Vĩnh Bình nghêu ngao câu hát vọng lời tri âm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Người Bình Định thường quen thuộc một nhạc sĩ, một nhà thơ mà tác phẩm thường để lại không ít dấu ấn trong cái thị trấn rêu phong, từ khi còn gọi tên “thị trấn Bình Định” và “huyện An Nhơn” cho tới lúc đổi thay thành “phường” và “thị xã” như bây giờ: Vĩnh Bình.

Tên thật anh là Nguyễn Vĩnh Bình, sinh năm 1951, tuổi Tân Mẹo, tại làng Tân Giản, Tuy Phước. Anh lên Bình Định từ bé, sống và sáng tác cho đến khi ra đi vào chiều 17.11.2013, giữa một Bình Định tang thương vì lũ lụt.

Dù đóng góp không nhỏ cho phong trào văn nghệ quần chúng An Nhơn và tỉnh nhà những năm tháng sôi động nhất, đóng góp cho lĩnh vực truyền thanh An Nhơn trở thành một đài mạnh trong tỉnh, nhưng ai hỏi chuyện thành tích, anh chỉ cười hiền lành rồi lảng sang chuyện khác. Anh thích hợp với góc yên tĩnh bên dòng sông Côn hùng vĩ, ly trà chén rượu nghĩa tình bầu bạn, những câu chuyện bảng lảng khói sương của một vùng đất "dấu xưa xe ngựa"... Anh say sưa nói về truyền thống văn hóa bản địa với những tên tuổi Yến Lan, Chế Lan Viên, La Hữu Vang, Phạm Hổ, Phạm Thế Mỹ..., say sưa nói về một mùi khoai quết, một vị tương đỗ mèo, một làn gió quê thổi cuộn những chiếc lá vông đồng khẽ khàng đâu đó trong ký ức những ngả đường vang bóng. Anh sôi nổi chân thành với "Hồ trường, hồ trường ta biết rót về đâu?" khi anh em đọc giữa đêm khuya, và anh em cứ hình dung anh như một trượng phu còn sót lại sau những thế kỷ bể dâu, trên sỏi đá của con đường mang mang thiên cổ!

Vĩnh Bình.
Vĩnh Bình.

Anh đau đáu với những vần thơ, và bạn bè cũng quặn thắt với những dòng tự bạch định mệnh:
Ta làm một kẻ lưu đày
Một mai về xứ lại bày cuộc chơi
Tóc râu riêng một góc đời
Nghêu ngao câu hát vọng lời tri âm

Thơ anh đôi khi như những giọt rượu từ gió mây rót xuống:
Ta về gom hết lá thu
Đắp thành nấm mộ ngồi ru cuộc tình
Ru người trong cõi lặng thinh
Nơi xa xăm ấy thấu tình này chăng...

Anh bơi lặn trong cõi mộng:
Theo người tìm lá diêu bông
Lá đâu chẳng thấy mà thân mệt nhừ
Tỉnh rồi mà vẫn ưu tư
Tiếc cho cái thuở sặc sừ u mê

Người thi sĩ ấy cảm thấu nỗi cô đơn giữa đất trời vần vũ, trong những linh cảm:

Đã mấy hôm rồi con chim sẻ

Không đến trước hiên nhà gọi bạn

Nắng sớm mai cũng qua mau

Lòng ta thấy trống vắng

Bay về đâu hỡi chim

Vội vàng chi hỡi nắng

Cho mùa xuân phôi pha

Cho chiều vàng trút lá

Ta một mình đong đếm những buồn vui

Khi trời đã sang đông

Nỗi linh cảm ấy là có thật, và anh tự nhủ:

Ta lắng lòng để không bật thành tiếng khóc

khi quanh ta tồn tại những yêu thương

Những năm gần đây, anh em hay tổ chức tụ tập, khi nơi xóm Lưới, lúc góc thành Hoàng Đế, hồi nọ dưới giàn bích thanh, hồi kia bên rặng tre ngà... để rồi nghe nhau nói, gửi tặng nhau những niềm vui nho nhỏ trong năm tháng dần phôi pha. "Vô đàn tràng nghêu ngao hát tình ca", vâng, anh đã buột miệng câu thơ vô thường ấy, giữa những tình cảm ngui ngút của nhóm bạn thủy chung.
Cái không khí ca khúc Mưa bóng mây mà nhạc sĩ La Hữu Vang đề tặng anh: Đôi khi về nơi phố khuya đèn đêm hiu hắt ta thèm một vầng trăng sáng- Đôi khi nhìn mây trắng bay rừng im lá cây ta thèm một cánh chim chiều- Và mãi như là mưa bóng mây bâng khuâng giấc mộng nửa vời để thấy đêm còn luôn thao thức mong chờ tia nắng bình minh" vẫn ngút ngui trong hành trình bạn bè bên ngôi thành cũ rêu phong Bình Định.

