Xuân Diệu nói chuyện thơ ở phố núi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, tôi rất mê thơ tình và yêu thích những nhà thơ như: Xuân Diệu, Hữu Loan, Nguyễn Bính… Và thật may mắn, sau ngày thống nhất đất nước (1975), ở miền sương gió Pleiku đầy mơ mộng, tôi được gặp những cây đại thụ trong làng thơ Việt, trong đó có Xuân Diệu.

\Nếu tôi nhớ không nhầm thì vào khoảng tháng 8-1976, tiết trời Tây Nguyên đang dịu mát mặc dù là mùa mưa, nhưng hôm ấy trời lại nắng ráo, buổi sáng có sương mờ giăng lối, đẹp và lãng mạn. Đúng dịp này, “ông hoàng thơ tình” Xuân Diệu đã... lạc bước đến Pleiku. Hồi đó, tôi đang theo học lớp sư phạm cấp tốc. Được thầy cô thông báo nghỉ học để nghe Xuân Diệu nói chuyện thơ, tôi và các bạn vô cùng háo hức. Buổi nói chuyện thơ hôm ấy diễn ra tại Trường Sư phạm (nay là Trường THPT Phan Bội Châu). Ngoài hàng trăm giáo sinh, thầy cô trong trường còn có khá đông người yêu thơ. Khán phòng chật kín như nêm, nhiều người phải đứng ngoài hành lang để được chiêm ngưỡng nhà thơ nổi tiếng Xuân Diệu.

Hồi học phổ thông, tôi đã nghe thầy giáo say sưa đọc và bình thơ Xuân Diệu. Thầy cho rằng, thơ Xuân Diệu là “vườn mơn trớn”, ca ngợi tình yêu bằng muôn sắc điệu, âm thanh và hương vị trong “Thơ thơ”, pha lẫn chút vị đắng cay trong “Gửi hương cho gió”… Từ đó, tôi và các bạn của mình hay ngâm ngợi “Yêu, là chết ở trong lòng một ít/Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu?” hay như: “Mau với chứ, vội vàng lên với chứ/Em, em ơi, tình non đã già rồi”. Và, cũng từ những câu thơ đầu đời ấy mà lòng tôi biết xốn xang khi nhìn thấy cô bạn xinh xinh ngồi chung một lớp.

Chúng tôi ngồi ngay ngắn trong hội trường chờ đợi. Nhà thơ Xuân Diệu bước vào trong những tràng pháo tay nồng nhiệt. Tôi nhìn ngắm nhà thơ. Trên gương mặt ông có chút phong trần, mái tóc vẫn bồng bềnh gợn sóng như trong tấm ảnh mà tôi được nhìn thấy trong sách. Sau lời giới thiệu của thầy Hiệu trưởng về Xuân Diệu, nhà thơ thong thả bước lên bục diễn thuyết. Những tiếng vỗ tay lại tiếp tục vang lên. Nhà thơ Xuân Diệu bắt đầu bài nói chuyện bằng những câu thơ giới thiệu gia thế của mình: “Cha ở đàng ngoài, mẹ ở đàng trong/Ông đồ nho lấy cô hàng nước mắm/Làng xóm cười giọng ông đồ trọ trẹ/Nhưng quý ông đồ văn vẻ giỏi giang/Bà ngoại nói: tôi trọng người chữ nghĩa/Dám gả con cho cách tỉnh, xa đàng…”.

Rồi ông nói về quê mẹ của mình. Đó là miền sông nước Gò Bồi, thuộc Phước Hòa, Tuy Phước, Bình Định, là “cái nôi đầu tiên của văn học dân gian đã ru tôi ngủ và đánh thức tôi dậy với những thương mến bao la của quê hương thứ nhất: Quê má đẻ ra mình”… Ngày xưa, vạn Gò Bồi nổi tiếng với bến cảng Nước Mặn tấp nập thuyền bè qua lại buôn bán và nhiều tao nhân mặc khách cũng từng đến, trú ngụ nơi này như nhà thơ, nhà soạn tuồng Đào Tấn, nhà thơ Hàn Mặc Tử… Người thời ấy đã truyền tụng câu thơ: “Gò Bồi tiếp biển một dòng sông/Tôm cá tươi màu thuận gió đông/Cá thu sắp dãy, người chen chúc/Xuôi ngược thuyền ghe nước mấy dòng”. Còn đây là cách nói về quê mẹ đầy da diết, nhớ thương của nhà thơ Xuân Diệu: “Ôi miền Nam, miền Nam/Quê má, quê má yêu/Quê xinh đẹp trăm chiều/Ôi miền Nam, miền Nam/Ôi Bình Định, Quy Nhơn/Đâu yêu mến cho hơn/Nơi ta lọt lòng mẹ?”.

