Cảng Quy Nhơn giữ vai trò cầu nối quan trọng

(GLO)- Với việc hợp nhất 2 tỉnh Gia Lai (cũ) với Bình Định thành tỉnh Gia Lai, kinh tế biển sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển và là ngành mũi nhọn của địa phương. Và, cảng Quy Nhơn giữ vai trò cầu nối quan trọng trong khu vực.

Đồng chí Lâm Hải Giang đã tặng phần quà của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh cho UBND và các đơn vị của xã Ia Hrung. Ảnh: Hà Duy

Xã Ia Hrung tiếp tục khai thác dư địa để thu hút đầu tư

(GLO)- Tiếp tục khai thác dư địa để thu hút đầu tư, nhanh chóng tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các dự án đang triển khai trên địa bàn xã là một trong những chỉ đạo quan trọng của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Lâm Hải Giang tại buổi làm việc với Đảng uỷ, chính quyền xã Ia Hrung vào chiều 11-7.

Sâm khỏe Kbang cần được bảo tồn và khai thác có hiệu quả

Sâm khỏe Kbang

(GLO)- Mới đây, một bạn từ Kbang gửi cho ít sâm khỏe đã được sơ chế. Bạn còn nhắn tin nhắc nếu ngâm rượu thì hãy ngâm sớm, còn nếu để dành nấu nước uống dần thì hãy phơi lại dưới nắng nhẹ.

Chủ động phòng, chống dịch tả heo châu Phi

Chủ động phòng-chống dịch tả heo châu Phi

(GLO)- Dịch tả heo châu Phi (ASF) xuất hiện tại phường An Nhơn Đông (tỉnh Gia Lai) buộc chính quyền địa phương đã phải tiêu hủy hơn 200 con heo nhiễm bệnh. Nguy cơ lây lan dịch bệnh đang hiện hữu khi thời tiết diễn biến thất thường, người chăn nuôi đẩy mạnh tái đàn.

null