Viết tiếp huyền thoại đường Trường Sơn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Nếu trong chiến tranh, đường Trường Sơn huyền thoại là tuyến giao liên, vận tải huyết mạch thì trong thời bình, đường Trường Sơn Đông qua 7 tỉnh khu vực miền Trung-Tây Nguyên được xem như “đòn bẩy” giúp các địa phương phát triển kinh tế-xã hội.  
Đời sống nhân dân từng bước được nâng lên
Vào những ngày trung tuần tháng 5, chúng tôi có dịp ghé thăm xã Sơn Lang (huyện Kbang), nơi tuyến đường Trường Sơn Đông đi qua. Dọc theo tuyến đường phẳng lỳ với 2 làn đường xe chạy, trước mắt chúng tôi là những ngôi nhà khang trang nằm san sát nối tiếp nhau, cho thấy bộ mặt xã Sơn Lang đã đổi thay nhanh chóng kể từ khi tuyến đường được hoàn thành và đưa vào sử dụng. Đường Trường Sơn Đông đoạn qua xã Sơn Lang có chiều dài hơn 40 km, đi qua tất cả 9 thôn, làng đã tạo ra một cuộc “cách mạng” của địa phương, góp phần giúp kinh tế-xã hội Sơn Lang ngày càng phát triển.
Ông Dương Quốc Điệp-Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Lang-cho biết: “Trước đây, khi chưa nâng cấp, đường gồ ghề, quanh co, khúc khuỷu, những ngày mưa nhiều thì giao thông gần như bị tê liệt hoàn toàn… Hoạt động giao thương, buôn bán với bên ngoài khó khăn, nông sản bị thương lái ép giá dù chỉ cách thị trấn chưa đầy 30 km. Giờ thì hoạt động giao thương, vận chuyển hàng hóa, nông sản của người dân đã rất thuận lợi, đặc biệt là nông sản không bị ép giá. Nhờ đó, từ một xã có tỷ lệ hộ nghèo luôn ở mức cao (trên 80%), đến cuối năm 2018, tỷ lệ hộ nghèo của Sơn Lang chỉ còn khoảng 15%. Xã phấn đấu đến cuối năm 2019 sẽ giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn xã xuống dưới 7%; thu nhập bình quân đầu người đạt 32 triệu đồng/năm...”.
Đường Trường Sơn Đông-đoạn qua xã Krông Năng (huyện Krông Pa). Ảnh: Đ.T
Đường Trường Sơn Đông-đoạn qua xã Krông Năng (huyện Krông Pa). Ảnh: Đ.T
Bà Đinh Thị Tuất-Bí thư chi bộ làng Hà Nừng (xã Sơn Lang) phấn khởi cho biết: “Kể từ khi đường Trường Sơn Đông hoàn thành và đưa vào sử dụng, đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của bà con ngày càng được nâng lên, có điều kiện tiếp cận với các dịch vụ y tế, giáo dục; các phong tục, tập tục lạc hậu cũng được xóa bỏ...”.
Không chỉ Kbang, đời sống của hàng ngàn hộ dân trên địa bàn các huyện Kông Chro, Đak Pơ, Ia Pa, Krông Pa và thị xã Ayun Pa-nơi có tuyến đường Trường Sơn Đông đi qua-đang đổi thay từng ngày. Băng qua những cánh đồng mía bát ngát trải dài hai bên đường, chúng tôi dừng chân tại xã An Trung (huyện Kông Chro)-một trong những xã được hưởng lợi lớn từ tuyến đường này. Diện mạo nông thôn của An Trung giờ đã thay đổi quá nhiều. Người dân không còn phải đi lại trên con đường gồ ghề đất đá, bụi bặm vào mùa khô, trơn trượt vào mùa mưa. Giao thương thuận lợi đã tạo cú hích lớn để An Trung chuyển mình, phát triển sản xuất, số hộ nghèo giảm mạnh…
