Vĩnh biệt danh hài Văn Chung: Tiếng cười dễ nhớ, khó quên

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Nghệ sĩ Văn Chung - bậc cao niên mà các nghệ sĩ của nhiều lĩnh vực đều kính trọng - đã trút hơi thở cuối lúc 23 giờ ngày 22-1 theo giờ địa phương tại tiểu bang California, Mỹ, hưởng thọ 91 tuổi.
Nghệ sĩ Văn Chung và Thanh Thanh Tâm trong vở Đời cô Lựu diễn tại Mỹ - Ảnh: THANH HIỆP
Nghệ sĩ Văn Chung và Thanh Thanh Tâm trong vở Đời cô Lựu diễn tại Mỹ.
Tôi còn nhớ như in cuộc điện thoại cuối cùng ông gọi cho tôi cách đây hai tháng. "Tôi khỏe lắm, giờ chỉ lo cho vợ, bà bị mất trí nhớ, nên thay đổi tất cả sinh hoạt thường nhật. Thương hơn là bà ấy cứ nhắc tôi đi hát, trễ tuồng rồi kìa. Tôi ứa hai hàng nước mắt..."-ông cười nhưng rồi nghẹn.
Nghệ sĩ Văn Chung tên thật là Quách Văn Chung, sinh ngày 21-9-1927 tại Sài Gòn. Ông đến với nghề từ một khao khát được làm anh kép hát, bởi ông có giọng ca rất mùi. 
Sau khi chuyện tình duyên của ông với nghệ sĩ Thanh Hương tan rã, ông buồn rời khỏi gánh hát của cha vợ là NSND Năm Châu để tìm một hướng đi mới. 
Thời đó nợ nần tứ xứ vì đi hát không có đoàn nào nhận, rồi quyết định rẽ sang một sở trường khác, đó là thử vận may làm hề. Ông nghiên cứu cách diễn để hình thành phong cách hề té, hề dê, hề sợ ma... 
Những khuôn mẫu này cho tới hôm nay vẫn được một số diễn viên hài trẻ ứng dụng, thu lượm từ kinh nghiệm diễn xuất của Văn Chung.
"Tôi bước chân vào làng hài, học hai bậc sư tổ, đó là bác bảy Văn Chung và anh sáu Bảo Quốc, nên tôi ghép hai nghệ danh của hai sư phụ thành nghệ danh của mình" - danh hài Bảo Chung khóc khi nhắc đến người thầy mà anh tôn kính.
Phong cách diễn xuất của ông được giới chuyên môn đánh giá là thượng thặng trong giới nghệ thuật cải lương. 
Đi lên từ những vất vả, khổ nhọc, ông nói: "Tôi học khóc trước khi học cười, nên vai nào tôi cũng suy nghiệm phía tận cùng sâu thẳm của tính cách nhân vật". 
Chính vì thế khi tôi sang Mỹ, câu đầu tiên ông nhờ tôi gửi đến các diễn viên trẻ đang diễn hài, đó là đừng quá chạy theo hình thức gây cười mà phải đi vào bên trong sâu kín tâm hồn của nhân vật, tình huống giúp tạo tiếng cười mỹ học, trí tuệ, chứ không phải cố diễn kệch cỡm mà khán giả sẽ nhớ đến tiếng cười của mình. 
Ông nói kỳ vọng nhiều vào lớp trẻ và cũng cần thay những ngọn roi để phạt cái tật xem thường khán giả, ỷ tài, ỷ danh mà không vun vén cho nghề.
Ông cũng không quên kể đến một thất bại lớn nhất đời mình, đó là một lần ông đọc báo biết tin một người thiếu phụ vì bất cẩn đổ xăng trong nhà mà chồng chết, người vợ thoát chết nhưng bị công chúng lên án. 
Tối đó diễn vở Tuyệt tình ca, ông cương thêm theo câu thoại không có trong kịch bản: "Em đồng ý cưới anh nha, dù em có đốt anh chết anh cũng chấp nhận". Khán giả cười nghiêng ngả qua nhiều suất diễn ông "ứng biến". 
Tan suất diễn một ngày không xa, ông ra về thì gặp một phụ nữ mặc bộ đồ đen đứng đợi ông ở cửa rạp Hưng Đạo. Cô là nhân vật bị lên án trong bài báo, cô khóc và nói: "Thưa nghệ sĩ, tôi đâu có cố ý giết chồng mình. 
Cái ngu của tôi sẽ là cơ hội để người khác không gây án, nhưng đêm nào nghệ sĩ cũng cười tôi, còn tôi khóc cả đêm thì nghệ sĩ có đau cùng nỗi đau của tôi không?". Ông nghe qua câu chuyện, biết mình có lỗi, đã xin lỗi người thiếu phụ và từ suất diễn sau, ông không đề cập đến câu thoại đó nữa.
Nhân cách của nghệ sĩ Văn Chung chính là biết lỗi thì nhận và sửa chữa. Ông nói nghệ sĩ phải chịu áp lực từ công chúng, thương ghét rõ lắm. Sự tác động đó như những cây đũa bào sắc nhiều góc cạnh để viên ngọc ngày càng sáng hơn.
Thắp nén hương vĩnh biệt danh hài Văn Chung - cây đại thụ của sân khấu cải lương, tôi tin khán giả sẽ không bao giờ quên những vai diễn, tiếng cười dễ nhớ khó quên mà ông đã sáng tạo cho đời.

