Việt Nam lần đầu đăng cai Lễ hội Bonsai và Suiseki châu Á-TBD

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Lễ hội sẽ diễn ra từ ngày 15-18/11, đa dạng hoạt động đặc sắc như Triển lãm Bonsai Việt Nam với dự kiến sẽ quy tụ gần 1.000 tác phẩm nghệ thuật sinh vật cảnh từ 40 tỉnh, thành.

Cây atiso bonsai. (Ảnh minh họa: Nguyễn Dũng/TTXVN)
Cây atiso bonsai. (Ảnh minh họa: Nguyễn Dũng/TTXVN)



Ngày 7/11, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hội Sinh vật cảnh Việt Nam phối hợp cùng Công ty Cổ phần Du lịch Văn hóa Suối Tiên tổ chức công bố thông tin Lễ hội Bonsai và Suiseki châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 15-2019.

Với chủ đề “Nghệ thuật Bonsai - Nơi hội tụ của tình bạn và sự hòa hợp", Lễ hội sẽ diễn ra tại Khu Du lịch Văn hóa Suối Tiên, Quận 9.

Ông Trương Hoàng, Phó Chủ tịch Hội Sinh vật cảnh Việt Nam, cho biết, đây là lần đầu tiên Việt Nam đăng cai tổ chức Lễ hội với sự đầu tư kỹ lưỡng về quy mô lẫn chất lượng.

Cụ thể, năm nay Lễ hội sẽ diễn ra từ ngày 15-18/11, đa dạng hoạt động đặc sắc như Triển lãm Bonsai Việt Nam với dự kiến sẽ quy tụ gần 1.000 tác phẩm nghệ thuật sinh vật cảnh từ 40 tỉnh, thành.

Bên cạnh đó, Lễ hội dự kiến thu hút hơn 250 tác phẩm Suiseki, nổi bật là bộ sưu tập đá cảnh với những tác phẩm trị giá gần 10 tỷ đồng. Trong khuôn khổ Lễ hội cũng sẽ diễn ra triển lãm với hơn 100 ảnh nghệ thuật sinh vật cảnh của các nghệ nhân trong nước và quốc tế…

Ban tổ chức hướng đến mục tiêu giới thiệu, quảng bá hình ảnh văn hóa, du lịch và con người Việt Nam đến với người dân toàn cầu. Đặc biệt, ngành sinh vật cảnh Việt Nam mong muốn gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm và thúc đẩy hợp tác kỹ thuật, tạo điều kiện phát triển kinh tế sinh vật cảnh bằng việc nâng cao giá trị gia tăng.

Ông Huỳnh Đồng Tuấn, Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Du lịch Văn hóa Suối Tiên cho biết, công ty đã đầu tư đổi mới khuôn viên và chuẩn bị nguồn nhân lực để phục vụ công tác tổ chức Lễ hội Bonsai và Suiseki châu Á-Thái Bình Dương lần thứ 15-2019.

Với quy mô quốc tế, Lễ hội được kỳ vọng sẽ góp phần đẩy mạnh làn sóng lan tỏa tình yêu thiên nhiên, bảo vệ môi trường…

Đặc biệt, ngoài các hoạt động trong khuôn khổ Lễ hội, du khách trong và ngoài nước còn có thể trải nghiệm những kỳ quan độc đáo như lạc vào thế giới thiên nhiên tại Khu Du lịch Văn hóa Suối Tiên.

Lễ hội Bonsai và Suiseki châu Á-Thái Bình Dương được tổ chức lần đầu tiên tại Bali (Indonesia), với tinh thần thúc đẩy tình bạn giữa tất cả những người yêu cây cảnh và tinh thần yêu thiên nhiên, môi trường.

Sau gần 30 năm không ngừng lớn mạnh, được sự hưởng tích cực của nhiều quốc gia, Lễ hội đã trở thành sự kiện mang tầm quốc tế.

Song song đó, Lễ hội được tổ chức định kỳ hai năm một lần với hình thức luân phiên tại nhiều quốc gia như Trung Quốc, Singapore, Nhật Bản, Malaysia, Indonesia…

Mỹ Phương (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Xếp sách nghệ thuật

Xếp sách nghệ thuật

(GLO)- Như một kiến trúc sư với nguyên vật liệu là sách, các nhân viên Thư viện tỉnh Gia Lai đã dày công sáng tạo và mô phỏng thành công nhiều công trình văn hóa-lịch sử đẹp mắt nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền về văn hóa đọc.
Thơ Ngô Thanh Vân: Vào hội

Thơ Ngô Thanh Vân: Vào hội

(GLO)- Đất trời Tây Nguyên trong bung biêng thanh âm cồng chiêng, men cay rượu cần nồng nàn, vấn vít, nhịp xoang quyến luyến, tay nắm tay chẳng rời... được nhà thơ Ngô Thanh Vân một lần nữa nhắc đến trong bài thơ "Vào hội".

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

(GLO)- Đằng sau những người chiến sĩ cống hiến máu xương cho Tổ quốc là sự hy sinh lặng lẽ của những người mẹ. Họ lặng thầm tiễn lần lượt chồng, con lên đường để rồi mòn mỏi chờ đợi, nỗi đau dằng dặc đổi lấy niềm vui chung của quê hương, đất nước...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...