Về Ia Yeng ngắm nhà sàn kiểu mới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Nhằm bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống, nhiều hộ dân ở xã Ia Yeng (huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) gom góp của cải dựng lên ngôi nhà sàn cho gia đình. Đó là những ngôi nhà sàn 2-3 tầng to đẹp theo phong cách hiện đại nhưng vẫn mang đậm nét đặc trưng văn hóa Jrai.
Dưới cái nắng ban trưa oi ả, không gian ở Ia Yeng yên ắng đến lạ, đường sá thưa bóng người. Chúng tôi đi dọc theo mấy con đường bê tông phẳng lỳ nối các làng trong xã để ngắm những ngôi nhà sàn 2-3 tầng to đẹp được xây dựng theo kiểu kiến trúc mới trong niềm thích thú. Dừng chân ở làng Plei Kte nhỏ, chúng tôi ghé thăm nhà anh Ksor Khu. Tiếp chuyện chúng tôi, anh Khu bộc bạch: Bao đời nay, người Jrai ở trong nhà sàn. Sau này, để phù hợp với cuộc sống hiện đại, lại vẫn lưu giữ được nét đẹp truyền thống của dân tộc, nhiều hộ dân trong làng dựng nhà sàn theo lối kiến trúc mới. Cũng là dựng trụ lên cao rồi mới lát sàn, thưng ván xung quanh, lợp mái để ở, nhưng nhà sàn ngày nay được làm to và cao hơn. Điểm khác biệt là những ngôi nhà sàn kiểu mới này thường có 2-3 tầng, mái che được dựng kiểu cách bắt mắt. “Để làm được ngôi nhà sàn to như thế này, từ năm 20 tuổi, tôi đã tính đến việc mua gỗ tích trữ. Đầu tiên là 10 cây gỗ cao chừng 10 m, tiếp đến là ván thưng quanh nhà, gỗ lát sàn. Đến năm 2012 thì dựng nhà, tổng kinh phí hơn 400 triệu đồng. Tôi rất vui khi làm xong ngôi nhà này. Nó không chỉ tiện lợi cho sinh hoạt hàng ngày mà còn vơi bớt nỗi lo thiên tai, lũ lụt bất thường”-anh Khu chia sẻ.
Ở làng Plei Kte lớn, ngôi nhà sàn của gia đình anh Siu Nhia được mọi người đánh giá cao về quy mô và tính thẩm mỹ. Ngôi nhà 2 tầng gồm 3 phần: phần hiên phía trước dài tầm 4 m, rộng 3 m; tầng dưới có 4 gian, dài hơn 12 m, rộng trên 4 m, cao 3 m; tầng trên với 2 gian, dài gần 5 m, rộng 4 m, cao 2,5 m. Nhà có cửa chính phía trước cùng 2 cửa sổ ở  2 bên; cầu thang cũng thiết kế nhiều bậc có tay vịn, thuận tiện cho việc đi lại. Phần mái nhà lợp bằng tôn kết hợp ngói âm dương, sàn nhà, khung bao xung quanh được làm từ những loại gỗ ít bị mối mọt, thường được người Jrai sử dụng làm kho lúa hoặc nhà rông.
Những ngôi nhà sàn mang dáng dấp kiến trúc hiện đại xuất hiện ngày càng nhiều ở Ia Yeng. Ảnh: Thiên Di
Những ngôi nhà sàn mang dáng dấp kiến trúc hiện đại xuất hiện ngày càng nhiều ở Ia Yeng. Ảnh: Thiên Di
Về quá trình thi công ngôi nhà, anh Nhia chia sẻ: “Ban đầu, tôi định làm nhà sàn bình thường. Tuy nhiên, sau khi được bạn bè tư vấn, tôi quyết định mời thợ ở huyện Ia Pa về làm nhà sàn theo kiểu mới. Đó là dạng nhà sàn có 2 tầng, mái lợp tôn kết hợp ngói âm dương, còn bên trong dựng ván ngăn chia thành nhiều phòng tiện cho việc sinh hoạt. Để xây dựng ngôi nhà này, tôi phải dành dụm tiền bạc trong khoảng 10 năm. Nhà khởi công từ năm 2016 đến năm 2019 thì hoàn thành, kinh phí xây dựng lên đến gần 500 triệu đồng”.
Ông Nay Bang-Trưởng thôn Plei Kte lớn-cho hay: Từ năm 2000, một số hộ dân trong làng đã dựng nhà sàn 2-3 tầng, có ngăn thành nhiều phòng ở; cầu thang bước lên nhà thay vì bắc 1 cây gỗ khắc thành nhiều bậc như trước đây thì giờ được cách tân thành lối cầu thang lát gỗ có các bậc đi lên, có lan can tay vịn như nhà xây, rất thuận tiện. Theo bà con, kiểu nhà này vừa khang trang, phù hợp với cuộc sống hiện nay lại vừa lưu giữ những nét đẹp của nhà sàn truyền thống. Hiện trong làng có 5-6 ngôi nhà sàn được xây dựng theo kiểu kiến trúc mới này. 
Trao đổi với chúng tôi, ông Dương Văn Tuấn-Chủ tịch UBND xã Ia Yeng-cho biết: Toàn xã hiện có chừng 15 ngôi nhà sàn được xây dựng theo lối kiến trúc hiện đại. Thay vì cột gỗ thì đã làm cột và khung sườn bằng bê tông sơn giả gỗ nhìn vào vẫn rất đẹp. Những ngôi nhà này không chỉ góp phần bảo tồn nét độc đáo trong kiến trúc của người Jrai xưa, mà còn tạo sự đa dạng cũng như vẻ đẹp riêng cho buôn làng. 
THIÊN DI

