Về làng “Kông Hoa” với nhà văn Nguyên Ngọc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Kông Hoa là tên do Nguyên Ngọc đặt trong tiểu thuyết “Đất nước đứng lên”, còn ở ngoài đời, tên làng là Stơr, một ngôi làng Bahnar hiền hòa tựa lưng vào dãy Kon Ka King hùng vĩ, có con suối Chơ Pâu chảy qua, nơi ông Núp đã lập làng chiến đấu mà ông Nguyên Ngọc đã kể rất tài tình cuộc sống, chiến đấu và cả tình yêu của ông Núp và dân làng trong tiểu thuyết nổi tiếng của ông.

Nhà văn Nguyên Ngọc (thứ ba trái sang) chụp ảnh lưu niệm cùng gia đình Anh hùng Núp. Ảnh: Hoàng Hương Giang
Nhà văn Nguyên Ngọc (thứ ba trái sang) chụp ảnh lưu niệm cùng gia đình Anh hùng Núp. Ảnh: Hoàng Hương Giang
Nếu không có chuyến đi này với ông Nguyên Ngọc về làng cũ của ông Núp, tôi không biết rằng, ngay từ năm 1953 ông nhà văn giờ đã 78 tuổi này, khi ấy là một chàng lính trẻ đã về làng Stơr của ông Núp để trinh sát cho trận đánh nổi tiếng trong chiến tranh chống Pháp, đấy là trận đánh tiêu diệt Binh đoàn Âu Phi 100. Anh lính trẻ tên là Báu sau này là Nguyên Ngọc được ông Núp khi ấy là đội trưởng du kích, đêm đêm dẫn xuyên rừng 10 cây số ra đường cái để nghiên cứu địa hình. Tình bạn của họ bắt đầu từ đấy cho đến vài năm sau thì ông Ngọc lại là người phiên dịch cho ông Núp khi ông phải đọc báo cáo tại Đại hội Anh hùng chiến sĩ thi đua bằng tiếng Bahnar và rồi sau đó là “Đất nước đứng lên” ra đời...

Lần này, ông Nguyên Ngọc vào là để dự một cuộc tưởng niệm 10 năm ngày mất người anh của ông, nhân vật văn học của ông, cũng là một phía của cặp bài trùng xuyên suốt lịch sử văn học và cả đời sống Tây Nguyên suốt gần trăm năm nay: Anh hùng Núp. Và cái sự trở về của một nhà văn già 78 tuổi nói lên nhiều điều lắm. Hãy chứng kiến những giọt nước mắt...
Lịch sử văn chương Việt Nam đã chứng kiến một hiện tượng rất lạ. Ấy là một nhân vật văn học đã tồn tại cùng với tác phẩm mà mình là nhân vật chính hơn nửa thế kỷ, một tác phẩm nổi tiếng và nhân vật ngoài đời cũng nổi tiếng. Một tiểu thuyết viết về toàn cái tốt, cái đẹp mà nổi tiếng. Rồi nữa, tác giả tiểu thuyết và nhân vật cũng gắn bó với nhau hơn nửa thế kỷ. Họ có những kỷ niệm cực đẹp về nhau. Và từ nhân vật ấy, cả cộng đồng làng đã coi tác giả văn học là người của cộng đồng mình. Vì thế sự trở về của nhà văn Nguyên Ngọc thực sự là cuộc về lại với cộng đồng, về lại chính mình cho dẫu hoàn cảnh sống và tuổi tác chẳng dễ gì để một nhà văn gần tám mươi tuổi ngày một ngày hai có thể thích là về nơi mình hằng gắn bó... Ông Nguyên Ngọc kể với tôi cái lần ông về làng cùng ông Núp, được một già làng mời uống rượu trao cong để công bố: Nhà văn Nguyên Ngọc là người của dân làng. Ông kể và rưng rưng.

Thực ra thì làng bây giờ đã không còn ở chỗ cũ mà nó đã xịch xuống phía dưới. Chúng tôi đã leo lên ngọn núi nơi làng xưa đã rào và cắm chông thò để kháng chiến, lội xuống con suối nơi mà ngày xưa ông Nguyên Ngọc cho Núp tặng cong cho H’Liêu, leo lên cây xoài nơi Núp đã kê ná để... bắn Pháp chảy máu. Có ở trong cuộc mới biết, nó là một sự thay đổi tư duy ghê gớm. Từ việc người dân cho rằng Pháp là Yàng, không làm gì được, không thể chết, không có máu... đến việc Núp lặng lẽ chứng minh Pháp cũng là người bình thường, nó có máu và chảy máu, tức là đồng nghĩa với việc sẽ đánh được Pháp, và từ đó mà có làng Stơr, làng Kông Hoa kháng chiến, từ đó có đội du kích do Núp chỉ huy, bền bỉ đánh Pháp từ những năm năm mươi của thế kỷ trước, và từ đó có một Anh hùng Núp mà tiếng tăm đã lừng lẫy không chỉ ở trong đất nước ta.

