Vì sao phụ nữ thời nay muộn chồng?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ngày càng nhiều phụ nữ đẹp, thông minh, thành đạt, có mọi thứ nhưng lại không muốn lấy chồng... Họ không ế nhưng tại sao?
 Vui tươi, trẻ trung, xinh đẹp và thành đạt là những người phụ nữ của hôm nay
Vui tươi, trẻ trung, xinh đẹp và thành đạt là những người phụ nữ của hôm nay
Nhiều cô gái ở độ tuổi gần 30, có người lên đến 40 tuổi vẫn chưa lấy chồng, không như phụ nữ ngày xưa.
Vừa đẹp vừa giỏi, không lo ế?
Chị bạn thân của tôi 44 tuổi, đẹp, cao 1,68m, chăm bơi lội, khéo ứng xử, từng làm quản lý ở một doanh nghiệp lớn, có nhà riêng, tài khoản ngân hàng tồn quỹ nhiều chữ số. Gì chị cũng có, cũng thành công, nhưng chị vẫn chưa chồng. 
Có lần chị nói rất mạnh rằng chị muốn tập hợp những phụ nữ giống mình, để nói với các chị em cách làm một phụ nữ độc thân hạnh phúc như chị, theo chị, cuộc sống độc thân luôn vui và hạnh phúc.
Thử lý giải vì sao chị đẹp, giàu, giỏi mà lại chưa chồng? Chị kể lúc trẻ chị từng có một mối tình đẹp với một người hoàn hảo, nhưng mối tình tan vỡ và từ đó đến nay chị chưa thấy một người nào xứng đáng để mình "nâng khăn sửa túi". Năm nào chị cũng có mối, gật đầu là lên xe hoa luôn, nhưng chị cứ chưa ưng, chưa hợp, người nào cũng có chút khiếm khuyết.
Đây không phải là trường hợp hiếm hoi trong số các chị em muộn lấy chồng. Rất nhiều chị em chưa chồng hội đủ các yếu tố xinh, thậm chí thừa các tiêu chí để làm vợ, làm mẹ, làm nữ chủ nhân tuyệt vời của gia đình, nhưng họ cứ lần lữa không muốn lấy chồng...
Chuyện muộn chồng với cá nhân họ không có gì bất tiện. Theo các chị này thì chỉ... khó chịu một chút là cha mẹ giục giã, lối xóm và họ hàng hay hỏi thăm.
Phụ nữ đã tiến xa hơn
Khi khuyên giải các con gái, cháu gái chưa lấy chồng hoặc đang trục trặc với người yêu, các bà, mẹ, chị gái hay khuyên con em mình là có hai nhóm đàn ông dễ gặp, các con cân nhắc.
Nhóm đàn ông thứ nhất thông minh, giỏi, kiếm nhiều tiền thì... dễ có bồ, lấy được những người đàn ông như thế thì chị em dễ phải chịu cảnh chồng chung. 
Nhóm hay gặp thứ 2 là những chàng trai hiền lành, chân chất hạt bột, nguy cơ chồng chung thì ít nhưng chị em dễ phải "đứng mũi chịu sào" trong công việc gia đình. Vì thế khi gia đình hay tình yêu trục trặc, gia đình luôn khuyên con gái, chị em gái trong nhà là nín nhịn cho lành.
Cũng có một điều các gia đình hay khuyên con em của họ là nam giới hay thích các cô gái ngây thơ, chịu dựa dẫm vào nam giới chứ đừng tỏ ra khôn hơn, giỏi hơn. 
Khổ nỗi ngày nay nam và nữ đều được học hành tử tế, tỉ lệ nữ giới đi làm ở VN chỉ thấp hơn nam giới chút đỉnh, nguyên tắc bình đẳng lại được đề cao.
Tổng giám đốc, giáo sư, tiến sĩ, nhà báo, luật sư và cả trong bốn tỉ phú USD được công nhận ở VN có một phụ nữ, thậm chí phụ nữ đã làm được cả cơ trưởng tức là nam giới làm được điều gì thì giờ đây phụ nữ cũng làm được. 
Vậy mà lề thói, suy nghĩ chung của xã hội vẫn muốn họ giả khờ "không biết gì" để lấy được chồng?
Các chị em thông minh không muốn giả vờ dựa dẫm vào đàn ông để lấy họ làm chồng, và xã hội lại kháo nhau rằng họ "ế vì cao không tới, thấp không thông, không ai dám lấy"!
Trong khi đó, nhiều bạn nam cũng thừa nhận rằng ở với một người vợ thông minh và hiểu biết sẽ thích hơn nhiều nếu phải ở với một người vợ ngây ngô, khờ khạo chỉ biết dựa vào chồng.
Tại em hay tại anh?
Một em gái tôi quen làm việc trong ngành ngân hàng, xinh xắn, chăm chỉ, vợ chồng trẻ đã có con trai đầu lòng. Cuộc sống an ổn thế mà cô ấy lại nộp đơn ly dị ra tòa.
Khi tìm hiểu thì thấy lý do như nhiều cuộc ly dị khác: cô gái ấy đã lấy phải một người chồng trẻ con, dù đã là bố trẻ con nhưng anh chồng vẫn như khi ở với bố mẹ, vẫn làm ông kễnh trong nhà. Lâu dần vợ không chịu nổi...
Các mẹ có con trai luôn được nhà chồng nể hơn những mẹ sinh toàn con gái, bất hợp lý đó vẫn diễn ra. Ở trong nhà, con trai luôn được dạy kiểu họ sinh ra để làm việc lớn, việc gì phải rửa bát, nấu cơm.
Nếu không thay đổi về cách giáo dục các bé trai thì tới đây VN cũng như nhiều quốc gia châu Á khác, phụ nữ e ngại lập gia đình. Hiện giờ làn sóng ấy đã bắt đầu ở một lứa phụ nữ thành thị: giỏi, đẹp, giàu nhưng không chịu lấy chồng.
Minh Hà (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Thanh niên xã Nghĩa An (huyện Kbang) khám sơ tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự. Ảnh: M.P