Sau những cảm xúc về quê ngoại, nhà thơ Xuân Diệu trở lại với sở trường “thơ tình” của mình. Ông bình bài “Biển” với giọng đọc ấm, pha chút Nghệ nhưng dễ nghe: “Anh không xứng là biển xanh/Nhưng anh muốn em là bờ cát trắng/Bờ cát dài phẳng lặng/Soi ánh nắng pha lê…”. Với nguồn thi hứng dồi dào, ông dùng ngôn từ đẹp đẽ bằng tình yêu chân thành: “Anh xin làm sóng biếc/Hôn mãi cát vàng em/Hôn thật khẽ, thật êm/Hôn êm đềm mãi mãi/Đã hôn rồi hôn lại/Cho mãi đến muôn đời/Đến tan cả đất trời/Anh mới thôi dào dạt”. Sau những lời bình sâu sắc, lôi cuốn, ông đọc lại những câu thơ trong niềm phấn khích. Và, những tràng pháo tay của khán giả đã khiến nhà thơ thêm phần hưng phấn. Xuân Diệu là người không thích ngâm thơ. Nhiều buổi nói chuyện thơ của ông, các nghệ sĩ ngâm thơ xin được ngâm phụ họa nhưng đều bị ông từ chối. Ông cũng nói thẳng rằng, thơ là một thứ cảm xúc đặc biệt, chỉ có người sáng tác ra nó mới chiêm nghiệm được hết vẻ đẹp của nó. Vì vậy, chỉ có chính họ mới đọc ra những câu thơ, những ngôn từ máu thịt của họ cho người nghe thẩm thấu đầy đủ.

Sau những bài thơ tình thấm đẫm của mình, ông tiếp tục nói về thơ Hồ Chí Minh với bài “Cảnh rừng Pác Bó”, “Cảnh rừng Việt Bắc”; rồi thơ Tố Hữu với “Từ ấy”, “Sáng tháng năm”… Nhà thơ cũng dành thời gian nói về nữ nhà thơ Blaga Dimitrova của Bulgary, người gắn bó và yêu mến Nhân dân Việt Nam trong chiến tranh. Ông đọc những câu thơ trong bài “Sức mạnh” của Blaga Dimitrova bằng lời dịch của chính mình: “Người càng lấy của ta, ôi vũ trụ/thì ta lại càng sở hữu được người/chưa bao giờ người thuộc về ta đến thế/Và đến lúc chính ta không sở hữu gì ta nữa/thì ngươi sẽ thuộc về ta đến bao nhiêu/vũ trụ ơi!”…

Chuyến đi Pleiku năm ấy, nhà thơ Xuân Diệu đã viết bài “Cảm ơn anh giáo Huế” (tức thầy giáo dạy văn cấp III Lê Nhược Thủy ở Pleiku, sau chuyển về công tác ở Báo Thanh Niên, TP. Hồ Chí Minh) với những câu thơ gắn với Lệ Cần khoai: “Cảm ơn vợ chồng anh giáo Huế/Đãi tôi một bữa Lệ Cần khoai…”.

Với tôi, đây là một kỷ niệm khó quên; là buổi nghe nói chuyện thơ đầy thú vị và đáng nhớ nhất trong đời mình.

Có thể bạn quan tâm

"Núi trên đất bằng"

"Núi trên đất bằng"

(GLO)- Tiến sĩ Hà Thanh Vân đã nhận xét Tiểu thuyết "Núi trên đất bằng" của Võ Đình Duy là một tác phẩm văn chương đầu tay ra mắt năm 2025, đánh dấu bước chuyển đầy bất ngờ từ một kiến trúc sư trẻ sống ở Gia Lai sang hành trình kiến tạo thế giới văn chương.

NHÀ THƠ ĐÀO AN DUYÊN: Thiết tha giữ lại những xanh tươi cuộc đời

Nhà thơ Đào An Duyên: Thiết tha giữ lại những xanh tươi cuộc đời

(GLO)- Với nhà thơ Đào An Duyên, đọc và viết chính là hành trình nuôi chữ. Trong hành trình ấy, chị chọn một lối đi riêng, chắt chiu xúc cảm, gửi tiếng lòng vào từng con chữ với niềm mong giữ lại những xanh tươi cuộc đời, từ đó góp thêm một giọng thơ giàu hương sắc cho văn chương Gia Lai.

BẢO TỒN CÁC KỊCH BẢN TIÊU BIỂU CỦA HÁT BỘI BÌNH ĐỊNH: Nên tìm hướng đi mới, phù hợp thực tế

Bảo tồn các kịch bản tiêu biểu của hát bội Bình Định: Nên tìm hướng đi mới, phù hợp thực tế

(GLO)- Hát bội Bình Định là một di sản văn hóa đặc sắc với nhiều vở tuồng kinh điển như: Sơn Hậu, Tam nữ đồ vương, Ngũ hổ Bình Tây, Hồ Nguyệt Cô hóa cáo (còn có tên khác là Chém cáo, Cổ miếu vãn ca) của Nguyễn Diêu, Trầm hương các, Diễn võ đình và Cổ thành… của Đào Tấn.

