Vẽ chân dung Bác Hồ bằng niềm cảm hứng bất tận

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Khi ngắm 32 bức chân dung Bác Hồ được vẽ bằng bút lửa, nhiều người sửng sốt vì tranh rất có hồn và nhân vật hiện lên sống động như thật.

 

Kỷ lục gia Hồ Ngọc Hiếu - họa sĩ giữ kỷ lục Người vẽ chân dung Bác Hồ bằng bút lửa nhiều nhất (năm 2013) - tự hào: Mỗi bức vẽ đều mang một niềm cảm hứng khác nhau và cảm xúc không hề lặp lại. Trong đó, có bức Bác Hồ lau nước mắt với lời chú thích: "Đã bao lần tôi yêu cầu vào Nam, sao các chú không thu xếp cho tôi đi…". Bức tranh vẽ Bác sống động, y như thật khiến người xem cũng phải giật mình, thích thú.

 

Kỷ lục gia Hồ Ngọc Hiếu - họa sĩ giữ kỷ lục Người vẽ chân dung Bác Hồ bằng bút lửa nhiều nhất (năm 2013).
Kỷ lục gia Hồ Ngọc Hiếu - họa sĩ giữ kỷ lục Người vẽ chân dung Bác Hồ bằng bút lửa nhiều nhất (năm 2013).



Với gam màu chủ đạo là màu tự nhiên của gỗ và màu gỗ bị đốt cháy, họa sĩ Hồ Ngọc Hiếu đã tạo ra bộ sưu tập những tác phẩm rất ấn tượng như thế về Bác Hồ. Cho đến nay, ông đã có được 32 bức chân dung Bác Hồ bằng bút lửa trên gỗ bạch tùng với kích thước từ 45x70cm đến 60x120cm.

"Bác Hồ là chủ đề làm cho tôi có nguồn cảm hứng sáng tác rất đặc biệt. Tôi chọn Bác làm đề tài vẽ chân dung cho bài thi của mình. Vẽ Bác đã khó, mà thể hiện được thần thái của Người mới quan trọng. Khi vẽ chân dung, cho dù của bất cứ ai cũng đều phải có hồn. Mỗi bức tranh về Bác đều cho tôi một cảm hứng riêng. Muốn vậy, tôi phải nghiên cứu về Bác rất kỹ, từ con người, nhân cách, đến hoàn cảnh của từng bức ảnh… Và phải có sự ngưỡng mộ với một con người như thế thì mới vẽ bay bổng mà vẫn rất thật như vậy" - ông Hiếu chia sẻ.

Trong số 32 bức tranh về Bác, ông Hiếu cho biết, bức nào ông cũng thích, vì đó là tâm huyết và là những đứa con tinh thần của mình. Còn ấn tượng ra sao với người xem thì đó là tùy vào cảm nhận của mỗi người, ông nhấn mạnh.


 

 
 
 
Một số tác phẩm vẽ chân dung Bác Hồ của họa sĩ Hồ Ngọc Hiếu.
Một số tác phẩm vẽ chân dung Bác Hồ của họa sĩ Hồ Ngọc Hiếu.



Đang học mỹ thuật ở Huế, ông Hiếu bỏ dở, sau một thời gian mới quay trở lại học tiếp nghề vẽ ở xưởng. Trong suốt 8 năm liền, ông theo phong cách vẽ bằng bút lửa.

Theo ông Hiếu, tranh bút lửa có nguồn gốc xuất xứ từ các bộ tộc du mục ở một số nước châu Phi. Dụng cụ để vẽ tranh khá đơn giản với chỉ một "cây bút lửa" (dùng điện năng chuyển hóa thành nhiệt thông qua một sợi dây đồng làm ngòi bút để vẽ) và những tấm gỗ bạch tùng, thông, me hay tấm da phẳng.

Mỗi bức tranh ông vẽ mất 1 tuần, nhưng đòi hỏi rất công phu, tỉ mẩn và cần có sự kiên trì. Cả Việt Nam chỉ mấy người vẽ tranh bằng bút lửa và thành công với đề tài chân dung Bác như ông Hiếu là cực kỳ hiếm.

Trong nhà riêng của ông Hiếu ở quận 9 (TP.HCM) chỗ nào cũng đầy tranh bằng bút lửa, không khác một bảo tàng thu nhỏ.

Không riêng bộ sưu tập tranh Bác, các tác phẩm tranh lửa về Việt Nam xưa của họa sĩ Hồ Ngọc Hiếu cũng được công nhận là Kỷ lục Việt Nam "Bộ tranh bút lửa phỏng theo các bức ảnh về Việt Nam cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19 có số lượng nhiều nhất" vào năm 2014.

