Xuyên qua vùng đất "anh hùng sử ca" - Kỳ 4: Người lập "Từ điển Việt - Raglai"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trong những ngày đi qua vùng đất "anh hùng sử ca", chúng tôi bắt gặp hình ảnh gia đình các em học sinh người Raglai đang chuẩn bị cho con em mình vào năm học mới 2021 - 2022. Và trong năm học này, sẽ có bộ sách giáo khoa mới bằng tiếng mẹ đẻ...
Ngày 13/10, UBND tỉnh Ninh Thuận đã có công văn chỉ đạo Sở GDĐT tổ chức dạy thực nghiệm tiếng Raglai 1 trong tất cả các trường tiểu học vùng đồng bào Raglai...
Vị bác sĩ cả đời sáng tạo chữ viết
Trao đổi với phóng viên Báo NTNN, ông Nguyễn Anh Linh - Phó Giám đốc Sở GDĐT tỉnh Ninh Thuận cho biết, do tình hình dịch Covid -19 còn phức tạp, nên bắt đầu từ học kỳ 2 năm học 2021-2022, cùng với học tiếng Việt, học sinh đầu cấp (lớp 1) ở những vùng có người dân tộc Raglai sinh sống sẽ học bộ sách giáo khoa tiếng Raglai 1.

Bà Bích Phanh tại Hội nghị tổng kết công tác biên soạn, chương trình tiếng Raglai dành cho cán bộ, công chức vùng dân tộc, miền núi năm 2018. Ảnh: Thái Sơn Ngọc
Bà Bích Phanh tại Hội nghị tổng kết công tác biên soạn, chương trình tiếng Raglai dành cho cán bộ, công chức vùng dân tộc, miền núi năm 2018. Ảnh: Thái Sơn Ngọc
Được biết, một trong những người đầu tiên góp công lớn cho sự thành công sáng tạo chữ viết và lập "Từ điển Việt - Raglai" và trở thành sách giáo khoa như trên là bác sĩ, Nghệ nhân Ưu tú Mẫu Thị Bích Phanh, một người con của núi rừng Bác Ái.
Trước đây, phóng viên Báo NTNN có nhiều lần trò chuyện với bà Bích Phanh tại nhà riêng ở thôn Ma Hoa, xã Phước Đại, huyện Bác Ái (Ninh Thuận).
Bà Bích Phanh kể, những năm sau 1975, vùng đất Bác Ái được xây dựng trên sự hoang tàn do bom đạn để lại. Thời ấy, đi từ trung tâm TP.Phan Rang- Cháp Chàm lên vùng Bác Ái rất nhiều khó khăn. Một trong những vấn đề nan giải là bất đồng ngôn ngữ bởi cán bộ người Kinh tăng cường lên xây dựng Bác Ái, không hiểu hết tiếng nói của người Raglai, nên công tác tuyên truyền gặp nhiều khó khăn…

Bà Bích Phanh và công trình biên soạn. Ảnh: Thái Sơn Ngọc
Bà Bích Phanh và công trình biên soạn. Ảnh: Thái Sơn Ngọc

 
Thấu hiểu việc này, bà Bích Phanh đã bỏ công nghiên cứu từ tiếng nói của dân tộc mình, cách phát âm, cách viết, cách đọc từ vựng tiếng Raglai, rồi latinh ra tiếng Việt. Từ đó, bà hướng dẫn, giảng dạy cho cán bộ đang công tác ở vùng đồng bào Raglai hiểu rõ cách nói chuyện, giao tiếp giữa hai ngôn ngữ nên công tác tuyên truyền được thuận tiện hơn nhiều.
"Tôi cố gắng phiên âm và thực hiện được bộ chữ viết này để cho thế hệ mai sau biết được văn hóa, cội nguồn. Tôi hy vọng, chữ viết sẽ giúp giới trẻ sẽ phát triển hơn nữa khi giao tiếp với cộng đồng, bạn bè trong nước và quốc tế…"- bà Bích Phanh nói.

