1001 chuyện đi chợ hộ dân ở TP. Hồ Chí Minh - Bài 1: Linh hoạt ứng biến

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Mô hình đi chợ hộ đang được nhiều phường, quận, huyện tại TP.HCM ứng biến linh hoạt để đáp ứng nhu cầu của người dân trong lúc "ai ở đâu, ở yên đó".
Sau vài ngày triển khai, đi chợ hộ đã nhận được tín hiệu tích cực từ đông đảo người dân. Trước đó, ngày 23/8, TP.HCM thực hiện nghiêm "ai ở đâu, ở yên đó", người dân không trực tiếp ra ngoài mua thực phẩm mà phải thông qua hình thức đi chợ hộ do các tổ Covid-19 cộng đồng, đoàn thể địa phương thực hiện. 
Người dân có nhu cầu gì cũng sẽ được đáp ứng
Cầm tờ phiếu đi chợ hộ vừa được tổ dân phố phát đến từng nhà, chị Đặng Huỳnh Như (ngụ phường 15, quận Phú Nhuận, TP.HCM) chọn một combo thịt heo, một combo thịt gà và hai combo rau quả với tổng số tiền hơn 700.000 đồng. Với bấy nhiêu thực phẩm, gia đình chị Như đủ dùng trong vòng một tuần.
"Tôi vừa nghe TP.HCM triển khai đi chợ hộ là hôm sau đã được phát phiếu mua thực phẩm. Thực phẩm tôi và những người trong phường được mua do một siêu thị lớn gần nhà cung cấp, giá niêm yết rõ ngay trên phiếu. Giá rất tốt, thậm chí rẻ hơn so với 1-2 hôm trước khi TP chính thức siết giãn cách", chị Như nói và không quên khoe thịt heo 160.000 đồng/kg; bắp cải, dưa leo, cà chua chỉ 20.000 đồng/kg.

Lực lượng đi chợ hộ tại phường Cô Giang, quận 1 mang thực phẩm đến nhà người dân. Ảnh: Hồng Phúc.
Lực lượng đi chợ hộ tại phường Cô Giang, quận 1 mang thực phẩm đến nhà người dân. Ảnh: Hồng Phúc
Cách thức đi chợ hộ này đang được nhiều quận, huyện tại TP.HCM triển khai. Tổ Covid-19 cộng đồng địa phương sẽ phát phiếu đăng ký mua hàng cho từng hộ dân, mỗi hộ chỉ được mua hàng một lần mỗi tuần. Cán bộ phường sẽ tập hợp phiếu chuyển cho siêu thị trước 11h sáng. 
Siêu thị tiếp nhận, gom đơn và chuyển hàng sau 24h kể từ lúc nhận đơn. Các tổ Covid-19 cộng đồng hỗ trợ phát đến từng nhà cho người dân trong giai đoạn giãn cách.
Không chỉ phát phiếu, nhiều nơi còn cho người dân đăng ký trực tuyến thông qua các tài khoản Zalo, đường link chung của khu phố, phường nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân, đặc biệt hạn chế tiếp xúc trong mùa dịch.
Bà Đỗ Thị Mộng Thúy, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ phường 2, quận Bình Thạnh, cho biết thay vì phát giấy, Hội đã triển khai sâu rộng mô hình này đến tất cả tổ dân phố qua các nhóm Zalo. Hội sẽ tổng hợp vào giao đơn cho các cửa hàng cung ứng trên địa bàn để soạn hàng cho từng hộ dân.
Điểm đặc biệt của phường là đơn hàng sẽ không hạn chế sản phẩm, người dân có nhu cầu gì sẽ được đáp ứng mặt hàng đó. Theo bà Thúy, ngay ngày đầu tiên thực hiện, Hội đã nhận được hơn 200 đơn của một khu phố và hàng được chuyển đến ngay ngày hôm sau.
Còn tại phường 3, quận Gò Vấp, thực tế, mô hình đi chợ hộ đã được địa phương triển khai khoảng 3 tháng nay do đây là một trong những "điểm nóng" đầu tiên về dịch Covid-19 tại TP.HCM. 
Bà Nguyễn Thị Kim Loan - Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ phường, cho biết việc triển khai đến nay rất thuận lợi. Dự báo nhu cầu vài ngày tới sẽ cao hơn nhưng với sự hỗ trợ của nhiều đoàn thể, nhất là sự tăng cường của lực lượng quân đội, bà tin vẫn đáp ứng được đầy nhu cầu của người dân.
Siêu thị cải tiến hàng ngày
Trong khi Tổ Covid-19 cộng đồng, lực lượng công an, quân đội, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, MTTQ… tất bật tại địa phương thì các hệ thống siêu thị, cửa hàng thực phẩm cũng thâu đêm suốt sáng soạn đơn hàng. 
Đại diện các hệ thống siêu thị cho biết, từ lúc nhận được "lệnh" không bán trực tiếp, ngay lập tức, doanh nghiệp đã chủ động liên hệ từ cấp phường đến quận, huyện để trao đổi, lên các combo thực phẩm, hàng thiết yếu đáp ứng nhu cầu của người dân.