Có thể bạn quan tâm

Phát huy sức mạnh văn hóa

Phát huy sức mạnh văn hóa

Khi các giá trị văn hóa, di sản và nghệ thuật tạo ra lợi nhuận nó không chỉ tự “nuôi sống” mình mà còn góp phần tạo thêm những nguồn lực mới, tác động tích cực đến các lĩnh vực khác của ngành công nghiệp văn hóa.

Dùng mặt nạ kỹ thuật số để phục hồi tranh. (Ảnh: Franetic)

Công nghệ đột phá phục chế tranh cổ chỉ trong vài giờ

(GLO)-Với những bức tranh có niên đại hàng thế kỷ, bị hỏng nặng, việc phục chế gặp nhiều rủi ro và tiêu tốn thời gian. Một bước đột phá về công nghệ vừa được các nhà khoa học thử nghiệm thành công, đã giải quyết được khó khăn này, đó là phương pháp mặt nạ kỹ thuật số.

Ý nghĩa các biểu tượng trong lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui

Ý nghĩa các biểu tượng trong lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui là hiện tượng văn hóa xã hội đặc sắc của cộng đồng người Jrai ở Plei Ơi, xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai. Nghi lễ này tập hợp nhiều biểu tượng văn hóa độc đáo giúp chúng ta hiểu rõ hơn về thế giới tâm linh của cư dân bản địa.

Qua xứ trầm hương: Di sản văn hóa từ miền duyên hải Khánh Hòa - Bài 1: Di sản văn hóa từ miền duyên hải

Qua xứ trầm hương: Di sản văn hóa từ miền duyên hải Khánh Hòa - Bài 1: Di sản văn hóa từ miền duyên hải

“Khánh Hòa là xứ trầm hương/Non cao biển rộng người thương đi về” - những câu thơ của nhà nghiên cứu Quách Tấn trong biên khảo Xứ trầm hương vừa là sự khẳng định danh xưng của một miền đất, vừa như lời mời gọi lữ khách bốn phương tìm về với thủ phủ của trầm hương Việt Nam.

Kể chuyện buôn làng bằng thanh âm sáo trúc

Kể chuyện buôn làng bằng thanh âm sáo trúc

(GLO)- Ở buôn E Kia (xã Ia Rsai, huyện Krông Pa), ông Hiao Thuyên được biết đến là một nghệ nhân tài hoa khi giỏi cả sáo trúc, biểu diễn cồng chiêng, hát dân ca... Bằng những việc làm thiết thực, ông đã góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc Jrai và xây dựng khối đại đoàn kết ở buôn làng.

Đa dạng lễ cúng cầu mưa của người Jrai

Đa dạng lễ cúng cầu mưa của người Jrai

(GLO)- Tuy có sự phát triển của hệ thống thủy lợi song lễ cúng cầu mưa vẫn đóng vai trò quan trọng trong đời sống cư dân vùng thung lũng Cheo Reo. Sự đa dạng trong nghi thức cúng của mỗi cộng đồng dân cư đã góp phần làm phong phú thêm đời sống văn hóa đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.

Biểu tượng vũ trụ trên cây nêu của người Bahnar

Biểu tượng vũ trụ trên cây nêu của người Bahnar

(GLO)- Người Bahnar quan niệm rằng mọi sự vật, hiện tượng đều có sự hiện diện của thần linh và con người phải tôn trọng, thờ cúng. Vì vậy, họ có nếp sống, sinh hoạt văn hóa với hệ thống lễ hội vô cùng phong phú, gắn với vòng đời người và chu kỳ canh tác nông nghiệp.

null