Công trình chữ viết Raglai và tiếng Việt của bà Bích Phanh. Ảnh: Bùi Phụ
Công trình chữ viết Raglai và tiếng Việt của bà Bích Phanh. Ảnh: Bùi Phụ
Đưa vào sách giáo khoa cấp tiểu học
Bà Mẫu Thị Bích Phanh (SN 1948, ở xã Phước Thắng, huyện Bác Ái, là người dân tộc Raglai). Tuổi thơ của bà lớn lên "trong mưa bom đạn lửa" và được sự che chở của núi rừng Bác Ái và cách mạng. Khi 12 tuổi (1960), bà được các lãnh đạo thời bấy giờ đưa ra Hà Nội học tập tại Trường Học sinh miền Nam. Sau khi tốt nghiệp THPT, bà thi đỗ vào Trường Đại học Y Bắc Thái (nay là Đại học Y Thái Nguyên) niên khóa 1970 - 1976. Sau khi tốt nghiệp ra trường, bà cùng chồng (là kỹ sư) xin trở về quê hương phục vụ cho đồng bào mình.
Từ vị trí ban đầu là bác sĩ, bà được bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch UBND huyện Ninh Sơn, kiêm Trưởng Phòng Y tế huyện. Bà trúng cử đại biểu Quốc hội khóa VIII (nhiệm kỳ 1987-1992 của tỉnh Thuận Hải nay là Bình Thuận-Ninh Thuận) và bầu làm Ủy viên Hội đồng Dân tộc của Quốc hội.
Sau khi nghỉ hưu vào cuối năm 2004, bà còn dịch từ tiếng Raglai sang tiếng Việt bộ sử thi Cakalang VangPơt - Cakalang VangPơ. Năm 2019, bà được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú. Bà qua đời năm 2020, hưởng thọ 72 tuổi.
Khi đó, bà Bích Phanh đã đưa cho chúng tôi xem bộ tài liệu "Sách học tiếng Raglai" và "Từ điển Việt- Raglai" mà bà đã bỏ công sức hơn cả chục năm trời mới hoàn thành.
Nội dung tài liệu được thiết kế theo nhóm chủ đề Đảng và Bác Hồ, gia đình, dòng tộc, làng xã, thiên nhiên, môi trường, văn hóa dân tộc, đất nước, con người, lao động- sản xuất, khoa học và giáo dục, chăm sóc sức khỏe, bảo vệ Tổ quốc.
Thấy công trình sưu tầm chữ viết Raglai của bà Bích Phanh có giá trị cao, năm 2004, tỉnh Ninh Thuận mời các chuyên gia của Viện Ngôn ngữ học phối hợp với bà nghiên cứu xây dựng chữ viết và biên soạn sách học tiếng Raglai.
Năm 2017, Sở GDĐT tỉnh Ninh Thuận chủ trì biên soạn tài liệu "Xây dựng chữ viết Raglai và biên soạn sách học tiếng Raglai tại Ninh Thuận" và bà Bích Phanh được mời tham gia.
Mới đây, nhất vào vào ngày 21/9/2021, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận ký Quyết định số 1839/QĐ-UBND phê duyệt sách giáo khoa tiếng Raglai 1 (SANAUT RADLAI 1) dành cho học sinh và sách hướng dẫn dạy tiếng Raglai dành cho giáo viên để triển khai dạy thực nghiệm trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận của nhóm tác giả Nguyễn Huệ Khải - Giám đốc Sở GDĐT (chủ biên), Nguyễn Thế Quang và nhóm giáo viên chuyển ngữ (biên soạn).
Bộ sách được biên soạn theo 6 chủ điểm: Trường em; Mỗi ngày của em; Gia đình em; Em tham gia giao thông; Người bản làng em và Thế giới xung quanh em. Tương ứng với 6 chủ điểm gồm có 70 bài học được cấu trúc theo từng chủ điểm, phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông môn tiếng dân tộc thiểu số...
Bộ sách mới gồm 26 chữ cái, có 20 phụ âm, 6 nguyên âm, có 20 chữ cái đọc như tiếng Việt, 6 chữ cái gồm C, D, J, W, Y, Z có quy ước đọc khác với tiếng Việt để phù hợp với âm vị học trong tiếng nói của người Raglai.
Ngoài ra, bộ chữ cũng quy định các chữ cái và dấu thanh không sử dụng trong tiếng Raglai để tiện phân biệt âm điệu giọng đọc lên, xuống trong tiếng Raglai, tạo thuận lợi cho người học.
(Còn nữa)
Theo Bùi Phụ - Đức Cường (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Đi biển mùa xuân

Đi biển mùa xuân

Làng biển rộn ràng trong ngày hội Nghinh Ông. Lễ hội đã trở thành Tết biển, một nét đẹp văn hóa của người dân nơi đầu sóng ngọn gió Cần Giờ. Sau 3 ngày chơi lễ, những con tàu đánh cá lại vươn mình ra khơi, bám biển ngày đêm, đi suốt mùa xuân... 

Tôi là du kích Ba Tơ...

Tôi là du kích Ba Tơ...

“Cả đời cống hiến cho cách mạng, trải qua nhiều chức vụ, nhưng điều tôi tự hào nhất là mình từng là đội viên Đội Du kích Ba Tơ”. Đó là tâm sự của Đại tá Thân Hoạt, năm nay 98 tuổi đời, 80 tuổi Đảng, người con của quê hương Quảng Ngãi.

Người của bách khoa

Người của bách khoa

Thật ra sáu mươi không chỉ là mốc quy ước để có tuổi hưu trí mà còn là tuổi của “nhi nhĩ thuận” (tai đã nghe đủ chuyện đời nên giờ là lúc biết lẽ thuận, nghịch), GS Trần Văn Nam là người nhi nhĩ thuận đã mấy năm rồi.

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

(GLO)- Hơn 30 năm cầm cương, ông Phan Xuân Định (SN 1966, thôn Đồng Bằng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) vẫn luôn nhớ về những ngày tháng rong ruổi cùng tiếng vó ngựa trên cao nguyên. Lão xà ích ấy vẫn âm thầm nuôi dưỡng đàn ngựa để thỏa chí tang bồng và giữ cho phố núi Pleiku nét riêng độc đáo.

Như núi, như rừng

Như núi, như rừng

Trong dòng chảy lịch sử của Kon Tum, qua biết bao thăng trầm, mỗi vùng đất nơi đây đều gắn với những chiến công oai hùng, với những con người mà cuộc đời của họ đã trở thành huyền thoại. Một trong số đó là ông Sô Lây Tăng- người vừa đi vào cõi vĩnh hằng.

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Đối với người Mông xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, lễ cúng rừng (Tết rừng) có từ khi tổ tiên ngàn đời di cư đến đây lập làng, lập bản và trở thành sắc thái văn hóa, tín ngưỡng dân gian độc đáo riêng của người Mông nơi đây.