Giới trẻ Gia Lai săn lùng “hộp mù” Baby Three

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Những tháng cuối năm 2024, “hộp mù” Baby Three là từ khoá hot nhất trên mạng xã hội. Giới trẻ Gia Lai cũng không nằm ngoài xu hướng khi ngày càng có nhiều người hưởng ứng trào lưu và nhiều điểm bán sẵn sản phẩm “mọc lên” trên khắp Phố núi.

Giữa lúc trào lưu sưu tầm búp bê Labubu hay “xé túi mù” chưa có dấu hiệu hạ nhiệt thì “hộp mù” (hay còn gọi là blind box) trở thành tâm điểm chú ý và được nhiều bạn Gen Z săn đón. Đánh trúng tâm lý thích “đập hộp” của giới trẻ, Baby Three tiếp tục giữ vững vị trí món đồ chơi yêu thích và trào lưu chưa có dấu hiệu hiệu hạ nhiệt.

20241130-153916.jpg
Đồ chơi Baby Three đa dạng từ mẫu mã, hình dáng tới màu sắc. Ảnh: Ngọc Duy

Baby Three là dòng đồ chơi thú nhồi bông được sản xuất bởi một thương hiệu Trung Quốc. Mỗi mẫu đồ chơi Baby Three có thiết kế đa dạng, lấy cảm hứng từ các loài động vật đáng yêu như mèo, gấu, thỏ,…

Giá bán lẻ của các sản phẩm Baby Three thay đổi tùy thuộc vào dòng sản phẩm. Chẳng hạn, dòng Baby Three Macaron có giá khoảng 270.000-280.000 đồng, trong khi dòng 12 con giáp được niêm yết ở mức 290.000 đồng. Dòng Lucky Cat nhỉnh hơn với giá 390.000 đồng, còn Baby Three V3 nằm ở phân khúc cao hơn, dao động từ 480.000-500.000 đồng. Đáng chú ý, những sản phẩm hiếm hoặc đang trong tình trạng khan hiếm thường được rao bán với mức giá vượt xa giá niêm yết thông thường.

“Thay vì phải bỏ ra số tiền lớn cho các thương hiệu xa xỉ, mình có thể tận hưởng cảm giác phấn khích khi bóc tem đồ chơi với mức giá hợp lý”-bạn Nguyễn Khánh Trân (21 tuổi, tổ 1, phường Phù Đổng, TP. Pleiku) hào hứng nói khi được hỏi về mục đích sưu tầm đồ chơi.

Tương tự như Trân, nhiều bạn trẻ vì tâm lý thích đập hộp hay tò mò, muốn bắt kịp xu hướng nên săn lùng Baby Three. Tuy nhiên, với em Lê Hiếu Kiên (17 tuổi, tổ 10, phường Ia Kring, TP. Pleiku) thì món đồ chơi này như một phần thưởng đáng yêu.

“Em biết đến Baby Three khoảng 1 tháng khi món đồ chơi này phủ sóng khắp Facebook và Instagram. Baby Three có nhiều phiên bản khác nhau và dễ thương nên khi mua em cũng rất hài lòng. Đặc biệt, xung quanh em các cô chú đều biết đến Baby Three và tìm mua cho con của họ. Em thấy đây giống như một món quà tinh thần khích lệ các bạn nhỏ sau giờ học căng thẳng”-Kiên cho hay.

img-20241130-192229.jpg
Nhiều bạn trẻ Gia Lai hào hứng khi cầm trên tay “hộp mù” Baby Three. Ảnh: Ngọc Duy

Dù xuất phát từ nhiều lý do khác nhau, số tiền bỏ ra để sưu tầm Baby Three có thể từ hàng trăm nghìn đến hàng triệu đồng. Bạn Nguyễn Khánh Trân chia sẻ thêm: “Mình đã bỏ ra gần chục triệu đồng để sở hữu hơn 20 Baby Three, trong đó có các bản hiếm. Để sở hữu phiên bản giới hạn với thiết kế đẹp mắt, mình phải mua nhiều lần và chấp nhận yếu tố may rủi đi kèm khi khui trúng các nhân vật không như mong muốn”.

Độ chịu chi, chịu chơi của giới trẻ cùng với nhu cầu tìm mua Baby Three tăng cao đã mở ra cơ hội kinh doanh mới tại TP. Pleiku. Tại một điểm bán trên đường Nguyễn Thái Học, chị Nguyễn Thị Ngọc Diễm (30 tuổi, tổ 4, phường Hội Thương, TP. Pleiku)-chủ cửa hàng văn phòng phẩm cũng bắt kịp xu hướng này. Ban đầu với ý định bán online, tuy nhiên sau khi bán trực tiếp tại cửa hàng chỉ trong vòng 2 ngày, chị đã bán hết 22 trên tổng số 30 hộp Baby Three.

“Ở Gia Lai có nhiều người tìm mua đồ chơi này nhưng lại có ít người bán, thường là bán online. Tôi thấy nhu cầu người mua và dự đoán trend này hot và có vẻ sẽ kéo dài hơn trend sưu tầm Labubu nên quyết định nhập Baby Three về bán tại cửa hàng văn phòng phẩm của mình. Vốn dĩ tôi cũng đam mê món đồ chơi này và muốn tạo điều kiện cho người chơi nên mỗi sản phẩm tôi chỉ lấy lãi khoảng 30.000-35.000 đồng”- chị Diễm bộc bạch.

img-20241130-171002-2-3693.jpg
Chị Nguyễn Thị Ngọc Diễm giới thiệu các mẫu mã Baby Three cho nhóm người mua tại cửa hàng. Ảnh: Ngọc Duy

Chị Phạm Trần Đan Thanh (31 tuổi, tổ 2, phường Ia Kring, TP. Pleiku) là một trong những người đầu tiên đem Baby Three về bán tại Gia Lai, cho biết: “Hiện nay, không khó để nhập Baby Three về bán như thời gian đầu. Tôi thường nhập trực tiếp từ các đại lý uy tín ở Hà Nội hay TP. Hồ Chí Minh. Các bạn trẻ biết đến và tìm mua vẫn khá đông nên tôi vẫn sẽ duy trì công việc buôn bán này”.