Đời sống kinh tế của gia đình chị Đinh Thị Tuất ngày một khấm khá hơn. Ảnh: Minh Thi
Đời sống kinh tế của gia đình chị Đinh Thị Tuất ngày một khấm khá hơn. Ảnh:Trần Dung
Đặc biệt, tuyến đường Trường Sơn Đông đã và đang đem lại những khởi sắc cho xã Krông Năng-một trong những xã vùng sâu, vùng xa của huyện Krông Pa. Trước đây, việc đi lại, giao thương của người dân nơi đây khá vất vả do lưu thông thường xuyên bị chia cắt vào mùa mưa lũ. Do đó, đời sống bà con gặp rất nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo luôn ở mức cao (trên 70%). Kể từ khi con đường hoàn thành và đưa vào sử dụng năm 2015, đời sống người dân được nâng lên đáng kể, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn khoảng 30% vào cuối năm 2018; tình hình an ninh-chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững…
Ông Ksor Drang (83 tuổi, buôn Ji, xã Krông Năng, huyện Krông Pa) phấn khởi nói: “Trước đây, khi chưa có đường mới, đời sống bà con trong làng khó khăn lắm, nhất là vào mùa mưa lũ, nước các sông suối dâng cao, không đi lại được. Giờ có đường mới đi qua, bà con vui mừng, phấn khởi lắm, cảm ơn Đảng, Nhà nước. Bây giờ nhà nào cũng có xe máy, ti vi, nhà cửa cũng khang trang hơn, không còn đói nghèo như xưa nữa…”.
Trao đổi với P.V, ông Tạ Chí Khanh-Phó Chủ tịch UBND huyện Krông Pa-cho biết: Đường Trường Sơn Đông đoạn qua địa bàn huyện Krông Pa nguyên thủy là một đường mòn lâm nghiệp. Sau năm 1991, sau khi thực hiện xong công cuộc truy quét FULRO, huyện đưa một số dân cư về ở dọc theo tuyến đường để ổn định cuộc sống. Khi con đường dài hơn 30 km này được đầu tư, đặc biệt là hệ thống hơn 10 cây cầu kiên cố đã giúp đời sống người dân phát triển một cách rõ rệt. Qua 3 năm đoạn đường này được đưa vào sử dụng, tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh qua các năm, từ 40,23% (năm 2015) xuống còn 20,2% (năm 2018)…
“Đòn bẩy” phát triển kinh tế-xã hội
Với tổng chiều dài thiết kế gần 700 km, chạy xuyên qua 7 tỉnh khu vực miền Trung-Tây Nguyên, Trường Sơn Đông là tuyến đường có ý nghĩa chính trị, kinh tế-xã hội quan trọng, mở ra cơ hội phát triển cho các địa phương mà nó đi qua, góp phần cải thiện cuộc sống của hàng triệu người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số. Tuyến đường không chỉ tạo cơ hội giao lưu, mở rộng giao thương mà còn là “đòn bẩy” giúp các địa phương phát triển kinh tế-xã hội…
Đường Trường Sơn Đông góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn các địa phương trên địa bàn tỉnh. Ảnh: Đ.T
Đường Trường Sơn Đông góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn các địa phương trên địa bàn tỉnh. Ảnh: M.Thi
 
