Việt Nam sẽ có vắc-xin Covid-19 nội vào cuối năm nay

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bộ Y tế cho biết Việt Nam phấn đấu cuối năm 2021 sẽ nghiên cứu, sản xuất thành công 1 vắc-xin ngừa Covid-19 để phục vụ tiêm chủng. Hiện tại, nước ta có 2 ứng viên vắc-xin Covid-19 được đánh giá có triển vọng.
Tại cuộc họp của Tổ công tác đặc biệt về nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng, phát triển vắc-xin Covid-19 sáng 17-7, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết Việt Nam phấn đấu trong năm 2021 sẽ có ít nhất 1 vắc-xin Covid-19 trong nước sản xuất thành công
Hiện tại, 2 ứng viên vắc-xin Covid-19 trong nước được đánh giá có triển vọng là vắc-xin Covid-19 Nano Covax của Công ty Nanogen và vắc-xin Covivac của Ivac. Trong đó, nhóm thử nghiệm vắc-xin Nano Covax đang triển khai giai đoạn 3b trên 12.000 tình nguyện viên, đã tiêm xong mũi 1 ngày 14-7, dự kiến hoàn tất mũi 2 trước ngày 15-8 để có dữ liệu báo cáo Bộ Y tế vào cuối tháng 8.
Với vắc-xin Covivac của Ivac đã thử nghiệm xong giai đoạn 1, đang chuẩn bị thử nghiệm giai đoạn 2 tại huyện Vũ Thư, Thái Bình.

Thứ trưởng Trần Văn Thuấn chủ trì cuộc họp Tổ công tác đặc biệt nghiên cứu vắc-xin Covid-19
Thứ trưởng Trần Văn Thuấn chủ trì cuộc họp Tổ công tác đặc biệt nghiên cứu vắc-xin Covid-19
Thứ trưởng Thuấn nhấn mạnh phát triển vắc-xin Covid-19 là một trong những ưu tiên của Chính phủ. Vừa qua, Thủ tướng đã mời chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) sang hỗ trợ để Việt Nam nhanh chóng sản xuất được vắc-xin, tiến tới tự chủ vắc-xin cho người dân và có thể xuất khẩu. Do đó, làm sao để tranh thủ tận dụng tối đa hỗ trợ của chuyên gia WHO trong công nhận phòng xét nghiệm, công nhận tiến trình thử nghiệm lâm sàng và quan trọng nhất là công nhận vắc-xin Covid-19 của Việt Nam.
Thứ trưởng Trần Văn Thuấn cũng đề nghị các thành viên của Tổ công tác đặc biệt phát huy cao nhất năng lực, trách nhiệm trong công việc. "Tổ công tác đặc biệt với mục tiêu hỗ trợ tối đa cho các nhà nghiên cứu, sản xuất vắc-xin phòng Covid-19 trong nước với phương châm chủ động tối đa, linh hoạt, các đơn vị cần đến đâu, chuyên gia của Tổ công tác đặc biệt hỗ trợ đến đó. Đồng thời đề nghị Cục Khoa học đào tạo và công nghệ chủ động mời thêm chuyên gia hỗ trợ khi cần theo đúng thẩm quyền.

Tiêm thử nghiệm vắc-xin Covid-19 Covivac
Tiêm thử nghiệm vắc-xin Covid-19 Covivac
Thứ trưởng Bộ Y tế giao các vụ/cục chức năng hỗ trợ tối đa cho các đơn vị nghiên cứu, sản xuất và nhập khẩu, cấp phép vắc-xin phòng Covid-19 trong trường hợp khẩn cấp.
Đồng thời, phân giao Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Viện Pasteur TP HCM, là 2 đơn vị đầu mối chính trong việc tổ chức thực hiện thử nghiệm lâm sàng chủ động các điều kiện tham gia (nhân lực, cơ sở vật chất, phương tiện…) và triển khai các nội dung nghiên cứu thử nghiệm vắc-xin chuyển giao công nghệ.
Bộ Y tế sẽ sớm trình Chính phủ kế hoạch sử dụng nguồn ngân sách từ Quỹ vắc-xin phòng Covid-19 để hỗ trợ triển khai thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 đối với các vắc-xin nghiên cứu sản xuất trong nước và chuyển giao công nghệ.

 
N.Dung (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cảnh báo tình hình bệnh cúm trong tuần đầu tháng 2 cao hơn hoặc tương đương với thời điểm cao nhất của mùa cúm và số ca nhập viện cũng như tử vong đều tăng.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.