12 người chết do nuốt bóng vào bụng để giảm cân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Giảm cân bằng cách nuốt bóng chứa đầy dung dịch vào bao tử đã khiến 12 người thiệt mạng trong vòng hai năm qua.

 



Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) vừa cảnh báo về một phương pháp giảm cân mới bằng cách đưa một quả bóng chứa đầy dung dịch vào bao tử đã khiến 12 người tử vong.

Theo báo cáo của FDA, trong vòng hai năm qua đã có ít nhất 12 người chết vì phương pháp giảm cân này. Hầu hết bệnh nhân tử vong trong vòng một tháng sau khi thực hiện đưa bóng vào bao tử.

Bóng dung dịch là một trong vài phương pháp phẫu thuật để chữa trị béo phì đang được sử dụng hiện nay bên cạnh phương pháp cắt dạ dày, thu hẹp dạ dày. Phương pháp này được coi như cách giới hạn thực phẩm ăn vào và giúp bệnh nhân no nhanh, lâu hơn.

Có hai dạng bóng được đưa ra thị trường y tế từ năm 2015 là ReShape Integrated Dual Balloon System và Orbera Intragastric Balloon System. Bóng được đưa vào bao tử thông qua nội soi, sau đó được làm phồng lên trong bụng với dung dịch nước muối.

Những quả bóng được thiết kế để nằm yên trong bụng trong vài tháng, khi bệnh nhân tiếp tục thực hiện chế độ ăn kiêng, tập luyện và thay đổi lối sống. Trong thí nghiệm, bệnh nhân đã giảm gấp đôi số cân bằng phương pháp này so với chỉ tập luyện và ăn kiêng thông thường.

Tuy nhiên, vào tháng 7-2017, FDA thông báo có bảy người đã tử vong liên quan tới bóng giảm cân. Vào thời điểm ấy, FDA vẫn chưa thể xác định nguyên nhân thực sự có phải do phương pháp này gây ra hay không. Tuy nhiên, vào tháng 6-2018, FDA thông báo thêm năm ca tử vong khác sau khi đưa bóng vào bao tử.

Ngoài ra, các biến chứng khác do sử dụng các thiết bị này như sưng viêm tuyến tụy, bóng phồng lên chứa đầy khí, hấp thụ thêm dịch cũng được báo cáo. Các bác sĩ được khuyến cáo nên theo dõi chặt chẽ bệnh nhân đã thực hiện phương pháp này.

Tuy nhiên, các bác sĩ cho rằng đây vẫn là phương pháp chữa trị có tỉ lệ tử vong thấp, chỉ khoảng 0,01%-0,06% ca tử vong trong hàng trăm ngàn người đã được cấy ghép bóng vào bụng trên thế giới.

Một loại bóng mới khác vừa được giới thiệu ra thị trường là Obalon, có thể nuốt vào bụng thay vì dùng phẫu thuật nội soi và được bơm bằng khí thay vì dung dịch. Hiện tại vẫn chưa có ca tử vong nào do loại bóng này được báo cáo.

Lan Thảo (The Health/PLO)

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cảnh báo tình hình bệnh cúm trong tuần đầu tháng 2 cao hơn hoặc tương đương với thời điểm cao nhất của mùa cúm và số ca nhập viện cũng như tử vong đều tăng.

Thảo dược trị cảm cúm

Thảo dược trị cảm cúm

Trong y học cổ truyền, nhiều loại thảo dược có tính ấm, giúp kháng khuẩn, kháng vi rút, và tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ điều trị cảm cúm. Dưới đây là một số thảo dược phổ biến và cách sử dụng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.