Thanh niên Đắk Lắk khởi nghiệp hướng đến bảo vệ môi trường

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nhằm khuyến khích tinh thần khởi nghiệp của thanh niên, các tổ chức đoàn trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã có nhiều hoạt động hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Thời gian qua, Huyện Đoàn Ea Kar đã rà soát các mô hình, ý tưởng của thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp hướng đến bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện và lựa chọn ra các mô hình để tập trung hỗ trợ trong năm.

Nuôi dế thương phẩm, anh Nhi tận dụng phân dế làm phân hữu cơ hướng đến bảo vệ môi trường.
Nuôi dế thương phẩm, anh Nhi tận dụng phân dế làm phân hữu cơ hướng đến bảo vệ môi trường.

Mô hình “Dùng phân dế làm phân hữu cơ” của đoàn viên Nguyễn Văn Nhi (xã Ea Kmút). Theo anh Nhi, từ việc nuôi dế thương phẩm để cung cấp cho cửa hàng chim cá cảnh, làm thức ăn cho gia cầm, gia súc đến việc tận dụng nguồn phân dế sẵn có để bón cây trồng đều mang tính chất bảo vệ môi trường.

Huyện Đoàn Ea Kar phối hợp với các đơn vị mở các lớp tập huấn về khoa học kỹ thuật
Huyện Đoàn Ea Kar phối hợp với các đơn vị mở các lớp tập huấn về khoa học kỹ thuật

Nuôi dế có thể sản sinh ra ít khí CO2 hơn so với các hình thức chăn nuôi khác, giúp giảm tác động đến biến đổi khí hậu; phân dế là một loại phân bón tự nhiên, giàu dinh dưỡng, giúp cải thiện độ màu mỡ của đất mà không cần sử dụng hóa chất độc hại, làm giảm phụ thuộc vào phân bón hóa học và thuốc trừ sâu;…

Mô hình “Vườn ao chuồng” (VAC) của anh Nguyễn Văn Kỳ (xã Cư Ni) áp dụng kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp. Với sự kết hợp giữa trồng trọt và chăn nuôi, mô hình này không chỉ tối ưu hóa diện tích sử dụng mà còn tạo ra một hệ sinh thái tự nhiên bền vững.

Mô hình nuôi dê sinh sản của thanh niên trên địa bàn tỉnh.
Mô hình nuôi dê sinh sản của thanh niên trên địa bàn tỉnh.

Mô hình “Nuôi bò sinh sản” của anh Vũ Văn Hoạt (xã Ea Păl), được áp dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi giúp giảm thiểu dịch bệnh và tăng năng suất chăn nuôi. Ngoài ra, mô hình này cũng góp phần giảm thiểu chất thải nhờ vào việc xử lý phụ phẩm từ chăn nuôi làm phân bón hữu cơ cho cây trồng.

Anh Y Bling Niê (thị trấn Ea Kar) với mô hình nuôi dê sinh sản đang trở thành xu hướng mới trong chăn nuôi. Với kỹ thuật nuôi hiện đại và quy trình tuần hoàn, đã góp phần giảm thiểu được lượng chất thải ra môi trường.

Dự án “Phát triển mô hình trái cây sấy tại địa phương” của chị Phạm Thị Nga là dự án duy nhất của tỉnh Đắk Lắk lọt vào vòng chung kết cuộc thi khởi nghiệp thanh niên nông thôn năm 2024
Dự án “Phát triển mô hình trái cây sấy tại địa phương” của chị Phạm Thị Nga là dự án duy nhất của tỉnh Đắk Lắk lọt vào vòng chung kết cuộc thi khởi nghiệp thanh niên nông thôn năm 2024

Dự án “Phát triển mô hình trái cây sấy tại địa phương” của chị Phạm Thị Nga (xã Ea M'nang, huyện Cư M'gar) tận dụng được tiềm năng của địa phương để phát triển kinh tế. Mỗi tháng, cơ sở của chị Nga tiêu thụ khoảng 15 tấn trái cây tươi.