Có thể thấy trào lưu săn lùng “hộp mù” Baby Three có sức hút và sức lan toả nhất định tại Gia Lai. Đây là một món đồ chơi đẹp có ý nghĩa sưu tầm nhưng cũng có thể là một bẫy tâm lý đối với giới trẻ.

Em Nguyễn Tô Quang Sỹ (16 tuổi, tổ 1, phường Hội Thương, TP. Pleiku) thừa nhận yêu thích và có phần “nghiện” Baby Three khi liên tục mua và được bố mẹ tặng món đồ chơi này.

“Em đang sưu tầm Baby Three với mẫu mắt lé, vì thế mà em đã mua rất nhiều để thử vận may. Gần đây em ý thức được bản thân không thể chạy đua theo trào lưu nên bắt đầu tiết chế và chỉ mua những mẫu Baby Three có giá trị hợp túi tiền hơn”-em Sỹ tâm sự.

img-20241130-173437.jpg
Chị Phạm Trần Đan Thanh là một trong những người đầu tiên đem Baby Three về bán tại Gia Lai. Ảnh: Ngọc Duy

Dù vậy, không thể phủ nhận “hộp mù” Baby Three là hiện tượng tiêu dùng kết hợp giải trí của Gen Z, đặc biệt là trong kỷ nguyên “mua sắm giải trí”. Nhưng liệu trào lưu này có tồn tại được lâu hay cũng sớm qua đi như nhiều trào lưu nhất thời khác. Chỉ có thời gian là câu trả lời xác đáng nhất.

Hưởng ứng xu hướng “đập hộp” Baby Three, các bạn trẻ cũng cần lưu ý tìm các nguồn bán uy tín, có mã QR và hạn chế giao dịch qua các tay buôn trung gian để tránh mua phải hàng dỏm, “tiền mất tật mang”.

Có thể bạn quan tâm

Short video Chuyện Người Gia Lai podcast số 46: Vượt định kiến, định nghĩa lại đam mê

Short video Chuyện Người Gia Lai podcast số 46: Vượt định kiến, định nghĩa lại đam mê

(GLO)- Cùng Chuyện Người Gia Lai số 46 gặp gỡ Liên Quỳnh-nữ cơ thủ đầy bản lĩnh của phố núi. Từ đam mê mãnh liệt, chị đã vượt qua những định kiến để theo đuổi môn billiard. Bằng sự bền bỉ, kiên trì, Liên Quỳnh đang từng bước chinh phục đỉnh cao trên hành trình vốn không mấy “ưu ái” phái nữ này.

Phóng viên trẻ Gen Z đã và đang hướng bản thân trở thành người làm báo đa năng (ảnh nhân vật cung cấp).

Phóng viên gen Z “kể chuyện” bằng đa ngôn ngữ

(GLO)- Trong dòng chảy sôi động của báo chí đương đại, một thế hệ nhà báo mới đang từng bước khẳng định mình bằng sự linh hoạt, nhạy bén và sáng tạo. Họ là những người làm báo thế hệ gen Z trưởng thành giữa làn sóng công nghệ và có thể “kể chuyện” với đa ngôn ngữ trên nhiều nền tảng.

“Cháy” hết mình với nghề

“Cháy” hết mình với nghề

(GLO)- Họ là những phóng viên luôn “cháy” hết mình với nghề. Không quản ngại khó khăn, họ sẵn sàng xông pha, dấn thân… để đem đến cho bạn đọc, khán thính giả những thông tin giá trị, hấp dẫn, sinh động và mang đậm hơi thở cuộc sống.

Nhiệt kế khổng lồ cao 12m đặt ngoài trời. (Ảnh: Internet)

Mùa hè - Mùa du lịch cao điểm của "chảo lửa" Hoả Diệm Sơn

(GLO)- Khác với tâm lý tìm đến những bãi biển nổi tiếng hay những khu di lịch mát mẻ để giải nhiệt vào mùa hè, nhiều du khách lại thích thú trải nghiệm nền nhiệt cao vào mùa nắng nóng đỉnh điểm của "chảo lửa" Hoả Diệm Sơn tại vùng lãnh thổ tự trị Tân Cương, Trung Quốc.

Gen Z lan tỏa lối sống tích cực

Gen Z lan tỏa lối sống tích cực

(GLO)- Trong bối cảnh chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ, giới trẻ đã thể hiện sự năng động, sáng tạo qua các nền tảng như Vlog, TikTok, podcast... Không chỉ là trào lưu mạng xã hội, xu hướng này phản ánh cách giới trẻ tiếp cận công nghệ, thể hiện bản thân và kết nối với cộng đồng.

Người trẻ đột phá công nghệ, vươn mình vào kỷ nguyên mới

Người trẻ đột phá công nghệ, vươn mình vào kỷ nguyên mới

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc là kỷ nguyên đột phá trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đưa quốc gia, dân tộc lên một tầm cao mới, tiến cùng thời đại. Nhận thức rõ vai trò và sứ mệnh của mình, người trẻ đã tiên phong đột phá công nghệ để cùng đất nước vươn mình, phát triển.