Yêu cầu không phát ấn trái với nguồn gốc lịch sử của di tích, lễ hội

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị các địa phương không để việc tổ chức dâng sao giải hạn biến tướng thành dịch vụ mang tính trục lợi.

 
 Hình ảnh tại lễ khai ấn Đền Trần năm 2019. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Hình ảnh tại lễ khai ấn Đền Trần năm 2019. (Ảnh: PV/Vietnam+)



Liên quan đến công tác quản lý và tổ chức lễ hội năm 2020, bà Trịnh Thị Thủy, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết lãnh đạo Bộ đề nghị các địa phương ngăn chặn, xử lý nghiêm những vi phạm, đặc biệt là các hành vi lợi dụng di tích, lễ hội để trục lợi, kích động bạo lực; không tổ chức phát ấn không đúng với nguồn gốc lịch sử của di tích, lễ hội.

“Bên cạnh đó, một trong những vấn đề trọng tâm khác của công tác quản lý và tổ chức lễ hội là không để việc tổ chức dâng sao giải hạn biến tướng thành dịch vụ mang tính trục lợi,” bà Trịnh Thị Thủy nhấn mạnh.

Ngoài ra, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị các địa phương tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát trước, trong và sau khi tổ chức lễ hội, kiên quyết không để các hành vi chen lấn, tranh cướp lộc, hoạt động mê tín dị đoan, cờ bạc, ăn xin, dịch vụ đổi tiền lẻ hưởng chênh lệch diễn ra trong lễ hội.

Để mùa lễ hội 2020 diễn ra an toàn, theo hướng văn minh, các địa phương cần chỉ đạo ban quản lý di tích, ban tổ chức lễ hội bố trí lực lượng thu gom kịp thời các loại tiền lễ, tiền giọt dầu đặt không đúng nơi quy định; sử dụng tiền công đức công khai, minh bạch và đúng mục đích; không đưa hiện vật không có trong hồ sơ xếp hạng vào di tích, đảm bảo tính nguyên trạng của di tích theo đúng Luật Di sản Văn hoá.


 

 Giáo hội Phật giáo Việt Nam đề nghị người dân không đốt vàng mã. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Giáo hội Phật giáo Việt Nam đề nghị người dân không đốt vàng mã. (Ảnh: PV/Vietnam+)



Trước đó, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã có Công văn số 016/CV- HĐTS về việc hướng dẫn tổ chức nghi lễ nguyện cầu bình an trong dịp Tết cổ truyền Xuân Canh Tý 2020.

Công văn do Hòa thượng Thích Thiện Nhơn-Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam ký nhấn mạnh lễ nguyện cầu bình an, mong muốn sức khỏe, hạnh phúc, an lạc trong dịp đầu Xuân năm mới là truyền thống văn hóa tâm linh của người Việt.

Việc các chùa tổ chức nghi lễ cầu quốc thái dân an, mong muốn đem lại bình an cho mọi người là việc làm có ý nghĩa nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội và đem lại sự lạc quan trong cuộc sống.

“Tuy nhiên để gìn giữ sự trong sáng của chính pháp, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam yêu cầu các chùa, cơ sở tự viện và tăng ni khi tổ chức, thực hành các nghi lễ cầu quốc thái dân an phải đảm bảo trang nghiêm, tiết kiệm, tránh mê tín dị đoan, không đốt vàng mã, tránh những nội dung nghi lễ không đúng chính pháp của Phật giáo, dễ bị xã hội hiểu lầm là lệch chuẩn tâm linh đồng thời phải cẩn trọng trong khâu tổ chức, tránh các yếu tố mang hình thức dịch vụ tâm linh

Đáng chú ý, tại văn bản này, Giáo hội Phật giáo Việt Nam yêu cầu không dùng các thuật ngữ như “giải hạn,” “cắt giải oan gia trái chủ”….

