Ve sầu râm ran mùa ký ức

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Thế là mùa hè đến! Như một lẽ tất nhiên của đất trời. Cái nắng chói chang hơn, bỏng rát hơn! Bầu trời xanh cao vời vợi. Thảng hoặc một cơn gió ùa về mang theo luồng khí mát lành.

 

Chiều nay tôi bất chợt nghe tiếng ve sầu kêu rỉ rả dưới tán cây muồng vàng. Tim chợt nôn nao thổn thức. Có cái gì như là nỗi nhớ. Có cái gì như là sự xốn xang đến lạ kỳ. Phải rồi, tôi đang nhớ một mùa hè xa vắng. Một mùa hè của tuổi thơ với tiếng ve râm ran dưới nắng vàng rực rỡ.

 



Ve sầu thường kêu theo hiệu ứng dây chuyền. Bắt đầu là một con lên tiếng ở lùm cây bí mật nào đó. Tiếp đến, những con khác cất tiếng hưởng ứng theo. Chỉ sau một vài phút, cả rừng ve lao xao trên khắp các tán cây, tạo nên một bản hòa âm bất tận. Sực nhớ, ngày còn đi học ở trường làng, tôi cùng lũ bạn hay chơi trò bắt ve mỗi giờ ra chơi. Đó là một việc vô cùng lý thú. Vì lũ ve rất khôn, lại đậu tít trên ngọn cây cao, rất khó trèo lên. Thế nên chúng tôi bèn nghĩ ra cách dùng nhựa mít để dính cánh chúng lại. Nhựa mít được cuộn tròn thành một cục nhỏ đầu cọng xương dừa. Sau đó, buộc cọng xương dừa vào cái xào dài. Cuối cùng, chúng tôi chỉ việc cầm cái xào đó đi khắp các gốc cây quanh trường lần theo tiếng của lũ ve.

Lũ ve to mồm là thế, nhưng cũng rất thính tai, cứ hễ nghe tiếng động lại gần là chúng im bặt. Vậy nên để biết chúng đang tụ tập chính xác ở đâu, chúng tôi phải đi thật rón rén, không dám nói to thành tiếng. Khi đã định vị được nơi lũ ve đậu, cây xào sẽ lập tức được đưa lên ngọn cây. Lúc cái xào được hạ xuống cùng với tiếng kêu rè rè cũng là khi chúng tôi sung sướng tột độ. Cả bọn đội nắng tầm một tiếng đồng hồ là bắt được vài chục con để chia nhau mang về nhà làm của riêng mình. Có đứa bỏ vào vỏ ống bơ. Có đứa bỏ vào chai. Có đứa lại mang về thả lên đỉnh mùng để buổi sáng nó kêu như cái đồng hồ báo thức.

Việc bắt ve không chỉ diễn ở trên cây, mà còn ở cả hang sâu dưới lòng đất nữa. Đó là khi chúng còn là ấu trùng chưa thoát khỏi mặt đất. Ve sầu mẹ thường đẻ trứng vào vỏ cây, trứng nở ra ấu trùng rơi xuống đất. Ấu trùng sẽ tự đào một cái hang sâu cạnh những gốc cây lớn. Ngày ngày, chúng hút nhựa từ rễ cây để lớn lên. Với lợi thế là đôi càng to nên ấu trùng ve đào đất rất khỏe. Hang bình thường dài khoảng 30cm, nhưng có hang đến cả mét. Ấu trùng ve lớn dần với đôi cánh ngắn tủn ngủn như con dế trũi. Tổ của ve to thường sẽ có một đống mùn khá cao đội lên khỏi mặt đất. Để bắt được ve, chúng tôi lại dùng cọng xương dừa khoanh thành một cái khoen nhỏ rồi tìm đến hang nhẹ nhàng chọc xuống thăm dò.

