Vì sao ngủ nhiều lại gây nhức đầu?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ngủ quá nhiều thường đi kèm với cảm giác uể oải và mệt mỏi suốt cả ngày. Không những vậy, ngủ quá nhiều cũng có thể dẫn đến đau đầu. Nếu bạn thức dậy với cơn đau đầu sau khi đã ngủ quá nhiều thì nguyên nhân có thể là do nhiều yếu tố cộng gộp lại.

Một nguyên nhân tiềm ẩn gây đau đầu do ngủ nhiều là vì giấc ngủ bị gián đoạn và xáo trộn nhịp sinh học. Nếu bình thường một người chỉ ngủ 7 tiếng nhưng hôm đó bất ngờ lại ngủ 9 tiếng, đặc biệt là ở khung giờ khác ngày thường thì nhịp sinh học tự nhiên của cơ thể sẽ bị xáo trộn. Hệ quả là dẫn đến đau đầu khi thức dậy.

Do đó, mọi người cần có thói quen ngủ đều đặn và tuân thủ theo nó, ngay cả vào cuối tuần hoặc ngày nghỉ, theo trang thông tin sức khỏe Everyday Health (Mỹ).

Ngủ nhiều có thể làm xáo trộn nhịp sinh học và gây nhức đầu khi thức dậy

Ngủ nhiều có thể làm xáo trộn nhịp sinh học và gây nhức đầu khi thức dậy

Một lời giải thích khác cho những cơn đau đầu liên quan đến ngủ quá nhiều là do mất nước. Trong khi ngủ, cơ thể chúng ta tiếp tục mất nước qua hơi thở và mồ hôi. Nếu bạn ngủ trong thời gian dài, cơ thể sẽ bị mất nước nhiều hơn, dẫn đến đau đầu khi thức dậy. Để ngăn tình trạng này, mọi người cần uống đủ nước trong cả ngày, cân nhắc uống một ly nước trước khi đi ngủ và ngay khi thức dậy.

Hơn nữa, ngủ quá nhiều có thể góp phần gây ra hiện tượng gọi là say ngủ. Hiện tượng này xảy ra khi bạn đột ngột thức dậy sau một giấc ngủ sâu, khiến bạn mất phương hướng và đau đầu. Để ngăn chặn nhức đầu do say ngủ, mọi người nên thiết lập một lịch trình ngủ đều đặn với thời gian thức dậy nhất quán.

Để sức khỏe tối ưu thì cần có giấc ngủ cân bằng từ 7 - 9 giờ một đêm

Để sức khỏe tối ưu thì cần có giấc ngủ cân bằng từ 7 - 9 giờ một đêm

Ngoài ra, ngủ quá nhiều có liên quan đến sự gia tăng viêm nhiễm trong cơ thể. Viêm có thể gây ra đau đầu vì nó ảnh hưởng đến các mạch máu và dây thần kinh trong não. Hơn nữa, ngủ quá nhiều cũng phá vỡ sự cân bằng của các chất dẫn truyền thần kinh, chẳng hạn như serotonin, vốn đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh cảm giác đau. Sự mất cân bằng này có thể góp phần gây đau đầu.

Cuối cùng, đau đầu do ngủ nhiều có thể là dấu hiệu hội chứng rối loạn giấc ngủ tiềm ẩn, chẳng hạn như ngưng thở khi ngủ. Ngưng thở khi ngủ có thể làm giảm lượng oxy lên não. Hệ quả là gây cảm giác đau đầu, choáng váng khi thức dậy.

Nếu một người bị đau đầu thường xuyên khi ngủ quá nhiều thì nên trao đổi với bác sĩ. Bác sĩ có thể xác định nguyên nhân và đưa ra khuyến nghị phù hợp để điều trị cơn đau. Một điều mọi người cần nhớ là giấc ngủ đóng vai trò quan trọng với sức khỏe. Do đó, để sức khỏe tối ưu thì cần có giấc ngủ cân bằng từ 7 - 9 giờ một đêm, theo Everyday Health.

Có thể bạn quan tâm

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Guo Jiakun ngày 10/1 cho biết, quy mô lây lan các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp ở Trung Quốc năm nay thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái, và metapneumovirus ở người (HMPV) đã lưu hành hơn 60 năm, không phải chủng vi-rút mới.

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Virus gây viêm phổi trên người (Human Metapneumovirus - HMPV) gây ra biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm phế quản, cơn hen suyễn hoặc bùng phát bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), suy hô hấp, viêm tiểu phế quản nặng đặc biệt là trẻ em.

Bác sĩ chỉ cách phát hiện sớm dấu hiệu tăng huyết áp ở trẻ nhỏ

Bác sĩ chỉ cách phát hiện sớm dấu hiệu tăng huyết áp ở trẻ nhỏ

Tăng huyết áp, hay còn gọi là cao huyết áp, là một tình trạng mà áp lực máu trong động mạch cao hơn mức bình thường. Ở trẻ em, bệnh này ít được nhận biết hơn so với người lớn nhưng không kém phần nguy hiểm. Vậy bố mẹ làm thế nào để phát hiện con mình có dấu hiệu của một bệnh nhân cao huyết áp?