Lực lượng đi chợ hộ tại địa phương đến các siêu thị gom đơn, hỗ trợ người dân. Ảnh: Hồng Phúc
Lực lượng đi chợ hộ tại địa phương đến các siêu thị gom đơn, hỗ trợ người dân. Ảnh: Hồng Phúc
Đến nay, các hệ thống siêu thị Co.opmart, Satra, Big C, Aeon, Lotte Mart, MM Mega Market… đều đã lên các combo hàng đa dạng từ 100.000 đồng đến vài trăm nghìn đồng mỗi combo. Đánh giá ban đầu từ người dân khá tốt vì các siêu thị đều đưa ra mức giá bình ổn, bằng hoặc thấp hơn so với bên ngoài.
Đại diện Satra - doanh nghiệp vận hành hơn 100 cửa hàng thực phẩm Satrafoods và 3 siêu thị Satra Mart tại TP.HCM - cho biết, dù có danh sách combo rất đa dạng nhưng các siêu thị vẫn đang tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các địa phương để hoàn thiện các combo nhằm phục vụ tốt nhất, kịp thời nhất nhu cầu của mỗi người dân.
Ông Nguyễn Anh Đức - Tổng giám đốc Saigon Co.op, cho rằng phương án mua chung đã được doanh nghiệp thực hiện đều đặn với một số địa phương từ giữa cuối tháng 7, thông qua Hội Phụ nữ và các đoàn thể. "Việc triển khai mở rộng quy mô lần này cũng thuận lợi hơn, do đã có nhiều kinh nghiệm trong công tác triển khai", ông Đức nói với NTNN.
Theo ông, mô hình này hoàn toàn phù hợp với chủ trương mới nhất của UBND TP.HCM về việc yêu cầu người dân toàn thành phố thực hiện nghiêm giãn cách xã hội theo tinh thần "ai ở đâu, ở yên đó", bởi chính quyền địa phương sẽ có phương án đảm bảo phân phối hàng hóa, thực phẩm đến từng hộ dân trong giai đoạn dịch bệnh phức tạp.
(Còn nữa)
Theo Hồng Phúc (Dân Việt)

https://danviet.vn/1001-chuyen-di-cho-ho-o-tphcm-bai-1-linh-hoat-ung-bien-20210825102252073.htm

Có thể bạn quan tâm

'Bông hồng thép' Diệu Linh

'Bông hồng thép' Diệu Linh

Chị Nguyễn Thị Diệu Linh, SN 1983, hiện đang làm Quản lý Chương trình NPA tại tỉnh Quảng Trị đã có những đóng góp không nhỏ trong việc giảm thiểu tai nạn thương tích do bom mìn.

Bát nháo 'chợ chim' săn mồi

Bát nháo 'chợ chim' săn mồi

Nuôi chim săn mồi, huấn luyện chúng trở thành những “chúa tể” bầu trời là sở thích của nhiều người. Thú chơi này nở rộ từ sau Tết Nguyên đán cho tới tháng 5, được các tay buôn lùng sục khắp nơi tìm nguồn. 
70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ-Bài 16: Kỳ tích điện hóa toàn bộ Điện Biên Đông

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ-Bài 16: Kỳ tích điện hóa toàn bộ Điện Biên Đông

Có lẽ, ít ở đâu trên nước ta, quyết tâm đưa điện về bản lại cao như ở huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên. Địa bàn nghèo nên không thể cấp cho dân “cá”, muốn cấp “cần câu” cũng khó nên chính quyền chọn cách đưa cho dân “mồi câu”. “Mồi câu” ở đây chính là điện lưới quốc gia.
Tôi đi chiến dịch Điện Biên

Tôi đi chiến dịch Điện Biên

(GLO)- "Tôi có cảm tưởng như cả đất nước, tất cả các dân tộc đang hành quân đi giành lấy độc lập tự do. Làm sao mà có thể đè bẹp ý chí của cả một dân tộc yêu nước. Tôi vô cùng tự hào là người chiến sĩ Ê Đê thuộc Tây Nguyên miền Nam duy nhất cũng có mặt trong đoàn quân ấy".

Giải cứu thú rừng

Giải cứu thú rừng

Những đôi chân mải miết trên từng ngóc ngách, đôi tay rớm máu gỡ lấy những chiếc bẫy thú. Trọng trách của họ là bảo vệ, giải cứu thú rừng mắc bẫy trong những cánh rừng già trên dãy Trường Sơn ở Quảng Nam.
70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - bài 14: Đại thủy nông Nậm Rốm - biểu tượng của thanh niên

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - bài 14: Đại thủy nông Nậm Rốm - biểu tượng của thanh niên

Cánh đồng Mường Thanh được dòng sông Nậm Rốm tưới tắm bồi đắp hàng nghìn năm. Nhưng cánh đồng Mường Thanh thực sự gieo trồng có hiệu quả tăng đột biến là nhờ vào Đại công trình thủy nông Nậm Rốm. Đó là công trình hình thành từ bàn tay, khối óc của lớp thanh niên xung phong (TNXP) hơn 60 năm trước.
70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 13: Mường Thanh - Kho lúa giữa trời

70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 13: Mường Thanh - Kho lúa giữa trời

Đứng ở Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ trên Đồi D1, phóng tầm mắt về phía tây là một màu xanh trải dài bất tận của cánh đồng Mường Thanh. Từ trận địa đầy bom đạn, hầm hào, Mường Thanh trở thành vựa lúa lớn nhất Điện Biên, tạo ra những hạt gạo vang danh cả nước…