Cảm nhận có ve ở trong, bàn tay điêu luyện lập tức khều khều hai chiếc càng để nó giơ lên, móc vào khoen, rồi cứ thế kéo lên. Có con bám chặt khoen thì bị mang ra khỏi miệng hang một cách dễ dàng. Có con khôn hơn, đi được nửa chừng cảm thấy “có biến” nó sẽ thả khoen ra và rơi xuống đáy hang lại. Lúc này, chúng tôi luồn cọng xương dừa xuống dưới bụng chúng, rồi gẩy nhẹ làm chúng nhột mà bò lên. Những chú ve được kéo lên béo múp nhìn rất thích mắt. Cả bọn khoe với nhau xem ai bắt được con to hơn rồi thả chúng về tổ lại. Không đứa nào nỡ bắt chúng làm “tù binh”như lũ ve trưởng thành, vì ai cũng quý chúng như thú cưng vậy.

Chiều nay đứng giữa phố, nghe tiếng ve râm ran trên vòm lá, lòng tôi chợt dịu lại với bao hồi ức thuở ấu thơ. Những ngày tháng trong trẻo ấy như một dòng sông chảy ngược vào tim, làm hồi sinh những mạch sống! Còn mãi đó những yêu thương cũ; còn mãi đó những tháng ngày ấu thơ ắp đầy kỷ niệm. Yêu biết bao tiếng ve sầu mùa hạ - tiếng kêu hồ hởi, vui tươi, ồn ã mà rộn ràng thân thuộc. Chẳng biết lũ trẻ trường làng bây giờ có đứa nào còn thích chơi trò bắt ve nữa không? Hay những trò chơi điện tử, những chiếc smartphone đã tạo thành một thói quen mới, khiến chúng mải mê mà quên mất điều kỳ diệu này của mùa hè?! Bất chợt trong tôi dấy lên một nỗi lo mơ hồ và tiếc nuối…

Dẫu thế với riêng tôi, tiếng ve luôn là một phần không thể thiếu trong tâm tưởng. Cũng như cơm ăn, áo mặc, tiếng ve là một món ăn tinh thần cho những ai từng có những năm tháng bâng khuâng tuổi học trò.

Theo LÊ HÒA (SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

Thơ Nguyễn Ngọc Phú: Tấm áo Điện Biên

Thơ Nguyễn Ngọc Phú: Tấm áo Điện Biên

(GLO)- Tấm áo trấn thủ đã trở thành biểu tượng gắn liền với người chiến sĩ Điện Biên trong suốt 56 ngày, đêm "đánh lấn từng thước đất". Ngắm nhìn tấm áo ấy được trưng bày trong bảo tàng, tác giả Nguyễn Ngọc Phú bồi hồi, tưởng như được sống lại phút giây chiến đấu hào hùng của cha anh.
Thơ Hà Hoài Phương: Tự khúc

Thơ Hà Hoài Phương: Tự khúc

(GLO)- "Tự khúc" của tác giả Hà Hoài Phương là những chiêm nghiệm rất thực về cuộc đời. Sau cơn mưa trời lại sáng, không có điều gì tồn tại mãi, dù đó có là những niềm vui, hạnh phúc hay khổ đau...
Xếp sách nghệ thuật

Xếp sách nghệ thuật

(GLO)- Như một kiến trúc sư với nguyên vật liệu là sách, các nhân viên Thư viện tỉnh Gia Lai đã dày công sáng tạo và mô phỏng thành công nhiều công trình văn hóa-lịch sử đẹp mắt nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền về văn hóa đọc.
Thơ Ngô Thanh Vân: Vào hội

Thơ Ngô Thanh Vân: Vào hội

(GLO)- Đất trời Tây Nguyên trong bung biêng thanh âm cồng chiêng, men cay rượu cần nồng nàn, vấn vít, nhịp xoang quyến luyến, tay nắm tay chẳng rời... được nhà thơ Ngô Thanh Vân một lần nữa nhắc đến trong bài thơ "Vào hội".

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

(GLO)- Biết bao nhiêu người đã ngã xuống, đổi máu xương cho đất nước, quê hương thanh bình. Thương xót và biết ơn, những dòng thơ của nhà thơ Phạm Đức Long cũng trở nên da diết: "Xin người hóa núi hóa sông/Ngàn năm mây trắng phiêu bồng bóng quê!"...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...