Xứ Thanh đầu tư hơn 36.000 tỷ đồng phát triển du lịch

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nhằm đưa ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương từ nay đến năm 2020, tỉnh Thanh Hóa đã quyết định đầu tư hơn 36 ngàn tỷ đồng để thực hiện các dự án quan tâm thực hiện trong giai đoạn 2016-2020.
Thu hút hơn 42 triệu lượt khách
Ngày 15-12, tại huyện Lang Chánh, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với UBND huyện Lang Chánh tổ chức Hội nghị thông tin về chương trình phát triển du lịch Thanh Hóa giai đoạn 2016-2020.
Thanh Hóa đặt mục tiêu giai đoạn 2016-2020 đón hơn 42 triệu lượt khách du lịch
Thanh Hóa đặt mục tiêu giai đoạn 2016-2020 đón hơn 42 triệu lượt khách du lịch
Tại Hội nghị, các ngành chức năng đã công bố thông tin, đến năm 2020 Thanh Hóa đặt mục tiêu đón 42,3 triệu lượt khách du lịch, trong đó khách quốc tế đạt 1,26 triệu. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 59.850 tỷ đồng, đạt tốc độ tăng trưởng 31,7%/năm, gấp 3,6 lần giai đoạn 2011-2015. Ngoài ra, ngành du lịch còn góp phần thu hút 40 nghìn lao động, trong đó có 80% lao động đã qua đào tạo.
Để thực hiện được những mục tiêu trên, tỉnh Thanh Hóa quyết tâm đẩy mạnh hoạt động phối hợp liên ngành trong công tác lập và triển khai quản lý quy hoạch phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh.
Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch thế mạnh của Thanh Hóa
Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch thế mạnh của Thanh Hóa
Bên cạnh đó, rà soát, kiểm tra và xử lý vi phạm trong hoạt động đầu tư tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn toàn tỉnh. Trong đó, ưu tiên tập trung rà soát các dự án đầu tư du lịch ven biển trong năm 2016, 2017. Kiên quyết thu hồi giấy chứng nhận đầu tư, thu hồi đất đối với các dự án vi phạm quy định về đầu tư.
Cùng với đó, tập trung đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện các dự án đầu tư kinh doanh du lịch đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư. Thu hút doanh nghiệp đầu tư phát triển du lịch nghỉ dưỡng biển cao cấp; du lịch sinh thái...
Thành Nhà Hồ, một điểm đến hấp dẫn của tỉnh Thanh Hóa
Thành Nhà Hồ, một điểm đến hấp dẫn của tỉnh Thanh Hóa
Đồng thời, huy động các nguồn lực để thu hút đầu tư vào du lịch; tập trung phát triển các sản phẩm du lịch theo hướng chuyên nghiệp, văn minh, lịch sử, thân thiện, mang đậm bản sắc văn hóa xứ Thanh; nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch; phát triển nguồn nhân lực du lịch; rà soát, hoàn chỉnh bộ máy, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về du lịch từ tỉnh đến cơ sở...
Theo đó, để thực hiện các dự án quan tâm đầu tư trong giai đoạn 2016-2020, tổng kinh phí được huy động đầu tư là hơn 36.000 tỷ đồng, trong đó, ngân sách trung ương là 622 tỷ đồng; ngân sách tỉnh là hơn 3,1 ngàn tỷ đồng; ngân sách huyện, thị xã, thành phố là hơn 356 tỷ đồng và nguồn xã hội hóa là hơn 32,7 ngàn tỷ đồng.
Danh lam thắng cảnh thác Chó ngáp