Vắng anh, vắng hẳn một nét tài hoa bình dị của vùng đất tài hoa. An Nhơn ơi, thị xã còn đọng mãi hình bóng một con người, cho dù trăng rồi lại khuyết, đêm rồi lại tàn, làng rồi lại phố, bến rồi lại cầu, như những vần xoay của thời gian và không gian trong hiện thực của vùng đất và trong cảm hoài của thi nhân. Như Vĩnh Bình từng thao thiết:

Có ai về xứ cho ta gửi

Một cánh diều côi giữa phố người

Về với gió đồng thơm cỏ nội

Với nhành lan tím góc sân quen

Về với đường xưa chiều nắng nhạt

Có người thơ thẩn ngóng trông ai ?

Vĩnh biệt Vĩnh Bình, nhóm thân hữu cũ ngồi lại với nhau, chia sẻ rất nhiều. Nhạc sĩ Diệp Chí Huy, một người lớp đàn em Vĩnh Bình, hết sức quý mến trân trọng anh, từ Đà Nẵng về trong đêm, sáng ra còn đưa chúng tôi xem tin nhắn cuối cùng của anh Bình trước khi mất: "Nghe người đếm lại ca dao . Câu ca bềnh bồng chao nghiêng cánh võng. Ký ức tràn về. Ta nghe lời mẹ ru khi tuổi còn thơ ...Ví dầu cầu ván đóng đinh ...và bao câu nhân nghĩa . Ta nhớ câu ru đeo đẳng suốt cuộc đời. Hời hời ...Một mình dù chống dù chèo. Không ai tát nước vận nghèo một khi ...Duyên số cuộc đời đành vậy biết sao đây ."  Và cách chia sẻ truyền thống nhất của chúng tôi, là rưới rượu đọc lại Hồ Trường của Nguyễn Bá Trác, vị đường quan từng ngồi trong dinh thự giữa thành Bình Định đầu thế kỷ, giờ trở thành “hàng xóm” với lớp hậu sinh. Thì ra cái không khí u hoài bi thống vẫn chưa bao giờ cũ trong sương khói cổ thành: “Rót về Nam phương trời Nam mù mịt, có người quá chén như điên như cuồng- Nào ai tỉnh nào ai say- Chí ta ta bết lòng ta ta hay”.

Nỗi thao thiết của Vĩnh Bình cũng vậy, khôn nguôi trong tấm lòng ai tri kỷ!

Nguyễn Thanh Mừng

Có thể bạn quan tâm

Nguyễn Nhật Ánh: Người làm vườn

Nguyễn Nhật Ánh: Người làm vườn

Tôi không phải một dịch giả chuyên nghiệp - mào đầu vậy hoàn toàn không phải để biện hộ cho những sơ suất, sai sót và thô lậu mà bất cứ ai khi chạm tay vào việc dịch nói riêng, việc chữ nghĩa nói chung, dẫu là tay thuận hay tay ngang, đều phải đối mặt và chịu trách nhiệm.

Khẳng định vị thế là cơ quan báo chí chủ lực

Khẳng định vị thế là cơ quan báo chí chủ lực

Để chào đón thời khắc đặc biệt của đất nước, của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; thực hiện nhiệm vụ cao cả với vai trò, vị thế là cơ quan ngôn luận của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; thực hiện nhiệm vụ mà người đứng đầu hệ thống Mặt trận đã tin tưởng giao phó; kể từ tháng 7.2025, Báo Đại đoàn kết ra mắt ấn phẩm Tinh hoa Việt bộ mới.
Đèo An Khê: Dấu ấn lịch sử

Đèo An Khê: Dấu ấn lịch sử

(GLO)- Nếu như Tây Bắc có “tứ đại danh đèo”: Mã Pí Lèng, Ô Quy Hồ, Pha Đin, Khau Phạ thì vùng duyên hải miền Trung lên đại ngàn Tây Nguyên cũng có “ngũ danh đèo”: An Khê, Phượng Hoàng, Khánh Lê, Ngoạn Mục, Violak.

default

Địa phận Phủ Hoài Nhơn được xác lập năm Hồng Đức thứ 2 (1471), là miền “viễn châu” khá rộng; sau hơn 550 năm, vùng đất rộng lớn lúc ban đầu được phân chia thành nhiều tỉnh thuộc Nam Trung bộ và Bắc Tây Nguyên. 
Pleiku, miền nhớ...

