Vườn rau treo thẳng đứng, cung cấp cho nhà hàng ngay giữa sân bay

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Với 26 tháp khí canh, sử dụng nước và dưỡng chất từ khâu xử lý nước thải của tòa nhà, không sử dụng phân bón và hóa chất, khu vườn ở tòa nhà Rotunda ở ga số 3 sân bay quốc tế O’Hare ở Chicago (Mỹ) là mô hình trồng rau khí canh đầu tiên được thiết kế ở sân bay. Sản phẩm thu hoạch được cung cấp cho bữa ăn của hành khách.

Trồng rau khí canh không cần sử dụng đất
Trồng rau khí canh không cần sử dụng đất


Du khách đến sân bay có thể ra vườn tham quan thư giãn và thưởng thức bữa ăn có các loại rau được trồng tại đây. 26 tháp khí canh này có hơn 1100 hốc để trồng cây. Khí canh được xem là hệ thống thủy canh cải tiến, trồng cây không cần đất.

Nhưng khác với thủy canh, rễ cây không không trực tiếp nhúng vào dung dịch dinh dưỡng mà phải qua hệ thống bơm phun định kỳ. Trong phương pháp khí canh, bộ rễ cây hoàn toàn nằm trong không khí, chất dinh dưỡng và nước được phun mịn theo chu kỳ lên toàn bộ hệ rễ. Dung dịch thừa được thu lại, lọc, bổ sung để tiếp tục sử dụng. Do không cần thường xuyên tiếp xúc một lớp nước dày nên trọng lượng của toàn bộ hệ khí canh tương đối nhẹ, dễ bố trí trên nóc các sân thượng ở các thành phố.


 

Hành khách trong lúc chờ đợi chuyến bay có thể tham quan khu vườn và thưởng thức món ăn có rau từ khu vườn
Hành khách trong lúc chờ đợi chuyến bay có thể tham quan khu vườn và thưởng thức món ăn có rau từ khu vườn


Có nhiều lợi ích từ phương pháp trồng khí canh là có thể trồng trọt quanh năm, năng suất đạt cao hơn so với sản xuất thông thường, không có cỏ dại,  sử dụng ít hơn 2/3 lượng nước so với thông thường, chi phí rẻ hơn.
 

Với phương pháp khí canh, người ta có thể trồng rau quanh năm
Với phương pháp khí canh, người ta có thể trồng rau quanh năm


Một trong những lợi ích lớn nhất của việc có một vườn khí canh ở trong sân bay là nhiều nhà hàng ở đấy có thể thu thập rau quả tươi để sử dụng cung cấp bữa ăn cho các hành khách hàng ngày.

Theo Danviet

Có thể bạn quan tâm

Kbang chú trọng gìn giữ, bảo vệ môi trường

Kbang chú trọng gìn giữ, bảo vệ môi trường

(GLO)- Cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, chỉ đạo triển khai thực hiện thu gom, xử lý rác thải đảm bảo quy định, huyện Kbang cũng đã ưu tiên nguồn lực cho công tác bảo vệ môi trường (BVMT), góp phần gìn giữ cảnh quan môi trường xanh-sạch-đẹp.

Ia Grai chú trọng bảo vệ môi trường sinh thái

Ia Grai chú trọng bảo vệ môi trường sinh thái

(GLO)- Những năm qua, huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đẩy mạnh tuyên truyền và triển khai có hiệu quả công tác phân loại, thu gom, xử lý rác thải tại nguồn. Nhờ đó, nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường sinh thái ngày càng chuyển biến tích cực, chất lượng môi trường từng bước được nâng cao.

Đức Cơ gặp khó trong thực hiện tiêu chí hộ nghèo

Đức Cơ gặp khó trong thực hiện tiêu chí hộ nghèo

(GLO)- Mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong huy động nguồn lực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới nhưng đến nay huyện Đức Cơ vẫn gặp nhiều khó khăn, nhất là trong thực hiện tiêu chí hộ nghèo đa chiều. Đến nay, toàn huyện chỉ có 2/9 xã đạt tiêu chí hộ nghèo đa chiều.

Xu hướng thiết kế nhà ở Gia Lai: Không gian sống hiện đại, thân thiện môi trường

Xu hướng thiết kế nhà ở Gia Lai: Không gian sống hiện đại, thân thiện môi trường

(GLO)-

"Nhà là nơi để trở về" điều này không chỉ phản ánh ý nghĩa tinh thần mà còn gợi nhắc tầm quan trọng của việc thiết kế nhà ở nhằm nâng cao chất lượng sống. Nhà ở hiện đại được bố trí không gian xanh thân thiện với môi trường đang trở thành xu hướng tại Gia Lai.

Khẳng định thế và lực

Khẳng định thế và lực

Số liệu vừa được Cục Thống kê TP HCM công bố cho thấy bức tranh kinh tế-xã hội 8 tháng đầu năm 2024 của thành phố tiếp tục phục hồi-bao gồm sản xuất công nghiệp, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ, kim ngạch xuất nhập khẩu, giải ngân đầu tư công...
Cứu sông Ba chờ đến bao giờ?

Cứu sông Ba chờ đến bao giờ?

Hơn 1 triệu người dân các tỉnh Gia Lai, Phú Yên ngày đêm bức xúc, mong ngóng các bộ, ngành khắc phục "sai lầm thế kỷ" khi quy hoạch thủy điện An Khê - Ka Nak, trả lại nước cho sông Ba.