Kbang bảo đảm chất lượng thanh niên lên đường nhập ngũ

(GLO)- Nhằm nâng cao chất lượn tuyển quân năm 2025, Hội đồng Nghĩa vụ quân sự (NVQS) huyện Kbang, Gia Lai triển khai đồng bộ quy trình tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ, đồng thời, chỉ đạo các xã, thị trấn tổ chức khám sơ tuyển sức khỏe NVQS bảo đảm chặt chẽ, công bằng, công khai, đúng luật.

Trao gửi yêu thương đến trẻ em ở làng tái định cư

Trao gửi yêu thương đến trẻ em ở làng tái định cư

(GLO)- Hàng trăm người dân và trẻ em ở xã Ia Phí (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đã nhận được nhận những phần quà ý nghĩa tại chương trình “Áo ấm cho em” do Ban Thanh niên Công an tỉnh Gia Lai, Ban Thanh niên Công an tỉnh Bình Dương phối hợp cùng Huyện Đoàn Chư Păh, Câu lạc bộ Thầy thuốc trẻ tỉnh trao tặng trong ngày 4-12 vừa qua.

Với sự quyết tâm cao, tiểu trại Krông Pa-Phú Thiện đạt giải nhất toàn đoàn của trại huấn luyện cán bộ Đoàn-Hội lần thứ IX. Ảnh: P.L

Trại huấn luyện cán bộ Đoàn-Hội lần thứ IX trau dồi kỹ năng, vượt qua thử thách

(GLO)- “Hiểu lý luận-Giỏi kỹ năng-Chinh phục thử thách-Vượt qua chính mình” là điều mà Tỉnh Đoàn, Hội Liên hiệp thanh niên (LHTN) Việt Nam tỉnh kỳ vọng vào 111 trại sinh tham gia trại huấn luyện cán bộ Đoàn-Hội lần thứ IX-2024 diễn ra trong 3 ngày (từ 27 đến 29-11) tại Trường Cao đẳng Gia Lai.

Giới trẻ Gia Lai săn lùng “hộp mù” Baby Three

Giới trẻ Gia Lai săn lùng “hộp mù” Baby Three

(GLO)- Những tháng cuối năm 2024, “hộp mù” Baby Three là từ khoá hot nhất trên mạng xã hội. Giới trẻ Gia Lai cũng không nằm ngoài xu hướng khi ngày càng có nhiều người hưởng ứng trào lưu và nhiều điểm bán sẵn sản phẩm “mọc lên” trên khắp Phố núi.

Bếp ăn 0 đồng-Trao yêu thương, nhận niềm vui

Bếp ăn 0 đồng-Trao yêu thương, nhận niềm vui

(GLO)- Chỉ sau hơn 2 tuần hoạt động, "Bếp ăn 0 đồng" bên hông Bệnh viện Nhi Gia Lai của đôi bạn thân Phạm Thị Diễm và Huỳnh Thị Trúc Lâm đã trở thành nơi sẻ chia yêu thương và mang lại những suất cơm miễn phí giúp ấm lòng những người bệnh và gia đình khó khăn.