Ở nhà bây giờ còn ba người là bà Ch’Rơ- người vợ nối dây của ông Núp từ năm 1967, cô con dâu vợ sau của anh H’rup (con của Núp với H’Liêu mà ông Núp đã cõng ra Bắc khi đi tập kết) và đứa cháu gái- con của H’Rup và chị con dâu này. Ngoài ra còn một người cháu gái gọi ông Núp là cậu ruột ở nhà gần đấy. Ông Núp chỉ có hai anh em. Người em gái cũng chỉ có một người con là chị này. Chị có ba đứa con gái rất xinh đều đang học tại Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội…

“Cặp bài trùng” anh hùng- nghệ sĩ này là một hiện tượng của văn chương Việt Nam, của một giai đoạn lịch sử quan trọng của dân tộc và nó sẽ còn sống mãi, không chỉ trong văn chương, mà trong ký ức của những người đã sống, đang sống và sẽ còn mãi đến mai sau. Không ai quên và không được phép quên lịch sử. Và may mắn thay,  văn chương đã góp một phần làm nên lịch sử, lưu giữ lịch sử cùng với những con người bình dị Stơr hôm nay. Trong họ có một phần lịch sử. Lịch sử nhỏ nhoi từ cái giọt nước mắt trùng phùng đến cả một dân tộc vĩ đại, từ cái bến nước nơi Núp đã trao vòng cầu hôn cho Liêu đến cái dáng còng của bà Chrơ, người em của Liêu, người vợ nối dây tảo tần chịu thương chịu khó của Núp. Từ ngọn Kon Ka King hùng vĩ đến dấu tích hầm chông bẫy đá vẫn còn ở làng Stơr ngày nào...

Và như thế, với Kông Hoa, đây là một chuyến trở về. Về để yêu thương và đáp nghĩa...
Hoàng Hương Giang

Có thể bạn quan tâm

Thơ Đào An Duyên: Mây biên giới

Thơ Đào An Duyên: Mây biên giới

(GLO)- “Mây biên giới” của tác giả Đào An Duyên là bài thơ giàu cảm xúc về vẻ đẹp thanh bình nơi biên cương Tổ quốc. Tác giả khắc họa hình ảnh cột mốc trong nắng dịu, mây trời không lằn ranh, rừng khộp lặng im... như một bản hòa ca của thiên nhiên và lịch sử...

Lan tỏa tình yêu thổ cẩm

Lan tỏa tình yêu thổ cẩm

(GLO)- Diễn ra trong gần 1 tháng, cuộc thi “Nét đẹp trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số qua ảnh” do Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức đã nhận được 33 tác phẩm dự thi. Mỗi bức ảnh là một thông điệp ý nghĩa mà những người mẫu không chuyên muốn truyền tải đến mọi người.

Nhớ khói đốt đồng

Nhớ khói đốt đồng

(GLO)- Mỗi khi tiết trời chuyển mình vào hạ, tôi lại chộn rộn một nỗi nhớ không tên. Tôi nhớ quê, nhớ cánh đồng, nhớ mùi khói đốt đồng lan trong gió chiều nhè nhẹ. Đó là mùi của đất, của nắng, của thời gian và tuổi thơ nơi đồng bãi.

Xây dựng hồ sơ nghệ nhân tạc tượng: Gìn giữ, trao truyền vốn quý

Xây dựng hồ sơ nghệ nhân tạc tượng: Gìn giữ, trao truyền vốn quý

(GLO)- Là đại diện của nền điêu khắc dân gian Tây Nguyên, tượng gỗ mang giá trị biểu đạt cao về đời sống và quan niệm thẩm mỹ của đồng bào dân tộc thiểu số. Tại TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai), một hồ sơ nghệ nhân tạc tượng đã được xây dựng với mong muốn gìn giữ và trao truyền vốn quý di sản.