Theo thiết kế, đường Trường Sơn Đông có tổng chiều dài gần 700 km, đi qua 7 tỉnh khu vực miền Trung-Tây Nguyên, gồm: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum, Gia Lai, Phú Yên, Đak Lak, Lâm Đồng với tổng số dân được hưởng lợi gần 10 triệu người. Trong đó, đoạn qua địa phận tỉnh Gia Lai có chiều dài 247 km (từ Km 230  đến Km 475) đi qua 6 huyện, bắt đầu khởi công vào năm 2008.

Ông Huỳnh Ngọc Ẩn-Phó Chủ tịch UBND huyện Kông Chro-nhận định: Tuyến đường Trường Sơn Đông hoàn thành đã rút ngắn thời gian đi từ trung tâm huyện Kông Chro ra quốc lộ 19, hình thành trục giao thông chính nối liền các huyện phía Đông tỉnh Gia Lai với quốc lộ 19, 25 và các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum, Phú Yên, Đak Lak. Đây còn là một trong những trục đường chính của huyện Kông Chro, nối liền các xã, thôn, làng khu vực phía Tây với trung tâm huyện và khu vực phía Đông huyện, đấu nối với các tuyến đường giao thông hiện có tạo thành hệ thống giao thông khép kín gắn với quy hoạch khu dân cư, điểm dân cư nông thôn, giúp đẩy nhanh việc xây dựng nông thôn mới tại các xã của huyện.
Phó Chủ tịch UBND huyện Krông Pa cũng khẳng định: Đường Trường Sơn Đông là tiền đề để huyện Krông Pa phát triển kinh tế-xã hội, góp phần xây dựng niềm tin của người dân đối với Đảng, Nhà nước, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số. Thời gian tới, bên cạnh tập trung tuyên truyền, huyện sẽ vận động người dân đẩy mạnh sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp, ứng dụng tiến bộ của khoa học-kỹ thuật vào sản xuất cũng như phát huy tốt hiệu quả công trình hồ thủy lợi Ia Hdreh với năng lực tưới hơn 700 ha để tăng thu nhập, nâng cao đời sống, từng bước giảm nghèo bền vững. Huyện cũng đã và đang kêu gọi đầu tư vào các dự án phát triển kinh tế tại địa bàn 5 xã dọc tuyến đường Trường Sơn Đông như dự án chăn nuôi, dự án điện năng lượng mặt trời, dự án thủy lợi...
Ngoài ra, theo nhận định của các địa phương có tuyến đường Trường Sơn Đông đi qua, tuyến đường huyết mạch này sẽ là tiền đề để các địa phương đẩy mạnh phát triển du lịch và các dịch vụ liên quan tại nhiều địa danh lịch sử, danh lam thắng cảnh nổi tiếng trên địa bàn như: Làng kháng chiến Stơr-quê hương Anh hùng Núp (xã Tơ Tung, huyện Kbang), Khu Di tích lịch sử Tây Sơn Thượng đạo (thị xã An Khê), Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh (huyện Mang Yang), Khu Bảo tồn Thiên nhiên Kon Chư Răng (huyện Kbang)…
Nhóm P.V

Có thể bạn quan tâm

70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 13: Mường Thanh - Kho lúa giữa trời

70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 13: Mường Thanh - Kho lúa giữa trời

Đứng ở Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ trên Đồi D1, phóng tầm mắt về phía tây là một màu xanh trải dài bất tận của cánh đồng Mường Thanh. Từ trận địa đầy bom đạn, hầm hào, Mường Thanh trở thành vựa lúa lớn nhất Điện Biên, tạo ra những hạt gạo vang danh cả nước…
Phong vị Sài Gòn

Phong vị Sài Gòn

Có những người xa Sài Gòn hàng chục năm, hỏi rằng Sài Gòn những nét xưa có còn? Sài Gòn thế kỷ 21 có gì hay? Trong khi ấy, có những người xa Sài Gòn chỉ ít năm thôi cũng đã hỏi thành phố có gì mới?
Mật danh B29

Mật danh B29

Cuối tháng 10/2020, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã long trọng tổ chức buổi gặp mặt các đồng chí cán bộ thuộc Quỹ đặc biệt (Tiền thân là Quỹ ngoại tệ đặc biệt) chi viện chiến trường miền Nam, gọi tắt là Quỹ hoặc Ban B29.
Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Những ngày đầu đất nước thống nhất, Tây Nguyên vẫn chưa được yên ổn bởi sự quấy phá của tổ chức phản động Fulro. Bộ Công an đã tăng cường một tiểu đoàn tinh nhuệ gồm 310 quân vào Tây Nguyên. Một nhân chứng sống trực tiếp chiến đấu đã chia sẻ cùng Tiền Phong cuộc chiến đẩy lùi “bóng ma” Fulro.
Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

(GLO)- Giữa tiết trời nóng nực hơn 40℃, trên những ngọn núi, triền đồi, lực lượng bảo vệ rừng Gia Lai vẫn kiên nhẫn sải bước tuần tra. Khó khăn của thực tại là động lực để họ vượt lên nhằm ngăn ngừa "bà hỏa", giữ màu xanh của rừng cho mai sau.

Khát vọng phồn vinh

Khát vọng phồn vinh

Đất nước ta đã bước qua cánh cửa đói nghèo nhưng sự thịnh vượng của dân tộc vẫn còn ở phía trước, rất cần sự chung tay góp sức của mọi con dân nước Việt, nhất là thế hệ trẻ.
Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

“Rừng khuya im lặng như tờ, không một tiếng chim kêu, không một tiếng lá rụng hay một ngọn gió nào đó khẽ rung cành cây…”, tôi đọc đoạn nhật ký của bác sĩ Đặng Thùy Trâm trước giờ vào khu vực núi Chúa, nơi đang thi công hầm xuyên núi thuộc dự án cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn.
Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Ở TP.HCM, có những người dành hơn nửa đời để làm đẹp khuôn mặt, mái đầu cho thiên hạ. Không biển hiệu, không tiện nghi hiện đại và chỉ với chiếc ghế bành sờn da, chiếc gương cũ và bộ đồ nghề, nhiều năm qua những người thợ cắt tóc vỉa hè đã góp phần làm nên một nét văn hóa rất đặc trưng của TP.HCM.