Xuân về trên nẻo biên cương

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Một mùa Xuân nữa lại về trên khắp nẻo biên cương của Tổ quốc thân yêu. Chúng tôi- những người làm báo Đảng lại về với các chiến sĩ mang “Quân hàm xanh” dọc dài biên giới. Trên mỗi chặng đường tuần tra, hay những lúc “cùng ăn, cùng ở” với dân làng, hình ảnh các anh luôn mang lại sự yên bình cho quê hương, đất nước.
 

Từ tờ mờ sáng, chúng tôi theo đoàn công tác của Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Kon Tum đi kiểm tra công tác vận động quần chúng tại các đơn vị trực thuộc đóng quân trên dọc biên giới Việt Nam với Lào - đoạn tiếp giáp với tỉnh ta. Theo lộ trình, chúng tôi đi từ huyện biên giới Đăk Glei về huyện Ngọc Hồi.

Điểm đầu tiên chúng tôi đến là Đồn Biên phòng Đăk Long, đóng quân tại xã Đăk Long (huyện Đăk Glei, Kon Tum). Tại đây, cán bộ Đồn đưa chúng tôi đến thăm gia đình già làng A Giấc (76 tuổi, dân tộc Giẻ-Triêng, trú tại thôn Măng Tắt) và được ông cho biết: Trong nhiều năm qua, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Đăk Long thường xuyên về với dân làng chung vui cuộc sống. Các anh về thăm và luôn hướng dẫn cho bà con áp dụng các tiến bộ khoa học-kỹ thuật vào sản xuất, nên năng suất cây trồng, vật nuôi càng ngày càng tăng. Đặc biệt, năm nay giá cả các loại nông sản có tăng hơn mấy năm trước, nên thu nhập của bà con được nâng lên đáng kể. Nhờ đó, xuân năm nay bà con đón Tết Nguyên đán sẽ vui hơn.

 

Cán bộ Đồn Biên phòng Đăk Long giúp dân thu hoạch mì. Ảnh: NH
Cán bộ Đồn Biên phòng Đăk Long giúp dân thu hoạch mì. Ảnh: NH


Thiếu tá Trương Văn Tình phụ trách công tác vận động quần chúng Đồn Biên phòng Đăk Long kể: Chuẩn bị cho mùa Xuân mới năm nay, cán bộ, chiến sĩ của Đồn thường xuyên về với dân làng tuyên truyền, vận động bà con xóa bỏ các hủ tục, phát triển kinh tế gia đình để góp phần đưa đời sống tinh thần và vật chất ngày một nâng cao hơn trước. Nhờ “mưa dầm thấm lâu”, đến nay, phần lớn bà con thoát nghèo, con cái đều đến trường học hành. Đặc biệt, bà con ăn uống hợp vệ sinh, không còn ma chay đồng bóng, đau ốm đến trạm y tế xã để khám, chữa bệnh.

Chiều cùng ngày, chúng tôi quay về Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Bờ Y đóng chân tại xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi. Sau khi hội ý nhanh nội dung của chuyến công tác, lãnh đạo Đồn đưa chúng tôi tham quan cán bộ, chiến sĩ của Đồn tuần tra biên giới, bảo vệ cột mốc thiêng liêng của Tổ quốc và tìm hiểu cuộc sống của bà con dân tộc Brâu ở thôn Đăk Mế.

Trong căn nhà cấp 4 khang trang của mình, bà Y Pan (72 tuổi, trú tại thôn Đăk Mế) kể: Năm nào cũng vậy, trước khi chuẩn bị đón xuân mới, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Bờ Y đều tuyên truyền phổ biến pháp luật về an ninh biên giới và cùng dân làng dọn dẹp vệ sinh, nên bà con yên tâm vui xuân, đón tết. Năm nay, bà con dân làng được mùa cà phê, được giá cao su và giá mì, nên bà con có một mùa xuân no đủ. Trong tất cả những sự đổi thay đó, có công lao của cán bộ, chiến sĩ BĐBP tỉnh đã giúp đỡ bà con.  