Tại hội nghị, các đơn vị liên quan cũng đã đánh giá tiềm năng du lịch tại huyện Lang Chánh. Đây là một huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa, nơi có nhiều lợi thế để phát triển du lịch tâm linh, du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng.
 Suối cá thần Cẩm Lương, một điểm du lịch hấp dẫn
Suối cá thần Cẩm Lương, một điểm du lịch hấp dẫn
Với hệ thống rừng nguyên sinh phong phú, khí hậu quanh năm mát mẻ, sông suối, thác nước đẹp, nhiều hang động, núi đá vôi kỳ thú, cảnh quan sinh thái nguyên sơ, nhiều di tích lịch sử văn hóa giá trị, phong tục, tập quán và sinh hoạt văn hóa của đồng bào dân tộc Thái, Mường.
Huyện Lang Chánh có 3 điểm du lịch thuộc tuyến du lịch số 5 của tỉnh Thanh Hóa, đó là: di tích lịch sử văn hóa Chùa Mèo, danh lam thắng cảnh thác Ma Hao, bản nguyên sơ bản Năng Cát, xã Trí Nang.
Chùa Mèo, huyện Lang Chánh tọa lạc ở độ cao hơn 1.000m so với mặt nước biển
Chùa Mèo, huyện Lang Chánh tọa lạc ở độ cao hơn 1.000m so với mặt nước biển
Trong đó, chùa Mèo được UBND tỉnh Thanh hóa công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh năm 2005, tọa lạc tại làng Chiềng Ban, xã Quang Hiến.
Danh lam thắng cảnh thác Ma Hao gắn với truyền thuyết nghĩa quân Lê Lợi. Vào thế kỷ XV, Lê Lợi đã phất cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn đánh đuổi giặc Minh. Trong những ngày nghĩa quân Lam Sơn lui về núi Chí Linh (hay gọi là Pù Rinh), để củng cố lực lượng, Lê Lợi và quân lính của ông bị giặc bủa vây, truy sát ráo riết.
Một lần, Lê Lợi cùng quân lính mang theo một con chó chạy từ đỉnh núi Pù Rinh xuống, người và vật đã kiệt sức thì gặp một thác cao chảy xiết. Quân giặc lại đuổi sát phía sau, nên Lê Lợi và quân lính phải mạo hiểm đầm mình vượt thác qua bờ bên kia.
Thác Ma Hao (Thác Chó ngáp), một dòng thác nguyên sơ, hùng vĩ của huyện Lang Chánh
Thác Ma Hao (Thác Chó ngáp), một dòng thác nguyên sơ, hùng vĩ của huyện Lang Chánh
Còn con chó do sức đã kiệt, suối lại rộng không thể theo được chỉ đứng ngáp. Khi quân giặc đuổi đến, con chó liền quay lại cắn xé đàn chó của giặc rồi nhảy xuống dòng nước xoáy. Quân giặc rút đi, Lê Lợi sai quân lính tìm xác con chó quý và truyền lệnh chôn cất nó tử tế. Từ đó, thác có tên theo tiếng người Thái là Ma Háo (chó ngáp) lâu dần người dân đọc là Ma Hao.
Trong 2 năm 2016, 2017 khu du lịch sinh thái bản Năng Cát - thác Ma Hao đã được nhà nước đầu tư xây dựng với kinh phí trên 40 tỷ đồng. Hàng năm thu hút trên 9 ngàn lượt khách về với thác Ma Hao.
Duy Tuyên (Dantri)

Có thể bạn quan tâm

Du lịch dịp Tết: Tận dụng thế mạnh tinh hoa vùng miền

Du lịch dịp Tết: Tận dụng thế mạnh tinh hoa vùng miền

Kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài 9 ngày không chỉ làm bùng nổ các tua du lịch, mà còn tạo ra cuộc chạy đua hấp dẫn giữa những chuyến đi xa và những kỳ nghỉ gần. Thị trường đang bày ra “mâm cỗ” phong phú, đủ hương vị từ truyền thống đến hiện đại, tận dụng thế mạnh tinh hoa vùng miền.

Khám phá Ngọa Long Sơn

Khám phá Ngọa Long Sơn

(GLO)- Ngọa Long Sơn là một khu nhà vườn nghỉ dưỡng đẹp gần núi Hàm Rồng, trong một thung lũng đẹp, bao bọc bởi núi đồi và ruộng bậc thang, khí hậu trong lành, mát mẻ, thuộc địa bàn xã Gào, cách trung tâm TP. Pleiku khoảng 11 km về phía Nam.