Vụ Đông Xuân 2010-2011: Nông dân cần gì?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bước vào vụ Đông Xuân 2010-2011, nông dân Gia Lai không ít lo toan. Ông Nguyễn Xuân Thơ, ở khối phố 4, thị trấn Phú Thiện (huyện Phú Thiện) cho rằng mối quan tâm nhất của ông là giống. Hiện nay, thị trường giống lại thiếu người bảo hộ, kiểm định chất lượng. Vậy nên việc nông dân “ôm” phải giống lẫn tạp không còn là chuyện lạ.
Khi số giống bị lẫn tạp ấy đưa vào gieo trồng là gián tiếp đưa mầm bệnh vào đồng ruộng, lại tốn công lao động cắt bỏ cây lúa từ giống tạp, dẫn đến năng suất lúa giảm, người gánh thiệt hại chính là nông dân. Hơn nữa, cơ cấu giống lúa người dân đang sử dụng hiện nay chỉ có TH1, TBR1, TH85 và một vài giống khác là quá ít so với nhu cầu của vùng lúa. Vì thế, ông Thơ rất mong Nhà nước đầu tư nghiên cứu tạo thêm nhiều giống lúa tốt cho nông dân lựa chọn.
Ảnh: Đức Thụy
Ảnh: Đức Thụy
Ông Hoàng Văn Long- Phó Chủ nhiệm sản xuất- kinh doanh Hợp tác xã Nông nghiệp Phú Lợi (thị xã Ayun Pa) cho rằng: Đa số nông dân muốn tạo ra hạt lúa, hạt gạo chất lượng cao nhưng lại sợ thua lỗ nên không dám thực hiện. Theo ông Long, để tạo được hạt lúa, hạt gạo chất lượng cao, nông dân rất cần thị trường tiêu thụ ổn định, công nghệ hiện đại để bảo quản nông phẩm.
Tuy nhiên tại địa bàn các huyện, thị xã khu vực Đông Nam của tỉnh nói riêng, cả tỉnh nói chung hiện nay còn thiếu các doanh nghiệp lớn chuyên thu mua lúa của nông dân. Bởi vậy, hạt lúa tiến vào thị trường hàng hóa phải qua tay tiểu thương nhỏ, dẫn đến thị trường tiêu thụ mất ổn định, người dân bị ép giá, làm giá. Tiếp nữa là chưa có lò sấy nông sản quy mô lớn, hiện đại giúp nông dân xử lý, bảo quản nông phẩm. Hậu quả là khi thu hoạch vụ mùa năm 2010 gặp mưa kéo dài, lúa gặp nước bị mốc, đổi màu, mọc mầm dẫn đến chất lượng giảm sút.
Nước tưới cho cây trồng vụ Đông Xuân năm nay cũng đang là nỗi lo của nông dân và cả chính quyền địa phương. Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Pah-ông Nê Y Kiên cho biết: Tổng diện tích gieo trồng vụ Đông Xuân trên địa bàn huyện ước đạt 1.397 ha. Theo dự báo, nguồn nước tưới cho cây trồng vụ Đông Xuân sẽ không đảm bảo.
Không chỉ huyện Chư Pah, ngay cả nông dân Ayun Pa- vùng đất gắn liền với công trình đại thủy nông Ayun Hạ vẫn đang… lo thiếu nước. Ông Nguyễn Nam, ở tổ 3, phường Hòa Bình (thị xã Ayun Pa) cho biết: “Hệ thống kênh nội đồng còn thiếu hoặc đang thi công, người dân chưa hoàn toàn chủ động nguồn nước để triển khai thời vụ gieo trồng. Theo truyền thống, đặc điểm tự nhiên vùng Ayun Pa vụ gieo trồng khởi động vào giữa tháng 10 Âm lịch; nhưng gần đây công trình Ayun Hạ mở nước chậm hơn một tháng, nên lịch sản xuất phải thay đổi, dẫn đến cây trồng thường đối mặt với thiên tai cuối vụ, gây mất mùa.

Theo kế hoạch, tổng diện tích gieo trồng vụ Đông Xuân 2010-2011 là 54.790 ha. Đến thời điểm này, toàn tỉnh đã gieo trồng được gần 20.937 ha, bằng 38,2% kế hoạch; trong đó cây lúa đạt gần 8.000 ha, bằng 32,5% kế hoạch.

Nguồn: Sở Nông nghiệp và PTNT Gia Lai

Điều nông dân cần trong vụ sản xuất Đông Xuân đã rõ, vấn đề còn lại là cơ quan chuyên môn đã làm gì để hỗ trợ cho dân. Ông Lê Văn Lịnh- Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT khẳng định: Sở đã triển khai đồng bộ các giải pháp từng bước giải quyết điều nông dân cần. Đó là vận động nông dân chuyển đổi 740 ha lúa nước bị hạn sang trồng khoai môn, dưa, đậu đỗ các loại. Xây dựng lịch gieo trồng cụ thể cho từng vùng, định hình cơ cấu giống; trong đó ưu tiên giống lúa mới ngắn- trung ngày như HT1, N97, TH205, Tám Thơm, TH85, N97, HT7…
Kiểm tra hoạt động kinh doanh giống, vật tư nông nghiệp, chống sự xâm nhập giống, vật tư không đảm bảo chất lượng, gây thiệt hại cho nông dân. Đẩy nhanh ứng dụng khoa học kỹ thuật thông qua các dự án cạnh tranh nông nghiệp, lúa nước, chương trình giống giai đoạn 2010-2015…
Xây dựng kế hoạch duy tu, sửa chữa công trình thủy lợi tăng lượng nước tích trữ phục vụ tưới; đôn đốc các đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ thi công công trình thủy lợi. Đặc biệt chỉ đạo cơ quan quản lý, điều tiết nước xây dựng lịch mở nước tưới cho từng loại cây trồng phù hợp.
Quang Văn- Hồng Sơn

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.