 

Cán bộ Đồn Biên phòng CKQT Bờ Y tuyên truyền pháp luật cho người dân thôn Đăk Mế, xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi. Ảnh: NH
Cán bộ Đồn Biên phòng CKQT Bờ Y tuyên truyền pháp luật cho người dân thôn Đăk Mế, xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi. Ảnh: NH

Đại tá Lê Minh Chính- Chính ủy BĐBP tỉnh cho biết: Trong năm qua, Đảng ủy, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh đã cụ thể hóa bằng các nghị quyết, kế hoạch để chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị cơ sở triển khai thực hiện sát với tình hình thực tế đơn vị, địa bàn; chú trọng đổi mới nội dung, hình thức, nâng cao chất lượng công tác vận động quần chúng bằng các mô hình, việc làm cụ thể, thiết thực để nhân dân học tập, làm theo. Trong đó, các đơn vị tổ chức triển khai thực hiện công tác vận động quần chúng sát với tình hình thực tế địa bàn khu vực biên giới; tập trung tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các hiệp định, hiệp nghị, quy chế khu vực biên giới; tuyên truyền phòng, chống dịch Covid-19 và dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm giúp nhân dân phát triển kinh tế, xã hội, giảm nghèo; tham gia củng cố hệ thống chính trị cơ sở địa phương; thực hiện tốt phong trào “BĐBP chung sức xây dựng nông thôn mới”, “Cả nước chung tay vì người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau”.

Cụ thể, BĐBP tỉnh phối hợp với Ngân hàng Agribank Kon Tum khởi công xây dựng 3 căn “Nhà đại đoàn kết” cho ông A Nhường, bà Y Don ở xã Đăk Plô và ông A Ngà ở xã Đăk Long (huyện Đăk Glei), với tổng trị giá 450 triệu đồng (150 triệu đồng/căn); phối hợp với Hội LHPN tỉnh khởi công xây nhà “Mái ấm tình thương” cho 2 hội viên phụ nữ nghèo xã Đăk Nhoong (huyện Đăk Glei) và xã Mô Rai (huyện Sa Thầy), với tổng trị giá 140 triệu đồng (70 triệu đồng/căn).


 

 Cán bộ Đồn Biên phòng Đăk Long tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân thôn Măng Tắt, xã Đăk Long, huyện Đăk Glei. Ảnh: NH
Cán bộ Đồn Biên phòng Đăk Long tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân thôn Măng Tắt, xã Đăk Long, huyện Đăk Glei. Ảnh: NH



 

Các đồn Biên phòng thường xuyên phối hợp với cấp ủy, chính quyền, Mặt trận, các ban, ngành, đoàn thể địa phương nơi đơn vị đóng quân tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân được 901 buổi, có 52.241 lượt người tham dự. Qua công tác tuyên truyền, vận động, nhận thức của nhân dân được nâng lên, tin tưởng vào sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, tích cực tham gia các hoạt động của địa phương, giữ gìn an ninh-chính trị, trật tự an toàn xã hội thôn làng, góp phần cùng BĐBP quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới Quốc gia. Kết quả, nhân dân trên khu vực biên giới tự giác giao nộp 27 khẩu súng tự chế các loại.

Các đơn vị BĐBP trên toàn tuyến biên giới tỉnh tham gia lao động giúp dân sản xuất, chăm sóc, thu hoạch các loại cây trồng và vệ sinh thôn làng, nhà văn hóa được 2.615 ngày công; phát quang, sửa chữa 17km đường liên thôn; nạo vét 13,5km kênh mương thủy lợi; thu hoạch, chăm sóc trên 23ha hoa màu; khám, chữa bệnh, cấp thuốc miễn phí cho 1.645 lượt người, trị giá trên 51 triệu đồng; thực hiện Chương trình “Nâng bước em tới trường” cho 75 em học sinh với tổng số tiền 450 triệu đồng. Tổ cắt tóc BĐBP ở các đơn vị tổ chức cắt tóc cho 1.120 cháu học sinh và người dân trên địa bàn các xã biên giới. Ngoài ra, hỗ trợ cây, con giống, phân bón cho nhân dân trên địa bàn thực hiện mô hình giúp dân phát triển kinh tế, giảm nghèo trị giá bằng tiền trên 45 triệu đồng và tặng 275 suất quà trị giá trên 90 triệu đồng.

