Nobel Văn học 2021: Tiểu thuyết gia người Tanzania Abdulrazak Gurnah thắng giải

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Giải Nobel Văn học 2021 ngày 7.10 được trao cho tiểu thuyết gia người Tanzania Abdulrazak Gurnah vì “vì sự thâm nhập kiên định và nhân ái của ông đối với những tác động của chủ nghĩa thực dân và số phận của những người tị nạn trong hố sâu ngăn cách giữa các nền văn hóa và lục địa”.

 

Giải Nobel Văn học 2021 ngày 7.10 được trao cho tiểu thuyết gia Abdulrazak Gurnah. Ảnh: NoBEL
Giải Nobel Văn học 2021 ngày 7.10 được trao cho tiểu thuyết gia Abdulrazak Gurnah. Ảnh: NoBEL


Nhà văn Abdulrazak Gurnah sinh năm 1948, lớn lên trên hòn đảo Zanzibar và đến Anh tị nạn vào những năm 1960. Ông đã xuất bản 10 tiểu thuyết cũng như một số truyện ngắn. Theo báo The Guardian, Ủy ban Nobel cho biết chủ đề về người tị nạn xuyên suốt các sáng tác của ông ấy. Tiểu thuyết nổi tiếng nhất của ông là Paradise (1994), được lọt vào danh sách rút gọn của Giải Booker và giải thưởng văn học Whitbread, được trao hàng năm cho những nhà văn sống ở Anh và Ireland. Tác phẩm ra đời sau một chuyến đi Đông Phi vào khoảng năm 1990, kể về tuổi mới lớn, chuyện tình buồn cũng như niềm tin xung đột nhau.

Lễ trao giải Nobel Văn học 2021 diễn ra vào lúc 18 giờ ngày 7.10 (giờ Việt Nam) với giải thưởng trị giá 10 triệu krona (hơn 26 tỉ đồng). Giải thưởng được trao cho “người sẽ tạo ra tác phẩm xuất sắc nhất theo một định hướng lý tưởng trong lĩnh vực văn học”, theo di chúc của Alfred Nobel - người sáng lập giải Nobel.

Người tham gia được đề cử bởi các chuyên gia từ khắp nơi trên thế giới, và một hội đồng gồm 18 của Viện Hàn lâm Thụy Điển sẽ chọn ra người chiến thắng. Trước thềm Nobel Văn học 2021, nhà văn Ellen Mattson, thành viên Viện Hàn lâm Thụy Điển, phát biểu: “Về mặt lý thuyết, bất kỳ ai cũng có thể được đề cử. Bất cứ ai viết ra những áng văn chương xuất sắc, xuất chúng. Không có yêu cầu nào khác, chỉ là chất lượng tác phẩm mà thôi”.

Cũng giống như nhiều sự kiện khác, Nobel cũng phải điều chỉnh cho phù hợp với tình hình đại dịch. Lễ trao giải năm nay là sự kết hợp của các sự kiện được tổ chức cả trực tiếp và qua màn ảnh. Ban tổ chức cho biết những người đoạt giải sẽ nhận được huy chương và giấy chứng nhận tại quê nhà vào tháng 12.

 

Theo HUỆ BÌNH (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

(GLO)- Bằng hình ảnh thiên nhiên giàu biểu cảm, bài thơ "Những gương mặt hoa cài" của Lữ Hồng gợi nên vẻ đẹp bình yên ẩn sâu trong nhịp sống phố thị. Lời thơ không chỉ là hoài niệm, mà còn là nơi gửi gắm tình yêu, ký ức và những giấc mơ không lời giữa tháng năm xoay vần.

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

(GLO)- Bài thơ "Phía Trường Sơn" của Sơn Trần là khúc trầm sâu lắng về nỗi nhớ và sự hy sinh lặng thầm phía hậu phương. Tháng Tư về trên biên cương đầy cỏ xanh và chiều sương phủ trắng, nỗi nhớ hòa quyện cùng đất trời, tạo nên một bản tình ca sâu lắng dành cho cha-người lính năm xưa.

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

(GLO)- Đó là phát biểu của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Châu Ngọc Tuấn tại hội nghị tổng kết 50 năm nền văn học nghệ thuật tỉnh Gia Lai sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) diễn ra vào sáng 23-4 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

(GLO)- Trong kho tàng âm nhạc Việt Nam có nhiều ca khúc không chỉ đơn thuần là tác phẩm nghệ thuật mà còn là biểu tượng của một vùng quê. Nơi ấy, tình yêu và nỗi nhớ không thể phai mờ. “Ngọn lửa cao nguyên” của nhạc sĩ Trần Tiến chính là một trong những ca khúc như thế.

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

(GLO)- “Dáng vẻ của một người yên lặng đọc sách khá giống với những gì tôi cảm thấy khi nghĩ về một người đang trưởng thành trong lặng lẽ”-đó là cảm nhận của chị Trần Thị Kim Phùng Thủy-Trưởng ban Điều hành dự án “Văn hóa đọc Gia Lai” về giá trị sâu bền mà sách mang lại.