Nhà giáo Tạ Chí Tào tặng hiện vật quý cho Bảo tàng tỉnh

Nhà giáo Tạ Chí Tào tặng hiện vật quý cho Bảo tàng tỉnh Gia Lai

(GLO)- Nhiều lần đến tham quan Bảo tàng Hồ Chí Minh (thuộc Bảo tàng tỉnh Gia Lai), nhà giáo Tạ Chí Tào rất tâm đắc với những hiện vật thể hiện tấm lòng của người dân Tây Nguyên đối với Bác. Vì vậy, ông đã quyết định trao tặng một số hiện vật liên quan đến Bác Hồ mà mình đã sưu tầm cho Bảo tàng tỉnh.

Vấn vương bông gòn

Vấn vương bông gòn

(GLO)- Trong vườn còn sót lại một cây gòn. Đến mùa, chúng bung ra những bông nhẹ bẫng, mềm như mây trắng vắt ngang trời, theo gió tản mát muôn phương.

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

(GLO)- "Gia Lai một hai ba" của Nguyễn Thanh Mừng dẫn người đọc qua những nẻo đường dốc đèo, qua tiếng thác reo và chiêng cồng, để gặp lại khí phách người xưa. Mỗi hình ảnh, mỗi nhịp thơ là một lát cắt vừa hoang sơ, vừa tự hào về bản sắc không thể phai mờ của đại ngàn Tây Nguyên.

Giữ “hồn trà” trong từng dáng ấm

Giữ “hồn trà” trong từng dáng ấm

(GLO)- Không ít người vừa mê trà vừa có thú sưu tầm ấm. Với họ, chiếc ấm không chỉ để pha trà mà còn là bạn tri âm, lặng lẽ đồng hành trong từng cuộc trà. Họ “dưỡng ấm” như nâng niu một thú chơi đầy tinh tế.

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

(GLO)- Trong bài thơ "Nghe con đọc thơ về Tổ quốc", tác giả Lê Thành Văn để mạch cảm xúc tuôn chảy tự nhiên: từ sự rưng rưng khi nhớ về chiến tranh đến niềm tin lặng lẽ gửi gắm vào thế hệ mai sau. Bài thơ như một nhịp cầu nối liền quá khứ đau thương và hiện tại bình yên.

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

(GLO)- Giữa những cơn gió xào xạc của núi rừng Tây Nguyên bỏng rát, bài thơ “Biên cương mùa gió” của Lê Vi Thủy như thổi vào lòng người nỗi xúc động lặng thầm. Từ ánh mắt trẻ thơ đến no ấm buôn làng và những giọt mồ hôi người lính, tất cả hòa quyện trong khát vọng yên bình nơi địa đầu Tổ quốc.

Từ trong câu ca nghĩa tình

Từ trong câu ca nghĩa tình

(GLO)- Trước việc Bình Định-Gia Lai chuẩn bị về một nhà, chuẩn bị một hành trình mới của đất nước, địa phương và cá nhân, người viết chợt nhớ… chuyện xưa, “cố tình” tìm mối liên hệ với những điều nhỏ nhặt.

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

(GLO)- Trong nhịp sống hiện đại hối hả, bài thơ "Lòng quê" của tác giả Đào An Duyên là tiếng vọng thầm lặng mà day dứt. Người xa quê, dù ở đâu chăng nữa vẫn mang trong tim nỗi nhớ cội nguồn. Qua hình ảnh nước xuôi nước ngược, bài thơ gợi về sự gắn bó thiêng liêng giữa con người và quê hương.

Người nặng lòng với dân ca Tày

Người nặng lòng với dân ca Tày

(GLO)-Hơn 30 năm kể từ ngày rời quê hương Cao Bằng vào Gia Lai lập nghiệp, ông Mã Văn Chức (SN 1961, tổ 3, thị trấn Phú Thiện) vẫn nặng lòng với văn hóa dân tộc Tày. Hơn 100 bài hát đã được ông sáng tác theo làn điệu dân ca Tày với mong muốn “giữ lửa” cho âm nhạc dân gian.

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

(GLO)- Bằng hình ảnh thiên nhiên giàu biểu cảm, bài thơ "Những gương mặt hoa cài" của Lữ Hồng gợi nên vẻ đẹp bình yên ẩn sâu trong nhịp sống phố thị. Lời thơ không chỉ là hoài niệm, mà còn là nơi gửi gắm tình yêu, ký ức và những giấc mơ không lời giữa tháng năm xoay vần.

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

(GLO)- Bài thơ "Phía Trường Sơn" của Sơn Trần là khúc trầm sâu lắng về nỗi nhớ và sự hy sinh lặng thầm phía hậu phương. Tháng Tư về trên biên cương đầy cỏ xanh và chiều sương phủ trắng, nỗi nhớ hòa quyện cùng đất trời, tạo nên một bản tình ca sâu lắng dành cho cha-người lính năm xưa.