Vàng Bồng Miêu chính thức phá sản, để lại số nợ gần 1.000 tỉ đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Doanh nghiệp khai thác vàng ở tỉnh Quảng Nam chính thức phá sản, làm cho hàng chục doanh nghiệp khác điêu đứng vì không đòi được nợ.

Sáng 28-11, TAND tỉnh Quảng Nam đã mở Hội nghị chủ nợ Công ty TNHH vàng Bồng Miêu (gọi tắt là Công ty Bồng Miêu; trụ sở xã Tam Lãnh, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam) lần thứ nhất. Hội nghị được mở để các chủ nợ lựa chọn số phận của Công ty Bồng Miêu, gồm đình chỉ yêu cầu mở thủ tục phá sản, phục hồi hoạt động kinh doanh và tuyên bố phá sản.

 

Công ty Bồng Miêu đào vàng nhưng nợ đầm đìa
Công ty Bồng Miêu đào vàng nhưng nợ đầm đìa



Có 24 chủ nợ của Công ty Bồng Miêu có mặt tại hội nghị. Trong khi đó, doanh nghiệp (DN) có đơn yêu cầu TAND tỉnh Quảng Nam mở thủ tục phá sản đối với Công ty Bồng Miêu là Công ty Besra Việt Nam vắng mặt. Hội nghị cũng không có đại diện của Công ty Bồng Miêu.

Tại hội nghị, có 14/24 chủ nợ, đại diện cho số nợ hơn 209 tỉ đồng (chiếm 80,7%) biểu quyết tuyên bố phá sản đối với Công ty Bồng Miêu. Sau đó, hội nghị đã thông qua nghị quyết với phương án phá sản đối với DN này.

Với việc thông qua phương án phá sản, sắp tới, Công ty Bồng Miêu sẽ bị thanh lý tài sản để trả cho các chủ nợ. Tuy nhiên, trên thực tế tài sản của DN này không đáng giá bao nhiêu so với số nợ khủng của họ.


 

Công ty Bồng Miêu đào vàng nhưng nợ đầm đìa
Công ty Bồng Miêu đào vàng nhưng nợ đầm đìa



Theo báo cáo tài chính tháng 11-2017, tổng tài sản của Công ty Bồng Miêu hơn 302 tỉ đồng, công nợ phải thu hơn 6 tỉ đồng (tiền ký quỹ phục hồi môi trường rừng). Trong khi đó, tổng nợ phải trả là hơn 1.000 tỉ đồng (âm hơn 966 tỉ đồng), lỗ lũy kế hơn 1.000 tỉ đồng, vượt vốn chủ sở hữu hơn 966 tỉ đồng.

Kết quả kiểm kê cho thấy tài sản tại công ty có giá trị hơn 34,8 tỉ đồng. Trong đó, tài sản đảm bảo hơn 25,4 tỉ đồng, tài sản không đảm bảo hơn 9,4 tỉ đồng. Tuy nhiên, toàn bộ tài sản của công ty là tài sản đặc thù của ngành khai khoáng và là tài sản gắn liền trên đất tại mỏ vàng nên chỉ có giá trị khi tiếp tục phục vụ để khai thác vàng, còn nếu khi thanh lý thì giá trị rất thấp.

Về danh sách nợ, theo số liệu báo cáo của DN này, tính đến ngày 12-11-2017 có 100 chủ nợ với số tiền hơn 943,2 tỉ đồng. Trong đó, 108 tỉ đồng tiền nợ thuế và hơn 4,2 tỉ đồng nợ BHXH (tính đến 31-10-2017).

Tr.Thường (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Doanh nghiệp kỳ vọng cuộc 'cách mạng hành chính'

Doanh nghiệp kỳ vọng cuộc 'cách mạng hành chính'

Chỉ còn 2 tuần nữa, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp sẽ chính thức vận hành trên cả nước. Một cuộc "cách mạng" tái cấu trúc toàn diện từ không gian địa lý đến bộ máy, con người... đang thổi một làn gió mới đầy hào hứng tới cộng đồng doanh nghiệp.

Lãnh đạo Công ty TNHH Phát triển Khoa học Quốc tế Trường Sinh giới thiệu mô hình trồng sâm Ngọc Linh và sâm Lai Châu bằng công nghệ cao. Ảnh: Đoàn Bình

Trồng sâm công nghệ cao trên cao nguyên Sìn Hồ

(GLO)- Hơn 3 năm triển khai dự án trồng sâm Ngọc Linh và sâm Lai Châu sử dụng hệ thống nhà màng, nhà lưới hiện đại tại huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu đã thu được nhiều kết quả hết sức khả quan. Đây là tín hiệu mở ra triển vọng về phát triển nguồn dược liệu quý trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

null