Nữ giám đốc với thương hiệu hồng sấy dẻo treo gió

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Vốn là cô giáo trường làng, nhưng Vương Thị Thương lại có “duyên nợ” với đặc sản quê hương nên cô đã quyết định rời xa mái trường về khởi nghiệp với nghề làm hồng sấy dẻo treo gió.

Chúng tôi gặp Vương Thị Thương tại Diễn đàn kết nối giao thương xuất nhập khẩu nông lâm thủy sản Việt Nam - Trung Quốc vừa được tổ chức vào đầu tháng 12/2024 tại thành phố Lạng Sơn. Bằng giọng nói nhỏ nhẹ, Thương kể lại lý do để cô quyết định thôi nghề giáo, bước ra thương trường là bởi khi đến mùa thu hoạch quả hồng vành khuyên- một đặc sản độc đáo của địa phương, người nông dân lại lao đao, lúc được mùa thì mất giá, lúc được giá lại mất mùa khiến cô rất trăn trở…

Nữ giám đốc người Tày Vương Thị Thương. ảnh: Duy Chiến
Nữ giám đốc người Tày Vương Thị Thương. ảnh: Duy Chiến

Năm 2022, Vương Thị Thương cùng 7 thành viên có kinh nghiệm ở địa phương thành lập Hợp tác xã (HTX) nông sản sạch Toàn Thương, do cô làm Giám đốc. Doanh nghiệp liên kết với bà con mở rộng phát triển vùng trồng hồng rộng 50ha theo hướng hữu cơ. Sau đó, được sự hỗ trợ của Sở Công thương tỉnh Lạng Sơn về máy móc, kết hợp vay vốn ưu đãi, Giám đốc Thương mạnh dạn đầu tư xây dựng xưởng sản xuất tổng diện tích trên 1.000m2, gồm khu sơ chế, nhà kính treo hồng, kho lạnh... với tổng mức đầu tư hơn 1 tỷ đồng. “Sau mỗi lần đúc kết thêm kinh nghiệm, làm ăn có hiệu quả HTX lại dành dụm để mua sắm thêm máy gọt vỏ, máy hút chân không, lên giàn, massage, hạ giàn, đóng gói theo công nghệ Nhật Bản, thiết kế theo quy trình khép kín”, Giám đốc Thương chia sẻ.

Hiện nay, HTX Toàn Thương sản xuất ra hai dòng sản phẩm chính là hồng sấy nhiệt và hồng treo gió thủ công. Điểm nổi bật của hồng vành khuyên treo gió là quả treo 10 - 12 ngày đã có thể đẩy hết chất chát đi, săn chắc lại. Chất lượng hồng treo gió của HTX Toàn Thương ngày càng khẳng định trên thị trường, được du khách trong và ngoài nước đón nhận. Thời điểm hiện tại, sản phẩm hồng treo gió được bán với giá khoảng 300.000 đồng/kg, cao gấp 20 lần so với quả hồng tươi.

Theo báo cáo, hiện nay người dân địa phương trồng 1.300ha hồng, thu hoạch hơn 11.200 tấn hồng mỗi năm, HTX Toàn Thương bao tiêu tới 80% sản lượng hồng cho bà con địa phương. Năm 2023, HTX chế biến ra 10 tấn hồng thành phẩm, doanh thu đạt 2,5 tỷ đồng. Mùa hồng năm nay, doanh nghiệp đang có kế hoạch xuất khẩu sang thị trường Thái Lan và Trung Quốc với dự tính doanh thu đạt 10 tỷ đồng.

Theo Nguyễn Duy Chiến (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Khởi nghiệp 'không đụng hàng'

Khởi nghiệp 'không đụng hàng'

Từ những thực vật hoang dại, nhưng với sự sáng tạo và bàn tay khéo léo, nhiều startup đã cho ra đời những sản phẩm bất ngờ. Không chỉ nâng tầm giá trị tài nguyên sẵn có, họ còn tạo cơ hội đưa sản phẩm vươn xa.

Khởi nghiệp ở 'cổng trời'

Khởi nghiệp ở 'cổng trời'

Vĩnh Sơn là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện miền núi Vĩnh Thạnh (Bình Định). Nằm ở độ cao khoảng 800m so mặt nước biển, Vĩnh Sơn được ví von là “cổng trời”, mang nét đẹp nguyên sơ đặc trưng.

Nhất nghệ tinh nhất thân vinh - Bài cuối: Phù thủy của những cỗ máy thời gian

Nhất nghệ tinh nhất thân vinh - Bài cuối: Phù thủy của những cỗ máy thời gian

Chúng tôi xin kết thúc tuyến bài này bằng câu chuyện về một người thợ sửa đồng hồ đã phát triển thành một chuỗi của hàng sửa chữa đồng hồ uy tín. Câu chuyện của anh nhắc nhở chúng ta hãy tranh thủ từng tích tắc với công việc mình đang làm và thành công đang ở phía trước…