Việt Nam đang yêu cầu Mỹ hoàn trả cổ vật

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Lãnh đạo Cục Di sản văn hóa xác nhận với Tiền Phong rằng một số cổ vật có nguồn gốc từ Việt Nam bị buôn bán trái phép sắp được hoàn trả về Việt Nam. Cơ quan Điều tra an ninh nội địa Hoa Kỳ khẩn trương hoàn tất thủ tục hoàn trả cổ vật về cho Việt Nam.

Tháng 3/2023, Cục Di sản văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) nhận được đề nghị của Cơ quan Điều tra an ninh nội địa Hoa Kỳ, Bộ An ninh nội địa Hoa Kỳ về việc xác định nguồn gốc của một số cổ vật có khả năng từ Việt Nam bị buôn bán trái phép vào Hoa Kỳ.

Căn cứ hồ sơ Cơ quan Điều tra an ninh nội địa Hoa Kỳ cung cấp, Cục Di sản văn hóa đã làm việc với các chuyên gia cổ vật và xác định một số hiện vật này là cổ vật của Việt Nam được đưa ra khỏi Việt Nam bất hợp pháp.

Hiện vật gồm: dao găm đồng, cán hình người thuộc thời kỳ Văn hóa Đông Sơn, dài 23 cm, niên đại cách ngày nay từ 2.500 đến 2.000 năm. Trang sức đá thạch anh, khắc chìm hình thần Shiva thuộc văn hóa Chămpa, Việt Nam, niên đại Thế kỷ III-V. Tượng Quan Âm bằng gỗ sơn thếp vàng, niên đại Thế kỷ XVIII-XIX. Nhạc công Ginang đánh trống thuộc văn hóa Chămpa, chất liệu đá, niên đại Thế kỷ XIX (có khả năng giả cổ).

Hiện nay, việc này được Cơ quan Điều tra an ninh nội địa Hoa Kỳ khẩn trương hoàn tất thủ tục và tiến hành các bước hoàn trả về cho Việt Nam.

Lãnh đạo Cục Di sản văn hóa cho biết trước đó quá trình hợp tác về trao trả cổ vật được hai bên phối hợp chặt chẽ, một số hiện vật đã được trao trả cho Việt Nam. Từ tháng 8/2019, Cục Di sản văn hóa làm việc với Cục Thực thi Luật Nhập cư và Hải quan Hoa Kỳ (ICE), Cơ quan Điều tra an ninh nội địa (HIS) thuộc Bộ An ninh nội địa Hoa Kỳ (DHS) về việc phối hợp cung cấp thông tin liên quan đến các cổ vật có nguồn gốc từ Việt Nam bị buôn bán trái phép vào Hoa Kỳ và thảo luận khả năng hoàn trả các cổ vật này về Việt Nam.

Cục Di sản văn hóa cũng phối hợp với các cơ quan chức năng của Hoa Kỳ để xác nhận những cổ vật có nguồn gốc Việt Nam và cung cấp các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến việc nghiêm cấm buôn bán và đưa cổ vật trái phép ra khỏi Việt Nam.

Dao găm đồng, cán hình người thuộc thời kỳ Văn hóa Đông Sơn nằm trong danh sách các hiện vật sẽ được hoàn trả về Việt Nam. Ảnh: Cục Di sản văn hóa

Dao găm đồng, cán hình người thuộc thời kỳ Văn hóa Đông Sơn nằm trong danh sách các hiện vật sẽ được hoàn trả về Việt Nam. Ảnh: Cục Di sản văn hóa

Tháng 2/2022, Cục Di sản văn hóa tiếp tục làm việc với Cục Thực thi Luật Nhập cư và Hải quan Hoa Kỳ (ICE), Cơ quan Điều tra an ninh nội địa (HIS), thuộc Bộ An ninh nội địa Hoa Kỳ (DHS) thảo luận về các lĩnh vực hợp tác tiềm năng như phối hợp trong công tác điều tra, hỗ trợ kỹ thuật liên quan đến cổ vật, di sản văn hóa bị buôn bán trái phép ra khỏi Việt Nam và nhập khẩu trái phép vào Hoa Kỳ.

Sau quá trình điều tra và phối hợp với Cục Di sản văn hóa nghiên cứu, xác định các cổ vật có nguồn gốc từ Việt Nam trong số những cổ vật được cơ quan chức năng Hoa Kỳ thu giữ, phía Hoa Kỳ có thông tin chính thức với Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ về việc phía Hoa Kỳ đề nghị trao trả một số cổ vật được xác định là có nguồn gốc Việt Nam do FBI thu giữ được trong một cuộc điều tra hình sự tại Hoa Kỳ.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thống nhất ủy quyền và hướng dẫn tiếp nhận cổ vật trên cho Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ. Tháng 8/2022 phía Hoa Kỳ đã bàn giao cho Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ những cổ vật đã xác định là có nguồn gốc Việt Nam gồm: Một rìu đá Hậu kỳ đá mới, bốn hiện vật văn hóa Đông Sơn, ba tượng cá sấu đá, hai tẩu đồng.

