Vài cảm nhận về tập bút ký 'Đời như tiểu thuyết'

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Trương Đức Minh Tứ là cái tên được biết đến khá nhiều trong làng báo Việt Nam với vai trò Tổng biên tập, Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Quảng Trị. 

Nhưng có lẽ người ta biết đến anh nhiều hơn ở những trang phóng sự, bút ký thấm đẫm hơi thở cuộc sống, tình đời, tình người và nồng nàn, gợi cảm đầy chất thơ của một cây bút từ Khoa văn - Đại học Tổng hợp Huế.

Ở thời điểm nào cũng thấy anh ham đi, viết khỏe, viết để nuôi niềm đam mê, để lửa nghề mãi cháy...

*

* *

Một tác phẩm văn học xuất sắc trước hết, và bao giờ cũng phải làm rung động trái tim người đọc. Đọc tập bút ký Đời như tiểu thuyết - Nhà xuất bản Thanh Niên, một tác phẩm mới của nhà báo Trương Đức Minh Tứ, người đọc cảm nhận mỗi trang viết của anh đều tạo nên những xúc cảm lớn trong lòng bạn đọc, nhiều chi tiết về những miền đất anh đi qua, mỗi con người anh từng gặp đều để lại dấu ấn không phai mờ, khi đọc đến như bóp nghẹn trái tim người…

Bìa sách “Đời như tiểu thuyết”
Bìa sách “Đời như tiểu thuyết”

Anh viết về Quảng Trị, nơi một thời là nỗi đau chia cắt của đất nước và cho đến nay đã 50 năm đất nước thống nhất, nhưng những hậu quả của chiến tranh vẫn còn nặng nề, từ đây thắp lên khát vọng hòa bình cho nhân loại.

Anh viết về những con người Quảng Trị quê anh, nơi mà mỗi con người có số phận như những trang tiểu thuyết. Đó là người sĩ quan an ninh nhân dân Ngô Xuân Hòa với người vợ yêu quý của ông là bà Huỳnh Thị Thuận mà cuộc đời dấn thân theo cách mạng đã dệt nên một thiên tình sử bên dòng Ô Lâu. Hay chuyện về người thầy giáo thương binh Hồ Roàng - người dân tộc Vân Kiều ở xã Vĩnh Hà, Vĩnh Linh, trong giờ hướng dẫn học trò học về địa lý đã cuốc phải một quả bom bi còn sót lại, bị thương nặng, sau đó bị mù đôi mắt, nhưng anh vẫn bám trường, bám lớp dạy các em học sinh, rồi đến khi phải nghỉ dạy do thương tật anh đã xin vật liệu để dựng một túp lều gần trường để ngày ngày được nghe tiếng các em học sinh học bài.

Đặc biệt, trong trong tập sách này là những trang viết đầy cảm xúc về cuộc tình của một đôi nghệ sĩ tài hoa tham gia kháng chiến mà chỉ nhắc đến tên là rất nhiều người biết đến – nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ và ca sĩ, nghệ sĩ ưu tú Trương Tân Nhân.

Một thời con sông Bến Hải - Vĩ tuyến 17 là ranh giới chia cắt đôi miền và và mối tình của họ cũng bị chia cắt khi nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ về thăm nhà ở Triệu Phong và bị kẹt lại nên tình yêu của họ cũng bị ngăn cách từ đây. Nhưng dầu vậy, họ vẫn cho ra đời những tác phẩm âm nhạc để đời và giọng ca đi cùng năm tháng. Đặc biệt hơn, người con trai của họ - nhà báo, nhà văn Châu La Việt sinh ra ở một cánh rừng thời kháng chiến chống thực dân Pháp, sau này khi lớn lên ở Hà Nội, tròn 17 tuổi, anh đã tình nguyện lên đường vào chiến trường tham gia chiến đấu, trở thành nhà văn dù cha anh - nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ thời ấy được coi là nhạc sĩ ở chiến tuyến bên kia!

Mới đây, tôi có dịp cùng đoàn các nhà báo trong nước về tri ân ở quê hương Quảng Trị.

