Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hương sả

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Bài thơ "Hương sả" là sáng tác mới đậm chất trữ tình, lãng mạn của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng. Hương sả tỏa ra từ mái tóc người thương thoang thoảng, vừa quen vừa lạ, vừa dân dã nhưng cũng rất kiêu sa khiến chàng trai vương vấn, nhung nhớ, mong ngóng...

Cứ quen quen là lạ

Thoang thoảng qua hiên nhà

Làm xôn xao ngọn gió

Cửa khép vào mở ra...



Dân dã mà kiêu sa

Rất thanh mà rất đượm

Hương sả thơm thơm là

Ngẩn ngơ bao hồn bướm.



Vô tình em xõa tóc

Lây thơm cả con đường

Bất ngờ gió xô cửa

Tôi giật mình... Cảm hương!



Rồi vẩn vơ vương vấn

Rồi mong đợi phập phồng

Hương sả ơi, hương sả

Mai còn qua phố không?

Có thể bạn quan tâm

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

(GLO)- Bài thơ "Phía Trường Sơn" của Sơn Trần là khúc trầm sâu lắng về nỗi nhớ và sự hy sinh lặng thầm phía hậu phương. Tháng Tư về trên biên cương đầy cỏ xanh và chiều sương phủ trắng, nỗi nhớ hòa quyện cùng đất trời, tạo nên một bản tình ca sâu lắng dành cho cha-người lính năm xưa.

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

(GLO)- “Dáng vẻ của một người yên lặng đọc sách khá giống với những gì tôi cảm thấy khi nghĩ về một người đang trưởng thành trong lặng lẽ”-đó là cảm nhận của chị Trần Thị Kim Phùng Thủy-Trưởng ban Điều hành dự án “Văn hóa đọc Gia Lai” về giá trị sâu bền mà sách mang lại.

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

(GLO)- Bài thơ "Mùa qua phố" của tác giả Lenguyen là một bức tranh dịu dàng, gợi cảm xúc, đưa người đọc bước vào không gian phố núi Pleiku trong thời khắc chuyển mùa. Với giọng điệu lãng mạn và sâu lắng, bài thơ khơi gợi vẻ đẹp bình dị nhưng đầy chất thơ của phố núi...

Con đường tất yếu

Con đường tất yếu

Vài năm trở lại đây, các sản phẩm văn hóa - nghệ thuật Việt đã được khai thác với tinh thần mới: vừa trân trọng truyền thống, vừa dấn thân khai phá cái mới.

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Ngày 4-4, tại Hà Nội, Bộ VH-TT-DL tổ chức hội thảo lấy ý kiến xây dựng Nghị định về khuyến khích phát triển văn học. Đây là một bước quan trọng nhằm tạo dựng hành lang pháp lý hỗ trợ nền văn học Việt Nam phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0.