Ngày 18/11/2022, Bộ VHTTDL giao Bảo tàng Lịch sử quốc gia tiếp nhận 10 cổ vật nêu trên do Mỹ trao trả Việt Nam thông qua Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ.

Việt Nam chính thức gia nhập Công ước UNESCO 1970 về Chống buôn bán trái phép tài sản văn hóa năm 2005 với quan điểm nhận diện rõ di sản văn hóa Việt Nam và xây dựng các chính sách pháp lý, biện pháp ngăn chặn buôn bán trái phép cổ vật, tài sản văn hóa trên lãnh thổ Việt Nam.

Đồng thời, Việt Nam cũng nỗ lực trong các quan hệ ngoại giao để cùng các nước nhận diện di sản văn hóa Việt Nam bị đưa ra nước ngoài bất hợp pháp trong quá khứ để tìm cách đưa các di sản văn hóa này về với vị trí nguyên gốc của di sản.

Đến nay, với sự hỗ trợ của một số nước, nhiều cổ vật đã được đưa về Việt Nam. Năm 2018, 18 cổ vật Việt Nam do Cơ quan phòng chống tội phạm Công an Berlin (Đức) thu giữ từ 1 vụ buôn bán trái phép được trao trả cho Việt Nam. Năm 2015 và 2021, một số cổ vật của Huế cũng được Chính phủ và một số nhà hảo tâm nước ngoài đấu giá thành công và đưa về Việt Nam.

Đầu năm 2022, Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ cũng đã trao đổi với Cục Di sản văn hóa về khả năng hồi hương một số cổ vật do cơ quan chức năng Hoa Kỳ thu giữ từ một vụ điều tra buôn bán trái phép tại Hoa Kỳ. Những hiện vật này dự kiến sẽ về Việt Nam trong dịp Thủ tướng Việt Nam sang thăm Hoa Kỳ.

Hoa Kỳ và Việt Nam từng có hai cuộc trao đổi trưng bày cổ vật rất thành công: Nghệ thuật cổ Việt Nam - Từ Châu thổ ra Biển lớn, trưng bày tại Bảo tàng Hội Châu Á, New York, Hoa Kỳ, năm 2009; Đông Nam Á sớm: Nghệ thuật điêu khắc Hindu và Phật giáo từ thế kỷ V đến thế kỷ IX tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan, New York, Hoa Kỳ năm 2014.

Có thể bạn quan tâm

Lưu giữ “men say” của đại ngàn

Lưu giữ “men say” của đại ngàn

(GLO)- Hiện nay, nhiều gia đình người dân tộc thiểu số ở Gia Lai vẫn giữ nghề ủ rượu cần truyền thống từ men lá tự nhiên. Theo thời gian, họ đã cùng nhau lưu giữ “men say” của đại ngàn, giúp cho thức uống mang đậm dấu ấn văn hóa của cộng đồng các dân tộc ở Tây Nguyên được chắp cánh bay xa.

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

(GLO)- Đây là số cuối cùng của chuyên mục “Gương mặt thơ” trên báo Gia Lai Cuối tuần do tôi phụ trách.Chuyên mục đã đi được hơn 2 năm (từ tháng 10-2022), tới nay đã giới thiệu tác phẩm của hơn 100 nhà thơ nổi tiếng trên thi đàn cả nước.

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là di sản có tiềm năng khai thác kinh tế du lịch. Ảnh: Minh Châu

Những ngày làm hồ sơ “Không gian văn hóa cồng chiêng”

(GLO)- Ngày 23-3-2004, Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch) ban hành quyết định về việc xây dựng hồ sơ ứng cử quốc gia “Vùng văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” là di sản tiếp nối trình UNESCO công nhận là kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại.

Già làng Đônh (bìa phải) giới thiệu về chiếc nỏ của người Bahnar. Ảnh: R.H

Điểm tựa Kon Brung

(GLO)- Không chỉ tâm huyết với công tác hòa giải, già làng Đônh (SN 1960; làng Kon Brung, xã Ayun, huyện Mang Yang) còn rất tâm huyết với việc bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc. Với bà con, ông là điểm tựa của làng Kon Brung.

Về miền di sản

Về miền di sản

(GLO)- Những địa danh lịch sử, điểm di sản là nơi thu hút nhiều người đến tham quan, tìm hiểu. Được tận mắt chứng kiến và đặt chân lên một miền đất giàu truyền thống luôn là trải nghiệm tuyệt vời và xúc động đối với nhiều người.

“Điểm sáng văn hóa vùng biên”

“Điểm sáng văn hóa vùng biên”

(GLO)- Năm 1993, Sở Văn hóa-Thông tin (VH-TT) và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai đã ký kết chương trình phối hợp hành động với nhiều hoạt động thiết thực, trong đó có mô hình “Điểm sáng văn hóa vùng biên”.

Mừng lúa mới trên cao nguyên

Mừng lúa mới trên cao nguyên

(GLO)- Sau khi thu hoạch mùa vụ và đưa lúa về kho, đồng bào Jrai náo nức với lễ mừng lúa mới. Nghi lễ nông nghiệp cổ truyền độc đáo này đã được bà con duy trì từ bao đời nay.