Mô hình đã tạo việc làm ổn định cho 3 nhân công với thu nhập 3 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, chị thuê thêm nhiều lao động thời vụ. Năm 2023, doanh thu từ sản phẩm trái cây sấy khô các loại đạt hơn 2 tỷ đồng, trong đó dứa sấy muối ớt chiếm 50%.

Chị Nga chia sẻ về quy trình sản xuất dứa sấy
Chị Nga chia sẻ về quy trình sản xuất dứa sấy

Dự án này của chị Nga là 1 trong 32 dự án xuất sắc nhất lọt vào vòng chung kết cuộc thi khởi nghiệp thanh niên nông thôn năm 2024 do T.Ư Đoàn tổ chức.

Dự án “Phát triển mô hình trái cây sấy tại địa phương” của chị Phạm Thị Nga là dự án duy nhất của tỉnh Đắk Lắk lọt vào vòng chung kết. Vòng Chung kết diễn ra từ ngày 26/11 đến 29/11/2024 tại tỉnh Thái Bình.

Theo Nguyễn Thảo (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ gặp mặt và đối thoại với thanh niên: Kỳ vọng sức bật từ phát triển khoa học công nghệ

Thủ tướng Chính phủ gặp mặt và đối thoại với thanh niên: Kỳ vọng sức bật từ phát triển khoa học công nghệ

Người trẻ miền Tây vừa hào hứng vừa trăn trở, kỳ vọng về những bước tiến trong lĩnh vực mình công tác khi có cơ hội đối thoại với Thủ tướng Chính phủ về chủ đề "Thanh niên VN tiên phong phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia".

Khởi nghiệp thành công ở tuổi 60

Khởi nghiệp thành công ở tuổi 60

(GLO)- Sau 36 năm làm cô giáo mầm non, năm 2017, bà Nguyễn Thị Cảm (SN 1961, thôn Thanh Giáo, xã Ia Krêl, huyện Đức Cơ) nghỉ hưu theo chế độ. Thay vì chọn cuộc sống an nhàn, bà Cảm lại bước vào hành trình khởi nghiệp để xây dựng các sản phẩm cà phê mang thương hiệu của riêng mình khi đã ở tuổi 60.

Ksor Chiến quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương

Ksor Chiến quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương

(GLO)- Nhiều người trẻ rời quê lên phố tìm kiếm cơ hội việc làm, còn anh Ksor Chiến (SN 1996, làng Bía, xã Ia Chía, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) lại “bỏ phố về quê” để khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, hiện thực hóa ước mơ làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Anh Kpuih Xuân chăm sóc vườn cà phê của gia đình. Ảnh: M.K

Chàng trai Jrai trồng cây gì, nuôi con gì mà kiếm gần nửa tỷ đồng/năm?

(GLO)- Sau một thời gian làm công nhân tại tỉnh Bình Dương, năm 2020, anh Kpuih Xuân (28 tuổi, làng Tol, xã Ia Hlốp, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã trở về làng khởi nghiệp từ nông nghiệp. Nhờ chịu khó học hỏi, cần cù và sáng tạo trong sản xuất, chàng trai Jrai đạt lợi nhuận gần nửa tỷ đồng/năm.

Rmah Minh: Cán bộ trẻ năng động, nhiệt huyết

Rmah Minh: Cán bộ trẻ năng động, nhiệt huyết

(GLO)- Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ xã Gào (TP. Pleiku) kiêm Trưởng ban Công tác Mặt trận làng C, Rmah Minh là nữ cán bộ trẻ năng động, nhiệt huyết. Chị đã tích cực làm công tác dân vận, giúp đỡ người dân nghèo vươn lên trong cuộc sống.

Thợ chụp ảnh kiếm cả triệu đồng mỗi ngày nhờ dịp tết

Thợ chụp ảnh kiếm cả triệu đồng mỗi ngày nhờ dịp tết

Khắp các địa điểm nổi tiếng ở TP.HCM như: Nhà văn hóa Thanh niên, chợ Bến Thành, Hội trường Thống Nhất… đều tấp nập người dân tham quan, chụp ảnh. Nhu cầu lưu giữ những khoảnh khắc đẹp dịp đầu xuân giúp các thợ chụp ảnh trở nên bận rộn, thậm chí kiếm được tiền triệu chỉ trong một buổi sáng.