Pleiku, miền nhớ...

(GLO)- Nếu tính từ dấu mốc ký Nghị định Toàn quyền Đông Dương thành lập đại lý hành chính Pleiku thuộc tỉnh Kon Tum ngày 24-5-1925, Pleiku với ý nghĩa một địa danh cả về cách đọc và cách viết đã ra đời và tồn tại đến ngày nay đã được 100 năm.

Ðại ngàn nối liền những niềm vui

Ðại ngàn nối liền những niềm vui

Trong ngôi nhà sàn dưới chân núi ở làng K8, xã Vĩnh Sơn (huyện Vĩnh Thạnh), Nghệ nhân nhân dân Ðinh Chương nở nụ cười sảng khoái, hồ hởi nói: “Bà con trong làng đang trông chờ ngày 1.7.2025, để không chỉ núi liền núi, sông liền sông mà đồng bào Bana ở hai tỉnh trước đây sẽ về chung mái nhà tỉnh Gia Lai mới”.
Nhen tình yêu dân ca, bài chòi

Nhen tình yêu dân ca, bài chòi

Với ngọn lửa đam mê nghệ thuật truyền thống, vợ chồng Nghệ nhân Ưu tú Lý Thành Long đứng ra truyền dạy làn điệu dân ca, bài chòi cho nhiều học sinh tại Trường THCS Tam Quan (ở phường Tam Quan, TX Hoài Nhơn).

Cuộc thi thơ, truyện ngắn tỉnh Bình Ðịnh năm 2024 - 2025: Góp phần khơi dậy tiềm năng sáng tạo

Cuộc thi thơ, truyện ngắn tỉnh Bình Ðịnh năm 2024 - 2025: Góp phần khơi dậy tiềm năng sáng tạo

Triển khai trong thời gian chưa tròn 1 năm, Cuộc thi thơ, truyện ngắn tỉnh Bình Ðịnh năm 2024 - 2025 đã thu hút nhiều người yêu văn chương trong và ngoài tỉnh tham gia. Tác phẩm được gửi về không chỉ thể hiện sự đầu tư công phu về nội dung và hình thức, mà còn góp phần lan tỏa hình ảnh vùng đất Bình Ðịnh giàu bản sắc văn hóa, chiều sâu lịch sử.
Núi lửa Chư Đang Ya (huyện Chư Păh) đã đi vào thơ của tác giả Nguyễn Thanh Mừng. Ảnh: Phạm Quý

Cao nguyên trong thơ Nguyễn Thanh Mừng

(GLO)- Tên tuổi nhà thơ Nguyễn Thanh Mừng gắn liền với các tập thơ “Rượu đắng”, “Ngàn xưa”, .... Viết không nhiều nhưng thơ ông lại có mặt trong hầu hết các tuyển tập danh tiếng thơ Việt Nam hiện đại. Mấy năm gần đây, ông dành tình thương mến với Tây Nguyên và viết nhiều về vùng đất này.

Nơi chắp cánh đam mê âm nhạc

Nơi chắp cánh đam mê âm nhạc

(GLO)- Với đặc thù làm việc trong sự cô đơn, tĩnh lặng, nhiều kỹ thuật viên (KTV) có kinh nghiệm tại một số phòng thu trên địa bàn TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang âm thầm đứng sau những bản thu chất lượng của các ca sĩ chuyên và không chuyên, chắp cánh cho đam mê âm nhạc.

Chung vai một gánh hai quê

Chung vai một gánh hai quê

Chung vai một gánh hai quê là chủ đề chung cho tập truyện ngắn “Người hai quê” của Hương Văn do Tạp chí Văn nghệ Quân đội chọn lọc và được NXB Quân đội Nhân dân - 2025 ấn hành. 

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy tròn một thế kỷ của nền báo chí cách mạng Việt Nam, cái tên Thanh Niên luôn mang trên mình một sứ mệnh thiêng liêng; luôn khát khao, ước vọng đồng hành cùng dân tộc trên mọi chặng đường phát triển.

Báo Bình Định tổ chức gặp mặt kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

Báo Bình Định tổ chức gặp mặt kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21.6.1925 - 21.6.2025), ngày 21.6, Báo Bình Định tổ chức gặp mặt thân mật các thế hệ người làm báo, các cộng tác viên, thông tín viên và tổng kết, trao giải Cuộc thi viết “Khát vọng người Bình Định: Đột phá - vươn tầm”.

null