 

http://https://danviet.vn/ve-chan-dung-bac-ho-bang-niem-cam-hung-bat-tan-20200519064252055.htm

Theo Minh Thi  (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Âm sắc Tây Nguyên trên quê Bác

Âm sắc Tây Nguyên trên quê Bác

(GLO)- Từ ngày 16 đến 20-5, gần 40 ca sĩ, diễn viên, nghệ nhân Gia Lai đã tham gia 2 sự kiện vô cùng ý nghĩa tại tỉnh Nghệ An. Đó là hội diễn nghệ thuật quần chúng “Tiếng hát Làng Sen” và triển lãm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người” năm 2025.

Khai mạc triển lãm ảnh “Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại Bình Định - Sắc màu hội tụ”

Khai mạc triển lãm ảnh “Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại Bình Định - Sắc màu hội tụ”

Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2023); 47 năm Ngày Quốc tế Bảo tàng (18/5/1978 - 18/5/2025), sáng 12-5, Bảo tàng tỉnh Bình Định phối hợp Bảo tàng Quang Trung khai mạc triển lãm ảnh chủ đề “Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại Bình Định - Sắc màu hội tụ”.

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

(GLO)- "Gia Lai một hai ba" của Nguyễn Thanh Mừng dẫn người đọc qua những nẻo đường dốc đèo, qua tiếng thác reo và chiêng cồng, để gặp lại khí phách người xưa. Mỗi hình ảnh, mỗi nhịp thơ là một lát cắt vừa hoang sơ, vừa tự hào về bản sắc không thể phai mờ của đại ngàn Tây Nguyên.

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

(GLO)- Trong bài thơ "Nghe con đọc thơ về Tổ quốc", tác giả Lê Thành Văn để mạch cảm xúc tuôn chảy tự nhiên: từ sự rưng rưng khi nhớ về chiến tranh đến niềm tin lặng lẽ gửi gắm vào thế hệ mai sau. Bài thơ như một nhịp cầu nối liền quá khứ đau thương và hiện tại bình yên.

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

(GLO)- Giữa những cơn gió xào xạc của núi rừng Tây Nguyên bỏng rát, bài thơ “Biên cương mùa gió” của Lê Vi Thủy như thổi vào lòng người nỗi xúc động lặng thầm. Từ ánh mắt trẻ thơ đến no ấm buôn làng và những giọt mồ hôi người lính, tất cả hòa quyện trong khát vọng yên bình nơi địa đầu Tổ quốc.

Tổ quốc trong tim

Thơ Lenguyen: Tổ quốc trong tim

(GLO)- Bài thơ “Tổ quốc trong tim” của tác giả Lenguyen là lời tri ân sâu sắc với cha ông đã hy sinh vì độc lập dân tộc. Từ Cửu Long đến Trường Sơn, từ Điện Biên đến Sài Gòn, một Việt Nam bất khuất vươn lên giữa máu và hoa, rạng ngời sắc cờ Tổ quốc.

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

(GLO)- Trong nhịp sống hiện đại hối hả, bài thơ "Lòng quê" của tác giả Đào An Duyên là tiếng vọng thầm lặng mà day dứt. Người xa quê, dù ở đâu chăng nữa vẫn mang trong tim nỗi nhớ cội nguồn. Qua hình ảnh nước xuôi nước ngược, bài thơ gợi về sự gắn bó thiêng liêng giữa con người và quê hương.

Người nặng lòng với dân ca Tày

Người nặng lòng với dân ca Tày

(GLO)-Hơn 30 năm kể từ ngày rời quê hương Cao Bằng vào Gia Lai lập nghiệp, ông Mã Văn Chức (SN 1961, tổ 3, thị trấn Phú Thiện) vẫn nặng lòng với văn hóa dân tộc Tày. Hơn 100 bài hát đã được ông sáng tác theo làn điệu dân ca Tày với mong muốn “giữ lửa” cho âm nhạc dân gian.

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

(GLO)- Bằng hình ảnh thiên nhiên giàu biểu cảm, bài thơ "Những gương mặt hoa cài" của Lữ Hồng gợi nên vẻ đẹp bình yên ẩn sâu trong nhịp sống phố thị. Lời thơ không chỉ là hoài niệm, mà còn là nơi gửi gắm tình yêu, ký ức và những giấc mơ không lời giữa tháng năm xoay vần.