Về tấm bản đồ thời Pháp tại sở trà Bàu Cạn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Trong số những hiện vật, công trình mà người Pháp để lại tại sở trà Bàu Cạn (nay là Công ty cổ phần Chè Bàu Cạn) có một thứ khá đặc biệt là bản đồ phân khu quy hoạch vùng đất Bàu Cạn những năm 20 của thế kỷ XX, hiện được lưu giữ tại trụ sở Công ty. Sau hàng thế kỷ với những chuyển dịch không ngừng trong đời sống kinh tế-xã hội, quy hoạch về khu vực xây dựng đồn điền vẫn mang tính khoa học và không có nhiều thay đổi.


Bản đồ có kích thước 1,5 m x 2,5 m in bằng giấy bìa cứng, đóng khung bằng gỗ thông. Có thể nhìn thấy dòng chảy thời gian lưu dấu trên màu vàng ngà của tấm bản đồ sau hàng thế kỷ. Ông Nguyễn Ngọc Minh-Trưởng phòng Kế hoạch-Nông nghiệp (Công ty cổ phần Chè Bàu Cạn) thông tin: Đến những năm 2000, bản đồ bị mối mọt có nguy cơ hư hỏng một số vị trí nên Công ty đã sửa chữa, đóng khung lại bằng gỗ thông và treo ở phòng khách. Phân khu quy hoạch của người Pháp về vùng đất Bàu Cạn trên bản đồ so với thực tế hiện nay thì không có nhiều thay đổi. Chỉ có một số diện tích chè già cỗi đã chuyển sang trồng cà phê và khoảng hơn trăm héc ta chè trồng mới, còn lại đều tái canh trên vườn chè cũ. Diện tích chè của người Pháp trồng thời điểm cao nhất (năm 1968) là khoảng 600 ha, đến nay còn khoảng 250 ha. Diện tích còn lại là tái canh các giống chè mới, trồng cà phê và chuối xuất khẩu. Hiện nay, tổng diện tích sản xuất nông nghiệp của Công ty so với diện tích quy hoạch trên bản đồ tăng khoảng hơn 100 ha.

Tấm bản đồ được lưu giữ tại trụ sở Công ty cổ phần Chè Bàu Cạn. Ảnh: Hoàng Ngọc
Tấm bản đồ được lưu giữ tại trụ sở Công ty cổ phần Chè Bàu Cạn. Ảnh: Hoàng Ngọc

Ngoài quy hoạch diện tích chè, bản đồ còn thể hiện khá rõ quy hoạch đời sống kinh tế-xã hội của một vùng đất với khu sản xuất, khu dân cư, chợ, bệnh xá, trường học, chùa, sân bay, hệ thống cấp điện, nước tương đối hoàn chỉnh. Công tác lâu năm trong ngành điện và có thú sưu tầm hình ảnh, tư liệu lịch sử hình thành đô thị Pleiku cũng như các vùng lân cận, ông Nguyễn Quang Hiền (03 Tăng Bạt Hổ, TP. Pleiku) cho biết: Ông đã nhiều lần vào thăm, làm việc ở khu vực đồn điền chè Bàu Cạn và nghiệm ra có thể tìm hiểu nơi này để đối sánh với đô thị Pleiku. Từ lịch sử hình thành vùng đất này lại thấy dáng vóc vùng đất kia bởi những tương đồng thú vị. Nếu đồn điền chè Bàu Cạn hình thành năm 1923 thì đến tháng 12-1929, đô thị Pleiku được thành lập. Tuy thời điểm hình thành gần nhau nhưng với đặc thù của một khu vực sản xuất và để phục vụ kịp thời hoạt động sản xuất kinh doanh, một số yếu tố ở đồn điền chè Bàu Cạn thường đi trước một bước so với đô thị Pleiku. Chẳng hạn, trước năm 1961, khi chưa có Sân bay Cù Hanh (Sân bay Pleiku ngày nay), máy bay muốn hạ cánh xuống Pleiku phải nhờ Sân bay Gia Tường của đồn điền Bàu Cạn. Hay những năm 50 của thế kỷ trước, đồn điền này đã xây dựng hẳn một đường dây bán điện cho đô thị Pleiku nhờ có công trình thủy điện đầu tiên của khu vực Bắc Tây Nguyên và thứ 2 cả nước.

Một phần bản đồ quy hoạch thể hiện rất chi tiết khu vực sở trà Bàu Cạn ngày nay. Ảnh: Hoàng Ngọc
Một phần bản đồ quy hoạch thể hiện rất chi tiết khu vực sở trà Bàu Cạn ngày nay. Ảnh: Hoàng Ngọc

Ông Hiền cho biết: “Sự phân khu quy hoạch ở đồn điền chè Bàu Cạn sau hàng thế kỷ nhìn lại vẫn thấy hợp lý và khoa học”. Chỉ bằng một tấm bản đồ với kích thước như một bức họa trang trí lại nhìn thấy nhiều câu chuyện khác nhau về một vùng đất mà lĩnh vực nào dường như nơi này cũng là điểm khởi phát. Lịch sử một vùng đất có thể viết ngàn trang sử nhưng có khi chỉ cần khái quát hóa bằng một tấm bản đồ như vậy.

Lịch sử cây chè trên cao nguyên là câu chuyện dài, nhiều dư vị. Dưới những tán chè xanh trăm tuổi là bao điều chưa kể hết. Có những gia đình 4 thế hệ gắn với cây chè nơi này. Thế hệ đầu tiên trồng chè từ thời Pháp. Đến thế hệ thứ 4 là bạn tôi bằng cách nào đó vẫn đang góp phần đánh thức hương chè khi chuyển hướng sang kinh doanh sản phẩm chè từ các đồn điền trăm năm trên xứ cao nguyên sương mù. Do vậy, việc khảo cứu có hệ thống để hiểu thấu đáo, tường tận hơn về lịch sử ngành trà, con người, vùng đất… đã làm nên một không gian nông nghiệp vô cùng thi vị cho cao nguyên Gia Lai là điều rất cần thiết.