Đi trên mảnh đất quê mình, tôi mới giật mình, chính miền đất nắng lửa gió Lào và ớt cay đến xé lưỡi này, có rất nhiều nhà báo thành danh khắp miền đất nước, từ thế hệ các văn nhân lớn như Phan Quang, Chế Lan Viên, Ngô Thảo… đến lớp trẻ hôm nay là Trần Trọng Dũng - nguyên Tổng Biên tập Báo Công an TPHCM, nay là Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam; Đinh Như Hoan - nguyên Phó Tổng Biên tập Báo Nhân Dân; Nguyễn Khắc Văn - Phó Tổng Biên tập Phụ trách Báo Sài Gòn Giải Phóng; Lê Thế Chữ - Tổng Biên tập Báo Tuổi Trẻ; Trương Đức Minh Tứ - Tổng Biên tập Báo Quảng Trị, Chủ tịch Hội Nhà báo Quảng Trị.

Mỗi tác phẩm của họ tôi đều hết sức trân trọng và yêu quý, như khi nâng niu tập sách mới Đời như tiểu thuyết này trên tay...

Trong Đời như tiểu thuyết, tôi còn có ấn tượng đặc biệt với những trang viết về những nhà báo kỳ cựu - “Một thời họ đã sống và viết”.

Tác giả đã khắc họa chân dung nhà báo, nhà văn Phan Quang với lòng ngưỡng mộ: “Trong nền báo chí, văn học Việt Nam nửa sau thế kỷ XX, bạn đọc biết đến Phan Quang không chỉ là một nhà quản lý báo chí lịch lãm, mà hơn thế ông còn là cây bút có số lượng đầu sách đáng kính nể. Ra đi từ bến sông Nhùng, Phan Quang viết báo từ năm 20 tuổi (1948) đến độ tuổi 90, ông vẫn còn sung sức”. Và hơn thế nữa, Phan Quang còn là một văn nhân luôn sống ân tình, rộng lượng với bạn bè, với đồng nghiệp, với cuộc đời, ông có đủ cả chữ Tâm và chữ Tài giữa cuộc đời này.

Viết về nhà báo, nhà thơ Nguyễn Hồng Vinh - nguyên Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Trương Đức Minh Tứ cũng có nhiều trang viết rất xúc động: “Tốt nghiệp xuất sắc Khoa Lịch sử Đại học Tổng hợp Hà Nội, Nguyễn Hồng Vinh được phân công về Báo Nhân Dân, làm phóng viên trong những ngày đất nước đang diễn ra chiến tranh ác liệt. Anh là cây bút xông pha trên nhiều mặt trận. Bạn bè cùng thời rất quý trọng, xem nhà báo Nguyễn Hồng Vinh là tấm gương về ý chí phấn đấu bền bỉ và khả năng sáng tạo không ngừng. Nhà báo Phan Quang cũng đánh giá cao nhà báo, nhà thơ Nguyễn Hồng Vinh: Đây là một tay viết bút lực tràn đầy năng lượng, mênh mang ý tứ, phong phú ngôn từ, thường xuyên có mặt trên trận địa báo chí nước ta hơn nửa thế kỷ qua”.

Viết về nhà báo Phạm Quốc Toàn - nguyên Tổng Biên tập Báo Bà Rịa - Vũng Tàu, Trương Đức Minh Tứ cũng dành nhiều trang viết thú vị và xúc cảm: “Thế hệ làm báo như Phạm Quốc Toàn nhiều người thành danh theo tôi có nhiều nguyên nhân, xuất phát từ cái tâm, cái tài, từ sự đào tạo của Đảng, Nhà nước, trong đó có sự trui rèn từ thực tiễn cuộc kháng chiến gian khổ của dân tộc, cũng như những thử thách nghiệt ngã trong đời”.

Nhà báo Phạm Quốc Toàn trưởng thành từ Báo Quân đội nhân dân, anh từng viết hơn 18 đầu sách đủ thể loại, thế nhưng khi chuyển ngành sang công tác mới, anh phải chịu một nỗi oan ức, bị người ta hãm hại, quy kết anh dính với điệp viên CIA, nhưng anh vẫn vượt lên, trở thành một nhà quản lý báo chí có nhiều đóng góp cho sự phát triển của báo chí cách mạng Việt Nam.

Nhà báo, nhà thơ Bùi Phan Thảo, Thư ký Báo Người Lao Động đã viết về Trương Đức Minh Tứ: "Ngoài thành công trong nghiệp báo, bây giờ gia sản văn chương của Trương Đức Minh Tứ cũng đã khá dày, đáng nể phục về lao động chữ nghĩa của anh. Ngoài hàng ngàn bài báo nóng bỏng thời sự và sắc sảo về thời cuộc, anh có 5 tác phẩm văn học đã in, 8 giải thưởng báo chí toàn quốc và 5 giải thưởng văn chương sang trọng”.