Theo P. Mai (Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Dùng mặt nạ kỹ thuật số để phục hồi tranh. (Ảnh: Franetic)

Công nghệ đột phá phục chế tranh cổ chỉ trong vài giờ

(GLO)-Với những bức tranh có niên đại hàng thế kỷ, bị hỏng nặng, việc phục chế gặp nhiều rủi ro và tiêu tốn thời gian. Một bước đột phá về công nghệ vừa được các nhà khoa học thử nghiệm thành công, đã giải quyết được khó khăn này, đó là phương pháp mặt nạ kỹ thuật số.

Đừng để giấc mơ Tây Nguyên ngủ yên trên đỉnh đồi

(GLO)- Người Tây Nguyên làm du lịch không chỉ bằng khu nghỉ dưỡng, mà còn bằng lòng hiếu khách và nghệ thuật kể chuyện. Vậy nên, đừng để giấc mơ Tây Nguyên ngủ yên trên đỉnh đồi mà hãy đánh thức nó bằng chính giọng nói của rừng, bằng bàn tay của bà con và bằng tình yêu với buôn làng của mình.

Ý nghĩa các biểu tượng trong lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui

Ý nghĩa các biểu tượng trong lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui là hiện tượng văn hóa xã hội đặc sắc của cộng đồng người Jrai ở Plei Ơi, xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai. Nghi lễ này tập hợp nhiều biểu tượng văn hóa độc đáo giúp chúng ta hiểu rõ hơn về thế giới tâm linh của cư dân bản địa.

Qua xứ trầm hương: Di sản văn hóa từ miền duyên hải Khánh Hòa - Bài 1: Di sản văn hóa từ miền duyên hải

Qua xứ trầm hương: Di sản văn hóa từ miền duyên hải Khánh Hòa - Bài 1: Di sản văn hóa từ miền duyên hải

“Khánh Hòa là xứ trầm hương/Non cao biển rộng người thương đi về” - những câu thơ của nhà nghiên cứu Quách Tấn trong biên khảo Xứ trầm hương vừa là sự khẳng định danh xưng của một miền đất, vừa như lời mời gọi lữ khách bốn phương tìm về với thủ phủ của trầm hương Việt Nam.

Kể chuyện buôn làng bằng thanh âm sáo trúc

Kể chuyện buôn làng bằng thanh âm sáo trúc

(GLO)- Ở buôn E Kia (xã Ia Rsai, huyện Krông Pa), ông Hiao Thuyên được biết đến là một nghệ nhân tài hoa khi giỏi cả sáo trúc, biểu diễn cồng chiêng, hát dân ca... Bằng những việc làm thiết thực, ông đã góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc Jrai và xây dựng khối đại đoàn kết ở buôn làng.

Tây Nguyên: Nhịp sống mới dưới những nếp nhà xưa

Tây Nguyên: Nhịp sống mới dưới những nếp nhà xưa

Nhắc đến đại ngàn Tây Nguyên, có lẽ biểu tượng văn hóa “sừng sững” chính là những mái nhà rông, nhà dài truyền thống của đồng bào các dân tộc. Trong những biến chuyển của thời đại, không gian che chở các hộ gia đình và lan tỏa văn hóa cộng đồng ấy khó tránh khỏi những hư hao, nghiêng ngả.

Đa dạng lễ cúng cầu mưa của người Jrai

Đa dạng lễ cúng cầu mưa của người Jrai

(GLO)- Tuy có sự phát triển của hệ thống thủy lợi song lễ cúng cầu mưa vẫn đóng vai trò quan trọng trong đời sống cư dân vùng thung lũng Cheo Reo. Sự đa dạng trong nghi thức cúng của mỗi cộng đồng dân cư đã góp phần làm phong phú thêm đời sống văn hóa đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.

Biểu tượng vũ trụ trên cây nêu của người Bahnar

Biểu tượng vũ trụ trên cây nêu của người Bahnar

(GLO)- Người Bahnar quan niệm rằng mọi sự vật, hiện tượng đều có sự hiện diện của thần linh và con người phải tôn trọng, thờ cúng. Vì vậy, họ có nếp sống, sinh hoạt văn hóa với hệ thống lễ hội vô cùng phong phú, gắn với vòng đời người và chu kỳ canh tác nông nghiệp.

null