HOÀNG NGỌC

Có thể bạn quan tâm

Ksor Mang nặng lòng với văn hóa Jrai

Ksor Mang nặng lòng với văn hóa Jrai

(GLO)- Nhiều năm qua, anh Ksor Mang (SN 1986, buôn Phu Ma Nher, xã Ia Rtô, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) có nhiều đóng góp trong việc gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Jrai, nhất là việc truyền dạy cồng chiêng cho thế hệ trẻ.

Xác lập 5 kỷ lục Phật giáo Việt Nam

Xác lập 5 kỷ lục Phật giáo Việt Nam

Trong khuôn khổ lễ bế mạc Đại lễ Phật đản Liên Hiệp Quốc - Vesak 2025 diễn ra ngày 8/5, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam ghi nhận cùng lúc 5 kỷ lục về Phật giáo. Các kỷ lục được trao tặng cho Ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Xa dần tiếng trống hơ gơr

Xa dần tiếng trống hơ gơr

(GLO)- Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, trống là vật thiêng, có Yàng trống bảo hộ, có giá trị cao nên cất giữ nơi trang trọng và được đem ra dùng trong những dịp lễ hội lớn của buôn làng hoặc gia đình. Ngày nay, các buôn làng ở Tây Nguyên dường như xa dần tiếng trống hơ gơr.

Lan tỏa tình yêu thổ cẩm

Lan tỏa tình yêu thổ cẩm

(GLO)- Diễn ra trong gần 1 tháng, cuộc thi “Nét đẹp trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số qua ảnh” do Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức đã nhận được 33 tác phẩm dự thi. Mỗi bức ảnh là một thông điệp ý nghĩa mà những người mẫu không chuyên muốn truyền tải đến mọi người.

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Di sản nếu không được số hóa, không được kể lại theo cách của thời đại sẽ dần bị đứt gãy trong trí nhớ cộng đồng. Một thế hệ lớn lên không thấy được những giá trị đã tạo nên cội nguồn sẽ khó tìm thấy niềm tự hào, khó kiến tạo tương lai có chiều sâu văn hóa.

Di sản người Anh hùng trên đất Tây Nguyên

Di sản người Anh hùng trên đất Tây Nguyên

(GLO)- Giữa cái nắng oi ả của tháng 4, chúng tôi từ TP. Pleiku vượt hơn 70 km về thăm làng Stơr (xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai), quê hương của Anh hùng Núp. Nơi đây có nhà lưu niệm mang dấu ấn lịch sử-văn hóa độc đáo, thu hút đông đảo du khách đến tham quan, tìm hiểu.

Di sản Hán Nôm: Khai mở lịch sử văn hóa Gia Lai

Di sản Hán Nôm khai mở lịch sử văn hóa Gia Lai

(GLO)- Có những trầm tích văn hóa nằm im lìm trong những đạo sắc phong cũ kỹ, tờ khế ước ruộng đất phủ bụi thời gian hay văn tế cổ xưa xướng lên nơi đình làng. Tại Gia Lai, kho báu di sản Hán Nôm ấy đang dần được đánh thức, góp phần khai mở lịch sử văn hóa của vùng đất cao nguyên.

Làng Mông trên cao nguyên

Làng người Mông trên cao nguyên

(GLO)- Tính đến thời điểm này, những hộ gia đình người Mông đã sinh sống được 42 năm trên cao nguyên Gia Lai. Vùng đất mà họ chọn là xã Ya Hội, huyện Đak Pơ. Theo thời gian, dấu ấn người Mông ngày càng in đậm trên mảnh đất này.

Tái hiện không gian sinh hoạt cộng đồng của cư dân lúa nước vùng hạ lưu sông Ba

Tái hiện không gian sinh hoạt cộng đồng của cư dân lúa nước vùng hạ lưu sông Ba

(GLO)- Thoát khỏi không gian gò bó trên sân khấu, Ngày hội văn hóa-thể thao các dân tộc thiểu số huyện Krông Pa lần thứ III-2025 được tổ chức dưới những bóng cây cổ thụ trong Công viên Phú Túc đã tái hiện một cách chân thực không gian sinh hoạt cộng đồng của cư dân lúa nước vùng hạ lưu sông Ba.

Phụ nữ làng Groi phát huy nghề dệt thổ cẩm

Phụ nữ làng Groi phát huy nghề dệt thổ cẩm

(GLO)- Gần 2 năm đi vào hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Dệt thổ cẩm làng Groi (xã Ya Hội, huyện Đak Pơ) đã trở thành mái nhà chung cho những phụ nữ yêu thích nghề dệt. Thông qua các buổi sinh hoạt, chị em có cơ hội giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm và chung tay gìn giữ, phát huy nghề dệt truyền thống.

Lễ cúng bến nước. Ảnh: M.H

Bến nước buôn Pông

(GLO)- Bến nước, dòng sông cũng như tập tục của bà con Jrai đã trở nên quen thuộc với tôi trong thời gian dài công tác tại ngôi trường bên bờ sông Ba.

Sáp nhập đơn vị hành chính gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa

Sáp nhập đơn vị hành chính gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa

(GLO)- Thực hiện cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị là yêu cầu mang tính sống còn của đất nước trước vận hội phát triển mới. Trong đó, sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã để xây dựng mô hình chính quyền 2 cấp đang được dư luận hết sức quan tâm.