Tôi nghĩ rằng, đây là một ghi nhận xứng đáng đối với một cây bút ở một miền cát trắng đầy gian nan vất vả nhưng là mảnh đất nuôi dưỡng nhiều tài năng về văn học nghệ thuật…

Theo LỘC HÀ (SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

Tranh minh họa (nguồn internet).

Thơ Đại Dương: Kính rượu thầy giáo cũ

(GLO)- Bài thơ "Kính rượu thầy giáo cũ" của tác giả Đại Dương chứa đựng nhiều tình cảm và lòng tri ân sâu sắc. Mỗi câu thơ là hình ảnh rất chân thật về một thời gian khó cắp sách đến trường, về những hy sinh thầm lặng của thầy giáo và cả sự khắc khoải, trăn trở của người học trò đã trưởng thành...

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

(GLO)- Hình ảnh "những ngôi sao xanh" trong thơ Hà Hoài Phương tượng trưng cho ánh sáng hy vọng không bao giờ tắt, dẫu rằng có bao nhiêu khó khăn, thử thách hay bóng tối bao phủ. Những ngôi sao ấy là niềm tin, sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua mọi gian truân cuộc sống...

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

(GLO)- Bài thơ "Gửi lại" của Nguyễn Đình Phê là một tác phẩm đầy hoài niệm, suy tư về thời gian, tình yêu và sự chia ly. Xoay quanh cảm giác tiếc nuối, luyến lưu một mối tình đã qua, những kỷ niệm khó quên, tác giả muốn gửi lại cho người yêu hay cho chính mình?

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

Thơ Từ Dạ Linh: Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

(GLO)- "Tặng em nỗi nhớ ngược chiều" của Từ Dạ Linh mang vẻ đẹp mộc mạc, đầy hoài niệm về tuổi thơ, về những khoảnh khắc hồn nhiên mà người ta thường dễ dàng quên đi. Ẩn chứa trong đó cũng là nỗi nhớ, sự lưu luyến về tình yêu đầu đời với những xúc cảm tinh khôi, thuần khiết...

Ảnh minh họa. Nguồn : Internet

Niềm vui đọc sách

(GLO)- Từ lâu, đọc sách đã là một hoạt động được ưa thích của nhiều người, được khích lệ ở nhiều nơi vì những lợi ích mà nó mang lại. Tôi vẫn giữ thói quen đọc đều đặn mỗi ngày. Điều đó vừa cần thiết cho công việc, vừa là cách để tôi giải trí và tìm hiểu về thế giới xung quanh.

“Mùa xuân của mẹ”

“Mùa xuân của mẹ”

(GLO)- Đầu năm nay, tác giả Lê Thị Kim Sơn-Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Gia Lai ra mắt tập truyện dành cho thiếu nhi “Cổ tích trưa” (Nhà xuất bản Kim Đồng) và mới đây là tập truyện ngắn “Mùa xuân của mẹ” (Nhà xuất bản Hồng Đức). 

Thơ Đại Dương: Em đi trên đồi hoa

Thơ Đại Dương: Em đi trên đồi hoa

(GLO)- "Em đi trên đồi hoa" của tác giả Đại Dương là sự hòa quyện giữa con người và cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp. Những câu thơ mang sắc thái vừa lãng mạn vừa thoáng gợi lên cảm giác tiếc nuối về thời gian trôi qua, để rồi "mắt hoa tròn ngấn lệ/rưng rưng vắt qua mùa"...

Gương mặt thơ: Thanh Thảo

Gương mặt thơ: Thanh Thảo

(GLO)- Là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ thơ chống Mỹ cùng thời với Nguyễn Khoa Điềm, Hữu Thỉnh, Bằng Việt, Hoàng Nhuận Cầm, Lưu Quang Vũ, Nguyễn Trọng Tạo, Phạm Tiến Duật, Thu Bồn... nhưng Thanh Thảo có một giọng thơ riêng, thiên về trí tuệ và một lối tư duy trực cảm.

“Gia Lai trong tôi”

E-magazine“Gia Lai trong tôi”

(GLO)- Gia Lai trong bạn là những hình dung gì khi nhắc đến? Là khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, là nụ cười sơn nữ hay nét bản sắc văn hóa khó lẫn? Những câu trả lời sẽ được tìm thấy tại Triển lãm nhiếp ảnh năm 2024 với chủ đề “Gia Lai trong tôi”.