106 tác phẩm xuất sắc được vinh danh tại Lễ trao Giải Báo chí QG

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Lễ trao Giải Báo chí quốc gia lần thứ 13, năm 2018 sẽ được tổ chức đúng dịp kỷ niệm 94 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6) năm nay.
Thành viên giám khảo bỏ phiếu chấm Chung khảo Giải báo chí Quốc lần thứ XIII - năm 2018. (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN)
Thành viên giám khảo bỏ phiếu chấm Chung khảo Giải báo chí Quốc lần thứ XIII - năm 2018. (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN)
Chiều 1/6, Hội đồng Chung khảo Giải Báo chí quốc gia năm 2018 đã chọn được 106/147 tác phẩm xuất sắc để trao giải; bao gồm: 7 giải A, 23 giải B, 42 giải C và 34 giải Khuyến khích.
Đây là những tác phẩm tiêu biểu về nội dung, hình thức, có tính định hướng dư luận xã hội.
Nhiều tác phẩm cho thấy hiệu quả tác động xã hội tốt, được các cơ quan chức năng tiếp thu, giải quyết, dư luận xã hội đánh giá cao về vai trò phát hiện, phản biện, đấu tranh phê phán cũng như biểu dương, xây dựng của báo chí.
Theo đó, các tác phẩm đều đáp ứng được các tiêu chí xét chọn theo “Hướng dẫn tuyển chọn” của Hội đồng Giải như: bám sát nhiệm vụ chính trị của đất nước, của ngành, của địa phương, phản ánh kịp thời và sâu sắc tình hình thực tế, có tính phát hiện, phục vụ thiết thực sự nghiệp đổi mới, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; phản ánh trung thực đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại của đất nước, việc triển khai Nghị quyết Đại hội lần thứ 12 của Đảng, các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng và Nhà nước trong năm 2018 - với nhiều sự kiện chính trị lớn của đất nước; khuyến khích các tác phẩm báo chí về các điển hình tiên tiến, nhân tố mới, phê phán, chống các hành vi tiêu cực, tham nhũng, những quan điểm sai trái của các thế lực thù địch; thông tin chính xác và kịp thời những sự kiện quốc tế quan trọng.
Nhà báo Nguyễn Hoàng Nhật đại diện nhóm tác giả thuộc báo điện tử VietnamPlus nhận giải A Giải Báo chí quốc gia năm 2017. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Nhà báo Nguyễn Hoàng Nhật đại diện nhóm tác giả thuộc báo điện tử VietnamPlus nhận giải A Giải Báo chí quốc gia năm 2017. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Quá trình chấm Chung khảo được thực hiện đúng điều lệ Giải và quy chế của Hội đồng Giải.
Năm nay cũng là lần đầu tiên Hội đồng Giải thành lập Ban Thẩm định, để phản biện khách quan, độc lập các tác phẩm vào chung khảo, nhằm cung cấp thêm những đánh giá, phân tích của các chuyên gia, tư vấn sâu về chuyên môn cho Hội đồng chung khảo.
Tham dự Giải năm nay có hơn 120 đơn vị cấp hội và 222 cộng tác viên, dự thi 11 loại giải theo quy định; trong đó có 57 đơn vị Liên chi hội và Chi hội trực thuộc. Đây là năm thứ hai liên tiếp có tất cả 63 Hội nhà báo tỉnh, thành phố tham dự.
Lễ trao Giải Báo chí quốc gia lần thứ 13, năm 2018 sẽ được tổ chức đúng dịp kỷ niệm 94 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6) năm nay.
Phúc Hằng (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

(GLO)- Bài thơ "Gửi lại" của Nguyễn Đình Phê là một tác phẩm đầy hoài niệm, suy tư về thời gian, tình yêu và sự chia ly. Xoay quanh cảm giác tiếc nuối, luyến lưu một mối tình đã qua, những kỷ niệm khó quên, tác giả muốn gửi lại cho người yêu hay cho chính mình?

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

Thơ Từ Dạ Linh: Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

(GLO)- "Tặng em nỗi nhớ ngược chiều" của Từ Dạ Linh mang vẻ đẹp mộc mạc, đầy hoài niệm về tuổi thơ, về những khoảnh khắc hồn nhiên mà người ta thường dễ dàng quên đi. Ẩn chứa trong đó cũng là nỗi nhớ, sự lưu luyến về tình yêu đầu đời với những xúc cảm tinh khôi, thuần khiết...

Ảnh minh họa. Nguồn : Internet

Niềm vui đọc sách

(GLO)- Từ lâu, đọc sách đã là một hoạt động được ưa thích của nhiều người, được khích lệ ở nhiều nơi vì những lợi ích mà nó mang lại. Tôi vẫn giữ thói quen đọc đều đặn mỗi ngày. Điều đó vừa cần thiết cho công việc, vừa là cách để tôi giải trí và tìm hiểu về thế giới xung quanh.

“Mùa xuân của mẹ”

“Mùa xuân của mẹ”

(GLO)- Đầu năm nay, tác giả Lê Thị Kim Sơn-Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Gia Lai ra mắt tập truyện dành cho thiếu nhi “Cổ tích trưa” (Nhà xuất bản Kim Đồng) và mới đây là tập truyện ngắn “Mùa xuân của mẹ” (Nhà xuất bản Hồng Đức). 

Thơ Đại Dương: Em đi trên đồi hoa

Thơ Đại Dương: Em đi trên đồi hoa

(GLO)- "Em đi trên đồi hoa" của tác giả Đại Dương là sự hòa quyện giữa con người và cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp. Những câu thơ mang sắc thái vừa lãng mạn vừa thoáng gợi lên cảm giác tiếc nuối về thời gian trôi qua, để rồi "mắt hoa tròn ngấn lệ/rưng rưng vắt qua mùa"...

Thơ Nguyễn Đình Phê: Với Krông Pa

Thơ Nguyễn Đình Phê: Với Krông Pa

(GLO)- Bài thơ "Với Krông Pa" của Nguyễn Đình Phê mang đến một cái nhìn sâu sắc về mảnh đất và con người nơi đây. Không chỉ đưa người đọc đi qua những khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, tác giả còn gợi lên những câu chuyện lịch sử và cả hành trình đổi thay sau chiến tranh của vùng đất này.

Kết nối, tôn vinh bạn đọc yêu sách

E-magazineKết nối, tôn vinh bạn đọc yêu sách

(GLO)- Sáng 17-10, Thư viện tỉnh Gia Lai tổ chức chương trình “Kết nối bạn đọc yêu sách” với sự tham gia của hàng trăm học sinh thuộc các đơn vị trường học trên địa bàn TP. Pleiku, những người làm công tác thư viện ở cơ sở và bạn đọc tích cực của thư viện năm 2024.

Thơ Lê Vi Thủy: Ngày nắng

Thơ Lê Vi Thủy: Ngày nắng

(GLO)- Bài thơ "Ngày nắng" của Lê Vi Thủy là những hình ảnh đầy sức sống và hy vọng. Tác giả khéo léo khắc họa cuộc sống khó khăn nhưng đầy nghị lực của con người, với những mầm xanh vươn lên trong khô cằn, thể hiện niềm tin vào ngày mai tốt đẹp hơn.