Vì sao Việt Nam chưa tiêm vắc-xin Covid-19 cho người dưới 18 tuổi?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bộ Y tế cho biết chưa tiêm vắc-xin Covid-19 cho trẻ em bởi với nguồn vắc-xin còn hạn chế hiện nay, cần tập trung ưu tiên vắc-xin cho lực lượng tuyến đầu phòng chống dịch và phát triển kinh tế, người cao tuổi, người có bệnh lý nền...
Bộ Y tế cho biết đến nay Việt Nam đã tiêm được hơn 16 triêu liều vắc-xin Covid-19 trong đó hơn 1,56 triệu người trên 18 tuổi đã tiêm đủ 2 mũi vắc-xin. Hiện có 4 loại vắc-xin Covid-19 đang được tiêm chủng gồm: AstraZeneca, Moderna, Pfizer và Vero Cell của Sinopharm. Đến nay, nhiều quốc gia đã phê duyệt sử dụng vắc-xin Covid-19 của Pfizer tiêm cho đối tượng từ 12-18 tuổi.
Trước đó, tại Việt Nam, Sở Y tế Bình Dương đã có văn bản gửi Bộ Y tế xin chủ trương tiêm vắc-xin Covid-19 cho trẻ 12-18 tuổi. Hiện Bình Dương là địa phương có số mắc Covid-19 cao thứ 2 cả nước và cũng thuộc nhóm được ưu tiên phân bổ vắc-xin.
 
Tiêm vắc-xin Covid-19 cho người dân ở TP HCM - Ảnh: Hoàng Triều
Tiêm vắc-xin Covid-19 cho người dân ở TP HCM. Ảnh: Hoàng Triều
Tuy nhiên, Bộ Y tế cho biết việc lựa chọn đối tượng tiêm vắc-xin thực hiện theo Nghị quyết 21 của Chính phủ và các quyết định của bộ này về tăng cường các biện pháp phòng chống dịch.
Theo đó, ưu tiên tiêm trước cho các địa bàn, khu vực đang có dịch, tiêm ngay cho lực lượng y tế tuyến đầu, người cao tuổi, các trường hợp có bệnh lý nền, nhân viên đại sứ quán, lãnh sự quán các nước tại Việt Nam, lực lượng tuyến đầu về phát triển kinh tế (các nhà đầu tư, doanh nghiệp, khu công nghiệp, nhóm cung cấp dịch vụ thiết yếu, nhóm đảm bảo lưu thông, cung cấp hàng hóa).
Với số lượng vắc-xin hạn chế hiện nay, Bộ Y tế cho rằng cần tập trung ưu tiên các đối tượng nêu trên, trong trường hợp có điều chỉnh về lứa tuổi tiêm vắc-xin thì sẽ có hướng dẫn sau.
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, một chuyên gia dịch tễ cho biết việc tiêm vắc-xin Covid-19 cho trẻ em là rất cần thiết nhưng thời điểm này Việt Nam chưa có đủ vắc-xin cho nhóm đối tượng này. "Trẻ em bị bệnh Covid-19 cũng rất nguy hiểm, trẻ con cũng có thể lây bệnh cho người lớn, người già và những người xung quanh. Trẻ em bị bệnh cũng có nguy cơ diễn biến nặng nhưng để triển khai tiêm vắc-xin cho nhóm đối tượng này phải có vắc-xin"- vị chuyên gia này nói.
Theo một chuyên gia này, tại Việt Nam hiện chưa tiêm vắc-xin Covid-19 cho trẻ em vì số lượng vắc-xin còn hạn chế, cần nhắm đến đối tượng nguy cơ cao hơn. Bên cạnh đó, trẻ em nếu mắc Covid-19 thường có triệu chứng, biến chứng nhẹ hơn rất nhiều so với người lớn mắc bệnh.
Bộ Y tế cho biết trước đó, đã đàm phán với Pfizer và thỏa thuận mua 20 triệu liều vắc-xin dành cho trẻ 12-17 tuổi. Thông tin cho đến nay cho biết lô Pfizer dành cho trẻ em này sẽ về Việt Nam vào quý 4 hoặc cuối quý 4 năm nay. "Khi ấy chúng ta sẽ tiêm cho trẻ em. Vì nếu không tiêm cho trẻ em thì không thể hoàn thiện lá chắn phòng thủ với Covid-19 cho cộng đồng"- chuyên gia dịch tễ nhận định.
Cũng theo vị chuyên gia này, các thông báo cho thấy đã ghi nhận những trường hợp viêm cơ tim sau khi tiêm vắc-xin Covid-19 cho trẻ em (dù rất hiếm). Trẻ em rất hiếu động, không để ý dấu hiệu sức khỏe sau tiêm như người lớn. "Nếu có những hành động quá sức như nô đùa, thể thao sẽ ảnh hưởng sức khỏe nhiều. Do đó, khi tiêm chủng vắc-xin Covid-19 cho trẻ em thì cần theo dõi cẩn trọng giống như tiêm các loại vắc-xin khác trong chương trình tiêm chủng mở rộng"- ông khuyến cáo.
Pfizer cũng là vắc-xin duy nhất cho đến nay có chỉ định sử dụng cho trẻ em 12-17 tuổi. Trong các loại vắc-xin Covid-19 đang được tiêm, chỉ có vắc-xin Pfizer đã có thử nghiệm lâm sàng ở người từ 12 đến 18 tuổi.
Hãng này cũng đã thử nghiệm lâm sàng cho nhóm dưới 12 tuổi. Tại Mỹ, vắc-xin này được yêu cầu bổ sung đối tượng cho thử nghiệm lâm sàng trước khi FDA Mỹ thông qua cho nhóm trẻ nhỏ hơn. Tuy nhiên, vắc-xin đã có đủ độ an toàn để tiêm cho trẻ em.
N.Dung (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Bảo hiểm y tế, chiều 2711. Ảnh Media Quốc hội. Nguồn vnexpress.net

Người mắc bệnh hiểm nghèo sẽ được chuyển bảo hiểm y tế lên thẳng cấp chuyên sâu

(GLO)- Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, trong đó có điểm mới về thông cấp khám-chữa bệnh với quy định một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo... được lên thẳng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp chuyên sâu.

Cảnh báo nguy cơ bùng phát bệnh sởi

Cảnh báo nguy cơ bùng phát bệnh sởi

(GLO)- Những ngày gần đây, số ca mắc sởi trên địa bàn tỉnh Gia Lai có chiều hướng tăng nhanh. Trước tình hình đó, ngành Y tế đang triển khai đồng bộ nhiều biện pháp phòng ngừa, quyết tâm không để bệnh sởi bùng phát và lây lan trên diện rộng.