Phát huy những thành quả đạt được trong năm qua và để chuẩn bị cho mùa xuân năm nay được sum vầy, Đại tá Lê Minh Chính cho biết, đơn vị có kế hoạch tổ chức “Xuân biên cương ấm áp tình thương” giữa các  cán bộ, chiến sĩ biên phòng và bà con các dân tộc trên khu vực biên giới. Với tình nghĩa “Quân và dân như cá với nước” và truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”, mùa Xuân về trên khắp nẻo biên cương ở tỉnh tiếp tục thắm tình quân dân.


https://www.baokontum.com.vn/xa-hoi/xuan-ve-tren-neo-bien-cuong-27548.html

Theo Nguyên Hà (baokontum)

Có thể bạn quan tâm

'Bông hồng thép' Diệu Linh

'Bông hồng thép' Diệu Linh

Chị Nguyễn Thị Diệu Linh, SN 1983, hiện đang làm Quản lý Chương trình NPA tại tỉnh Quảng Trị đã có những đóng góp không nhỏ trong việc giảm thiểu tai nạn thương tích do bom mìn.

Bát nháo 'chợ chim' săn mồi

Bát nháo 'chợ chim' săn mồi

Nuôi chim săn mồi, huấn luyện chúng trở thành những “chúa tể” bầu trời là sở thích của nhiều người. Thú chơi này nở rộ từ sau Tết Nguyên đán cho tới tháng 5, được các tay buôn lùng sục khắp nơi tìm nguồn. 
70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ-Bài 16: Kỳ tích điện hóa toàn bộ Điện Biên Đông

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ-Bài 16: Kỳ tích điện hóa toàn bộ Điện Biên Đông

Có lẽ, ít ở đâu trên nước ta, quyết tâm đưa điện về bản lại cao như ở huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên. Địa bàn nghèo nên không thể cấp cho dân “cá”, muốn cấp “cần câu” cũng khó nên chính quyền chọn cách đưa cho dân “mồi câu”. “Mồi câu” ở đây chính là điện lưới quốc gia.
Tôi đi chiến dịch Điện Biên

Tôi đi chiến dịch Điện Biên

(GLO)- "Tôi có cảm tưởng như cả đất nước, tất cả các dân tộc đang hành quân đi giành lấy độc lập tự do. Làm sao mà có thể đè bẹp ý chí của cả một dân tộc yêu nước. Tôi vô cùng tự hào là người chiến sĩ Ê Đê thuộc Tây Nguyên miền Nam duy nhất cũng có mặt trong đoàn quân ấy".

Giải cứu thú rừng

Giải cứu thú rừng

Những đôi chân mải miết trên từng ngóc ngách, đôi tay rớm máu gỡ lấy những chiếc bẫy thú. Trọng trách của họ là bảo vệ, giải cứu thú rừng mắc bẫy trong những cánh rừng già trên dãy Trường Sơn ở Quảng Nam.
70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - bài 14: Đại thủy nông Nậm Rốm - biểu tượng của thanh niên

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - bài 14: Đại thủy nông Nậm Rốm - biểu tượng của thanh niên

Cánh đồng Mường Thanh được dòng sông Nậm Rốm tưới tắm bồi đắp hàng nghìn năm. Nhưng cánh đồng Mường Thanh thực sự gieo trồng có hiệu quả tăng đột biến là nhờ vào Đại công trình thủy nông Nậm Rốm. Đó là công trình hình thành từ bàn tay, khối óc của lớp thanh niên xung phong (TNXP) hơn 60 năm trước.
70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 13: Mường Thanh - Kho lúa giữa trời

70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 13: Mường Thanh - Kho lúa giữa trời

Đứng ở Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ trên Đồi D1, phóng tầm mắt về phía tây là một màu xanh trải dài bất tận của cánh đồng Mường Thanh. Từ trận địa đầy bom đạn, hầm hào, Mường Thanh trở thành vựa lúa lớn nhất Điện Biên, tạo ra những hạt gạo vang danh cả nước…