"Tôi nhớ sân khấu và bà con khán giả mình lắm"
Nghệ sĩ Văn Chung chuyển sang diễn hài giữa thập niên 1960. Sự nghiệp nghệ thuật của danh hài Văn Chung được nhắc đến với các vai diễn được ông khắc họa ấn tượng trong các vở: Tuyệt tình ca, Tìm lại cuộc đời, Khách sạn Hào Hoa, Tiền rừng bạc biển, Gái bán bar, Thảm kịch tuổi xanh... Ngoài ra, nghệ sĩ Văn Chung cũng thành công khi tham gia đóng những vai hề trong những bộ phim như: Lệnh bà xã, Triệu phú bất đắc dĩ, Chàng ngốc gặp hên, Con ma nhà họ Hứa...
Bảy năm qua, mỗi tuần ông đều lái xe đưa vợ đến sân khấu Cổ nhạc phương Nam, nơi ông đã cùng các nghệ sĩ Phượng Liên, Tuấn Châu, Ngọc Đáng, Thanh Thanh Tâm, Philip Nam, Cẩm Thu, Linh Tâm... gầy dựng sân chơi đờn ca tài tử.
Trong các câu chuyện ông kể, lúc nào cũng mong có một dịp được quay về với sàn diễn trong nước thực hiện một suất hát tri ân khán giả mộ điệu, nhưng căn bệnh tim có gắn con chip bên trong không cho phép ông đi máy bay.
"Có viết báo nhắc tới tôi, xin nói thêm vài câu cáo lỗi khán thính giả, tôi nhớ sân khấu và bà con khán giả mình lắm" - ông khóc.

Thanh Hiệp (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

(GLO)- Bài thơ "Gửi lại" của Nguyễn Đình Phê là một tác phẩm đầy hoài niệm, suy tư về thời gian, tình yêu và sự chia ly. Xoay quanh cảm giác tiếc nuối, luyến lưu một mối tình đã qua, những kỷ niệm khó quên, tác giả muốn gửi lại cho người yêu hay cho chính mình?

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

Thơ Từ Dạ Linh: Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

(GLO)- "Tặng em nỗi nhớ ngược chiều" của Từ Dạ Linh mang vẻ đẹp mộc mạc, đầy hoài niệm về tuổi thơ, về những khoảnh khắc hồn nhiên mà người ta thường dễ dàng quên đi. Ẩn chứa trong đó cũng là nỗi nhớ, sự lưu luyến về tình yêu đầu đời với những xúc cảm tinh khôi, thuần khiết...

“Mùa xuân của mẹ”

“Mùa xuân của mẹ”

(GLO)- Đầu năm nay, tác giả Lê Thị Kim Sơn-Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Gia Lai ra mắt tập truyện dành cho thiếu nhi “Cổ tích trưa” (Nhà xuất bản Kim Đồng) và mới đây là tập truyện ngắn “Mùa xuân của mẹ” (Nhà xuất bản Hồng Đức). 

Thơ Đại Dương: Em đi trên đồi hoa

Thơ Đại Dương: Em đi trên đồi hoa

(GLO)- "Em đi trên đồi hoa" của tác giả Đại Dương là sự hòa quyện giữa con người và cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp. Những câu thơ mang sắc thái vừa lãng mạn vừa thoáng gợi lên cảm giác tiếc nuối về thời gian trôi qua, để rồi "mắt hoa tròn ngấn lệ/rưng rưng vắt qua mùa"...

“Gia Lai trong tôi”

E-magazine“Gia Lai trong tôi”

(GLO)- Gia Lai trong bạn là những hình dung gì khi nhắc đến? Là khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, là nụ cười sơn nữ hay nét bản sắc văn hóa khó lẫn? Những câu trả lời sẽ được tìm thấy tại Triển lãm nhiếp ảnh năm 2024 với chủ đề “Gia Lai trong tôi”.

Thơ Nguyễn Đình Phê: Với Krông Pa

Thơ Nguyễn Đình Phê: Với Krông Pa

(GLO)- Bài thơ "Với Krông Pa" của Nguyễn Đình Phê mang đến một cái nhìn sâu sắc về mảnh đất và con người nơi đây. Không chỉ đưa người đọc đi qua những khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, tác giả còn gợi lên những câu chuyện lịch sử và cả hành trình đổi thay sau chiến tranh của vùng đất này.

Kết nối, tôn vinh bạn đọc yêu sách

E-magazineKết nối, tôn vinh bạn đọc yêu sách

(GLO)- Sáng 17-10, Thư viện tỉnh Gia Lai tổ chức chương trình “Kết nối bạn đọc yêu sách” với sự tham gia của hàng trăm học sinh thuộc các đơn vị trường học trên địa bàn TP. Pleiku, những người làm công tác thư viện ở cơ sở và bạn đọc tích cực của thư viện năm 2024.