Gương mặt thơ: Nguyên Hùng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Phàm là dân xứ Nghệ thì đều có máu thơ trong người, kể cả khi người ấy có học vị tiến sĩ, mà là tiến sĩ thủy công thủy điện thủy lợi. Là có lần tôi nói như thế về nhà thơ Nguyên Hùng. Không rõ anh làm thơ tự khi nào, chắc cũng lâu lắm, nhất là thời gian làm nghiên cứu sinh ở nước ngoài, cái tính đa cảm mà lại xa Tổ quốc là dứt khoát phải ra thơ.

Nhưng phải gần đây anh mới ồ ạt công bố. Và cũng gần đây, khi chơi chung với nhau trên vài trang web văn chương, tôi mới biết anh mê thơ kỳ lạ.

Những gì liên quan tới thơ là anh... xông vào. Từ bạn thơ, web thơ tới phong trào thơ, hoạt động thơ... tất cả đều có anh. Nên giờ, dẫu về hưu nhưng anh vẫn là một nhà thơ sung sức. Liên tục xuất hiện trên báo, liên tục xuất bản tập thơ. Thơ anh vừa khiến ta suy nghĩ lại vừa làm ta... phì cười bởi những bất ngờ, những giật mình đáng yêu như này: “Đôi khi lỡ một chuyến đò/Cả đời vô vọng ngóng chờ qua sông/Đôi khi lỡ chạm gai hồng/Giật mình chợt nhớ mình trồng phong lan”.

Anh là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh.

Nhà thơ Văn Công Hùng chọn và giới thiệu.

BẠN CAO NGUYÊN

Dừng chân ở Pleiku

A-lô là gặp bạn

Người cao nguyên dù bận

Đã hẹn rồi, không quên.

Minh họa: H.T

Minh họa: H.T

Người đang thuyết trình viên

Người bận phiên duyệt báo

Người vướng giờ đón cháu

Chờ nhau không phàn nàn.


Tán gẫu tựa ngô rang

Từ chuyện rừng chuyện biển

Bao giờ thì xuân đến

Chưa có câu trả lời…


Nhưng kệ, mình cứ vui

Khi biết nhau còn khỏe

Bạn cao nguyên là thế

Gặp rồi, chẳng dễ quên!



ĐÔI KHI

Minh họa: H.T

Minh họa: H.T

Đôi khi chợt ước vu vơ

Được làm nụ súng hé chờ giọt sương

Đôi khi ghen cả cánh chuồn

Nhẩn nha tìm bạn không buồn không lo.


Đôi khi lỡ một chuyến đò

Cả đời vô vọng ngóng chờ qua sông

Đôi khi lỡ chạm gai hồng

Giật mình chợt nhớ mình trồng phong lan.



VỀ RỪNG NHỚ BIỂN

1.

Núi Nhạn gọi chim, tháp Nghinh Phong đón gió

Xứ sở hoa vàng xanh biếc hồn văn

Tản bộ tìm thơ, lắng nghe biển thở

Thi tứ đâu rồi mà thơ thẩn mặt nhăn?

Minh họa: Huyền Trang

Minh họa: Huyền Trang

2.

Về nhà lại nhớ sao mai

Ta như mang nợ nơi đây chữ tình

Nhớ giọng sóng thương dáng ghềnh

Ráng chiều ngụp lặn bồng bềnh biển ru.

Có thể bạn quan tâm

Thơ Đào An Duyên: Mây biên giới

Thơ Đào An Duyên: Mây biên giới

(GLO)- “Mây biên giới” của tác giả Đào An Duyên là bài thơ giàu cảm xúc về vẻ đẹp thanh bình nơi biên cương Tổ quốc. Tác giả khắc họa hình ảnh cột mốc trong nắng dịu, mây trời không lằn ranh, rừng khộp lặng im... như một bản hòa ca của thiên nhiên và lịch sử...

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

(GLO)- "Gia Lai một hai ba" của Nguyễn Thanh Mừng dẫn người đọc qua những nẻo đường dốc đèo, qua tiếng thác reo và chiêng cồng, để gặp lại khí phách người xưa. Mỗi hình ảnh, mỗi nhịp thơ là một lát cắt vừa hoang sơ, vừa tự hào về bản sắc không thể phai mờ của đại ngàn Tây Nguyên.

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

(GLO)- Trong bài thơ "Nghe con đọc thơ về Tổ quốc", tác giả Lê Thành Văn để mạch cảm xúc tuôn chảy tự nhiên: từ sự rưng rưng khi nhớ về chiến tranh đến niềm tin lặng lẽ gửi gắm vào thế hệ mai sau. Bài thơ như một nhịp cầu nối liền quá khứ đau thương và hiện tại bình yên.

Người nặng lòng với dân ca Tày

Người nặng lòng với dân ca Tày

(GLO)-Hơn 30 năm kể từ ngày rời quê hương Cao Bằng vào Gia Lai lập nghiệp, ông Mã Văn Chức (SN 1961, tổ 3, thị trấn Phú Thiện) vẫn nặng lòng với văn hóa dân tộc Tày. Hơn 100 bài hát đã được ông sáng tác theo làn điệu dân ca Tày với mong muốn “giữ lửa” cho âm nhạc dân gian.

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

(GLO)- Bằng hình ảnh thiên nhiên giàu biểu cảm, bài thơ "Những gương mặt hoa cài" của Lữ Hồng gợi nên vẻ đẹp bình yên ẩn sâu trong nhịp sống phố thị. Lời thơ không chỉ là hoài niệm, mà còn là nơi gửi gắm tình yêu, ký ức và những giấc mơ không lời giữa tháng năm xoay vần.

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

(GLO)- Bài thơ "Phía Trường Sơn" của Sơn Trần là khúc trầm sâu lắng về nỗi nhớ và sự hy sinh lặng thầm phía hậu phương. Tháng Tư về trên biên cương đầy cỏ xanh và chiều sương phủ trắng, nỗi nhớ hòa quyện cùng đất trời, tạo nên một bản tình ca sâu lắng dành cho cha-người lính năm xưa.

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

(GLO)- Đó là phát biểu của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Châu Ngọc Tuấn tại hội nghị tổng kết 50 năm nền văn học nghệ thuật tỉnh Gia Lai sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) diễn ra vào sáng 23-4 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

(GLO)- Trong kho tàng âm nhạc Việt Nam có nhiều ca khúc không chỉ đơn thuần là tác phẩm nghệ thuật mà còn là biểu tượng của một vùng quê. Nơi ấy, tình yêu và nỗi nhớ không thể phai mờ. “Ngọn lửa cao nguyên” của nhạc sĩ Trần Tiến chính là một trong những ca khúc như thế.