Vụ tăng giá vé ga Đà Lạt 10 lần: Sở VH-TT-DL Lâm Đồng nói gì?

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Ga Đà Lạt tăng giá vé lên gấp 10 lần gây tranh cãi nên Sở VH-TT-DL Lâm Đồng đề nghị cân nhắc lộ trình và nâng cao chất lượng dịch vụ.

Sau khi dư luận thông tin về việc ga Đà Lạt bất ngờ thông báo tăng giá vé vào cổng lên gấp 10 lần (từ 5.000 đồng lên 50.000 đồng), ông Trần Thanh Hoài, Phó giám đốc Sở VH-TT-DL Lâm Đồng, cho biết đã ký văn bản gửi đến Chi nhánh khai thác đường sắt Sài Gòn đề nghị cân nhắc việc này.

Di tích ga Đà Lạt

Di tích ga Đà Lạt

Theo ông Hoài, ga Đà Lạt là di tích kiến trúc đặc biệt, di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, nên giá trị phải được tất cả những người dân yêu mến Đà Lạt khi về đây được thưởng ngoạn, thưởng lãm và có cảm xúc thật sự với kiến trúc này cũng như tình cảm với vùng đất Đà Lạt.

"Chính vì vậy, việc tăng giá vé hay gì đó phải hết sức cân nhắc, xác định là yếu tố phục vụ giá trị cộng đồng và cảm xúc thẩm mỹ của người dân khi đến với Đà Lạt qua công trình kiến trúc, trong đó đặc biệt là ga Đà Lạt đã đi vào tiềm thức của nhiều người dân và du khách trong ngoài nước. Việc tăng giá dịch vụ cần cân nhắc để đảm bảo hài hòa lợi ích, đặc biệt là phục vụ người dân, sau đó là lợi ích của doanh nghiệp", ông Hoài nêu quan điểm.

Ga Đà Lạt là điểm đến yêu thích của nhiều du khách
Ga Đà Lạt là điểm đến yêu thích của nhiều du khách

Cũng theo ông Hoài, bởi các lẽ đó, nên Sở VH-TT-DL đã đề nghị Chi nhánh khai thác đường sắt Sài Gòn cân nhắc, điều chỉnh mức thu phí để phù hợp với du khách khi đến tham quan ga Đà Lạt tại thời điểm hiện tại. Đồng thời cần xây dựng lộ trình, đa dạng hóa thêm nhiều sản phẩm du lịch để đề xuất phương án tối ưu trong việc bảo tồn và phát huy giá trị của di sản, tránh dư luận xấu đến nỗ lực xây dựng hình ảnh thương hiệu của di tích kiến trúc ga Đà Lạt trong suốt thời gian qua.

Trước đó, khi biết Chi nhánh khai thác đường sắt Sài Gòn thông báo bất ngờ tăng giá vé gấp 10 lần, dư luận liền có nhiều ý kiến trái chiều, phần lớn là không đồng tình vì tăng không có lộ trình, tăng đột ngột trong khi nhà ga chưa đầu tư gì đáng kể.

Trao đổi với Thanh Niên, ông Cao Thế Anh - Phó chủ tịch Hiệp hội Du lịch Lâm Đồng, cho rằng tăng giá phải có lộ trình, cách tăng giá phải phù hợp với thị trường (thời điểm, đối tượng) và giá phải phù hợp với chất lượng cung ứng. Tăng giá hay giá bao nhiêu không phải vấn đề mà là có xứng đáng hay không!

Nhiều ý kiến cho rằng cần phải có lộ trình tăng giá vé

Nhiều ý kiến cho rằng cần phải có lộ trình tăng giá vé

Theo ông Anh, mức tăng giá dịch vụ phải đi kèm với tăng về chất lượng, nội dung của sản phẩm dịch vụ một cách tương xứng. Cần phải có lộ trình tăng giá phù hợp, nếu không sẽ vỡ với các đối tác và khách hàng.

Theo Gia Bình (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Mãn nhãn cùng hội hoa dã quỳ Chư Đang Ya

Mãn nhãn cùng hội hoa dã quỳ Chư Đang Ya

(GLO)- Qua 3 ngày đầu diễn ra với nhiều chương trình ý nghĩa (từ ngày 8 đến 10-11), Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya 2024 để lại ấn tượng đẹp trong lòng du khách về một vùng đất, một loài hoa đã góp phần làm nên biểu tượng của du lịch Gia Lai.

Các sản phẩm đặc trưng địa phương hút khách tại Tuần lễ Hoa Dã Quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya

Các sản phẩm đặc trưng địa phương hút khách tại Tuần lễ Hoa Dã Quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya

(GLO)- Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya đang tổ chức tại khu vực nhà rông làng Ia Gri (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai). Đây không chỉ là dịp để du khách chiêm ngưỡng vẻ đẹp rực rỡ của loài hoa dã quỳ, mà còn là cơ hội để thưởng thức những sản phẩm đặc trưng của địa phương.

Du khách rộn ràng check-in Tuần lễ Hoa Dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya

Du khách rộn ràng check-in Tuần lễ Hoa Dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya

(GLO)- Vào dịp cuối năm, khu vực núi lửa Chư Đang Ya (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh)  khoác lên mình chiếc áo vàng óng ả của những vạt hoa dã quỳ bung tỏa. Năm nay, Tuần lễ Hoa Dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya với nhiều hoạt động thú vị đã thu hút rất đông du khách đến trải nghiệm, check-in.

Rộn ràng chợ phiên Đăk Rơ Wa

Rộn ràng chợ phiên Đăk Rơ Wa

Đa dạng các sản phẩm cây nhà lá vườn đã được những người nông dân chất phác ở xã Đăk Rơ Wa, thành phố Kon Tum đưa ra chợ phiên từ sáng thứ 7.

Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh diễn ra vô cùng hấp dẫn. Ảnh: PHẠM QUÝ

Hội tụ bản sắc văn hóa vùng biên

(GLO)- Qua 5 lần tổ chức, Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh và Liên hoan văn hóa cồng chiêng huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã trở thành sự kiện tôn vinh, quảng bá bản sắc văn hóa đặc trưng của vùng đất nơi biên cương Tổ quốc.