Về mẹ ăn Tết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Những ngày cuối năm, mọi cuộc trò chuyện của các bà mẹ chỉ xoay quanh chủ đề Tết. Nào là: Chuẩn bị gì Tết chưa? Con có về ăn Tết không?... Vậy đấy, chỉ dăm ba câu hỏi mà khiến lòng mỗi người con lại nao nao nhớ Tết bên mẹ.
Đã hơn một lần tôi nghe nhiều người nói rằng Tết bây giờ không còn được như xưa, chẳng còn thích Tết nữa. Ô hay, Tết vẫn vậy, có gì khác đâu, phải chăng là bây giờ mọi người quá bận rộn, vội vã với cuộc sống hoặc cuộc sống đủ đầy hơn trước nên niềm mong Tết dần một vơi đi?
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
Thuở bé, tôi mong Tết là có manh áo mới, bữa cơm ngon, tươm tất hơn ngày thường. Sau này, khi trưởng thành, tôi hiểu thêm rằng Tết còn là sự tảo tần của cha, của mẹ. Ngày ấy, để có chuyến về quê thì phải có vài năm tích cóp, dụm dành cho chuyến xe cả gia đình. Để lo được cái Tết tươm tươm một chút cũng mất cả một năm chắt chiu chăm từ con gà, con heo, luống rau, vụ mùa lúa, khoai, đậu… cho đến khóm lá dong, lá chuối. Mọi thứ đều tự tay cha mẹ làm, vậy nên các món ăn ngày Tết luôn là sự mong mỏi với cả lòng háo hức.
Giờ đây, với sự bận rộn của cuộc sống, mọi thứ có thể mua với một động tác click chuột nên Tết có vẻ nhẹ nhàng hơn cho người nội trợ. Tết trở thành thời gian nghỉ ngơi sau chuỗi ngày bận rộn, mọi người thường chọn đi du lịch hay du xuân xa nhà. Trong các bước chân mau mau, chóng chóng ấy, tôi bắt gặp hình ảnh những người cha, người mẹ cặm cụi, tỉ mẩn chuẩn bị từng thức món cho Tết khiến bước chân tôi sững lại, thèm muốn cái không khí Tết đầm ấm bên cha mẹ. Giờ đây, tôi mới hiểu hết ý nghĩa câu nói: “Có cha có mẹ mà về ăn Tết là hạnh phúc nhất rồi”.
Nghe con trai gọi điện nói sẽ về ăn Tết với mẹ, tôi cứ đếm ngược từng ngày mong chờ, cảm xúc lâng lâng, niềm vui cứ vỡ òa ra từng lời nói, nụ cười. Đành rằng, thời buổi công nghệ, hàng ngày vẫn nhìn thấy con qua màn ảnh điện thoại nhưng cảm giác muốn nhìn thấy con bằng da bằng thịt xem dạo này gầy, ốm ra sao, đã chín chắn trưởng thành hơn chưa, nấu cho con một bữa cơm với các món con thích... là thấy hạnh phúc lắm.
Có nuôi con mới hiểu lòng cha mẹ, mới hiểu câu mẹ hay hỏi mỗi khi Tết về thăm mẹ: “Hôm nay có ở lại với mẹ không?”. Về nhìn mẹ lui cui, bận rộn nấu nướng món này món kia, hương thức ăn thơm ngào ngạt làm bụng tôi luôn đói cồn cào. Rúc vào tóc mẹ hít hà hương thơm quen thuộc, ôm mẹ rồi lăn ra ngủ như đứa trẻ mà an yên. Khi đi xa mới nhận ra mùi hương ấy, vị món ăn ấy chính là Tết theo con trên mọi nẻo đường cuộc sống, làm con luôn ấm lòng khi nhớ về mẹ.                                                                                               
 TRẦN HỒNG VÂN

Có thể bạn quan tâm

Thơ Phương Loan: Nỗi nhớ ngày gặp lại

Thơ Phương Loan: Nỗi nhớ ngày gặp lại

(GLO)- Trong mỗi chúng ta, ai cũng có một thời gắn liền với bảng đen, phấn trắng, cùng bao kỷ niệm buồn vui dưới mái trường. Để rồi, sau nhiều năm xa cách, trong giây phút gặp lại thầy cô, bạn bè, những ký ức ấy vẫn ùa về, trào dâng bao nỗi nhớ...
Gương mặt thơ: Lê Va

Gương mặt thơ: Lê Va

(GLO)- Mươi năm trước, có một cái tin làm tôi ngạc nhiên: Đại tá Lê Va (Công an tỉnh Hòa Bình) xin xuất ngũ chuyển ngành về công tác tại Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh để làm thơ cho... đã.
Bộ VH-TT-DL phát động sáng tác ca khúc về dân tộc thiểu số

Bộ VH-TT-DL phát động sáng tác ca khúc về dân tộc thiểu số

Bộ VH-TT-DL vừa phát động cuộc thi sáng tác ca khúc về đề tài dân tộc thiểu số năm 2024 nhằm khuyến khích phong trào sáng tác nghệ thuật về các dân tộc thiểu số và miền núi; góp phần nâng cao cả số lượng và chất lượng các ca khúc đáp ứng yêu cầu của đồng bào các dân tộc thiểu số và miền núi.
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Cánh đồng tuổi thơ

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Cánh đồng tuổi thơ

(GLO)- Vẫn là những hoài niệm về một tuổi thơ gian khó nơi vùng quê, trong tác phẩm "Cánh đồng tuổi thơ", tác giả Nguyễn Tấn Hỷ thêm một lần nhắc nhớ về hình ảnh tảo tần của người mẹ đã chịu bao vất vả, làm lụng nuôi con khôn lớn từng ngày...
Gieo “hạt giống” văn chương

Gieo “hạt giống” văn chương

(GLO)- Đó là tâm niệm của những người tổ chức và tham gia truyền cảm hứng tại lớp bồi dưỡng văn học trẻ-văn học dân tộc thiểu số năm 2024 tại Gia Lai. Diễn ra từ ngày 1 đến 7-7, chương trình thu hút sự góp mặt của 32 học sinh đến từ các trường THCS, THPT trên địa bàn TP. Pleiku.