Nguyễn Nhật Ánh: Người làm vườn

Nguyễn Nhật Ánh: Người làm vườn

Tôi không phải một dịch giả chuyên nghiệp - mào đầu vậy hoàn toàn không phải để biện hộ cho những sơ suất, sai sót và thô lậu mà bất cứ ai khi chạm tay vào việc dịch nói riêng, việc chữ nghĩa nói chung, dẫu là tay thuận hay tay ngang, đều phải đối mặt và chịu trách nhiệm.

default

Địa phận Phủ Hoài Nhơn được xác lập năm Hồng Đức thứ 2 (1471), là miền “viễn châu” khá rộng; sau hơn 550 năm, vùng đất rộng lớn lúc ban đầu được phân chia thành nhiều tỉnh thuộc Nam Trung bộ và Bắc Tây Nguyên. 
Pleiku, miền nhớ...

Pleiku, miền nhớ...

(GLO)- Nếu tính từ dấu mốc ký Nghị định Toàn quyền Đông Dương thành lập đại lý hành chính Pleiku thuộc tỉnh Kon Tum ngày 24-5-1925, Pleiku với ý nghĩa một địa danh cả về cách đọc và cách viết đã ra đời và tồn tại đến ngày nay đã được 100 năm.

Ðại ngàn nối liền những niềm vui

Ðại ngàn nối liền những niềm vui

Trong ngôi nhà sàn dưới chân núi ở làng K8, xã Vĩnh Sơn (huyện Vĩnh Thạnh), Nghệ nhân nhân dân Ðinh Chương nở nụ cười sảng khoái, hồ hởi nói: “Bà con trong làng đang trông chờ ngày 1.7.2025, để không chỉ núi liền núi, sông liền sông mà đồng bào Bana ở hai tỉnh trước đây sẽ về chung mái nhà tỉnh Gia Lai mới”.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp”

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp”

Nhân dịp kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (1.7.1915 – 1.7.2025), sáng 29.6, tại Hà Nội, Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp” nhằm tri ân những cống hiến to lớn của đồng chí Nguyễn Văn Linh đối với Đảng, đất nước và nhân dân. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và cắt băng khai mạc Triển lãm.
Nhen tình yêu dân ca, bài chòi

Nhen tình yêu dân ca, bài chòi

Với ngọn lửa đam mê nghệ thuật truyền thống, vợ chồng Nghệ nhân Ưu tú Lý Thành Long đứng ra truyền dạy làn điệu dân ca, bài chòi cho nhiều học sinh tại Trường THCS Tam Quan (ở phường Tam Quan, TX Hoài Nhơn).

Núi lửa Chư Đang Ya (huyện Chư Păh) đã đi vào thơ của tác giả Nguyễn Thanh Mừng. Ảnh: Phạm Quý

Cao nguyên trong thơ Nguyễn Thanh Mừng

(GLO)- Tên tuổi nhà thơ Nguyễn Thanh Mừng gắn liền với các tập thơ “Rượu đắng”, “Ngàn xưa”, .... Viết không nhiều nhưng thơ ông lại có mặt trong hầu hết các tuyển tập danh tiếng thơ Việt Nam hiện đại. Mấy năm gần đây, ông dành tình thương mến với Tây Nguyên và viết nhiều về vùng đất này.

Nơi chắp cánh đam mê âm nhạc

Nơi chắp cánh đam mê âm nhạc

(GLO)- Với đặc thù làm việc trong sự cô đơn, tĩnh lặng, nhiều kỹ thuật viên (KTV) có kinh nghiệm tại một số phòng thu trên địa bàn TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang âm thầm đứng sau những bản thu chất lượng của các ca sĩ chuyên và không chuyên, chắp cánh cho đam mê âm nhạc.

Chung vai một gánh hai quê

Chung vai một gánh hai quê

Chung vai một gánh hai quê là chủ đề chung cho tập truyện ngắn “Người hai quê” của Hương Văn do Tạp chí Văn nghệ Quân đội chọn lọc và được NXB Quân đội Nhân dân - 2025 ấn hành. 

Chuyện về những nhà báo không chuyên

Chuyện về những nhà báo không chuyên

(GLO)- Dù chưa được đào tạo chuyên ngành báo chí, nhưng bằng nhiệt huyết, nhiều cộng tác viên của Báo Gia Lai vẫn luôn nuôi dưỡng niềm đam mê với nghề báo, cần mẫn ghi lại từng khoảnh khắc đời sống ở cơ sở trở thành cánh tay nối dài của tòa soạn trong việc lan tỏa thông tin, kết nối cộng đồng.

null