Bí mật đằng sau 'Kẻ ăn hồn': Tiểu thuyết gốc chính thức ra mắt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nhà văn Thảo Trang ra mắt tiểu thuyết tâm linh kỳ bí "Kẻ ăn hồn" do Nhà Xuất bản Phụ nữ Việt Nam liên kết với Saola Books ấn hành. Nội dung thuyết là nền tảng cho bộ phim điện ảnh ăn khách "Kẻ ăn hồn", đây cũng là phần tiền truyện của tiểu thuyết "Tết ở làng Địa Ngục".

"Kẻ ăn hồn" cũng là tên bộ phim điện ảnh ra mắt năm 2023 do tác giả Thảo Trang viết kịch bản đã làm khuấy đảo phòng vé với doanh thu 70 tỉ đồng ở Việt Nam và hơn 8 tỉ đồng ở các thị trường quốc tế.

Sách "Kẻ ăn hồn"

Sách "Kẻ ăn hồn"

Truyện lấy bối cảnh vài chục năm trước các sự kiện trong "Tết ở làng Địa Ngục". Ít người biết rằng năm xưa, nơi này từng trải qua một trận tai ương. Sau đám cưới của cô Phong - con gái trưởng làng - với thầy đồ Sang, liên tiếp xuất hiện những cái chết kỳ dị. Bên cạnh mỗi cái xác là một con rối nước với vẻ mặt nửa cười, nửa khóc. Dân làng bắt đầu nghi ngờ lẫn nhau, rằng trong số họ có kẻ đang luyện cổ thuật và giao kèo với ma quỷ.

Cốt truyện "Kẻ ăn hồn" có sự liên hệ chặt chẽ với "Tết ở làng Địa Ngục". Nhân vật cô Phong chính là bà nội của ông Thập (nhân vật chính trong "Tết ở làng Địa Ngục"). Cậu Khảm của "Kẻ ăn hồn" về sau sẽ thành cụ Khảm đạo mạo.

Ngoài nội dung chính, "Kẻ ăn hồn" còn có hai phần đặc biệt để giới thiệu câu chuyện tiếp theo trong tác phẩm rất được trông chờ U Hồn Tượng Đất (tức Tết Ở Làng Địa Ngục phần 2).

Tuy có sự liên kết chặt chẽ về cốt truyện nhưng tác giả cho biết tiểu thuyết "Kẻ ăn hồn" sẽ có sự khác biệt so với bộ phim điện ảnh cùng tên. "Truyện sẽ đi vào nhiều nội dung sâu hơn, ví dụ như sự phản bội của bầy đom đóm cầu hồn với chủ nhân của chúng. Các tuyến tình cảm của nhân vật cũng được khai thác rõ ràng hơn" - nhà văn Thảo Trang chia sẻ.

Tác giả cũng hứa hẹn về một phần đại chiến lớn và những âm mưu căng thẳng hơn sẽ có trong phần 2 "Tết ở làng Địa Ngục"

Thảo Trang sinh năm 1991, tốt nghiệp Học viện Quản lý Giáo dục, hiện là nhà văn, nhà biên kịch. Cô nổi tiếng với những tác phẩm đa thể loại, từ những câu chuyện mang màu sắc tâm linh đến các tiểu thuyết phản ánh hiện thực xã hội. Hai trong số những tiểu thuyết của cô: Tết ở làng Địa Ngục và Kẻ ăn hồn, đã được chuyển thể thành các bộ phim ăn khách.

Theo Tin - ảnh: Ngọc Diệp (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

 Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

(GLO)- "Bầu trời trở lại" của Lữ Hồng là bài thơ giàu hình ảnh và cảm xúc, gợi lên sự chuyển mình của thiên nhiên, lòng người. Bài thơ là bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, cũng là một hành trình nội tâm sâu sắc, nơi con người giao hòa với đất trời, với những giấc mơ và niềm tin vào ngày mai.

Thơ Đào An Duyên: Đêm sang mùa

Thơ Đào An Duyên: Đêm sang mùa

(GLO)- Bài thơ "Đêm sang mùa" của Đào An Duyên là một bức tranh thơ mộng về những khoảnh khắc chuyển giao, khi đêm và mùa giao thoa, khi không gian và thời gian hòa quyện vào nhau, tạo nên một cảm giác lạ kỳ, huyền bí...

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

(GLO)- Sau nửa thế kỷ đất nước thống nhất, đời sống văn hóa tại nhiều ngôi làng Bahnar, Jrai có nhiều đổi mới, nhất là xóa bỏ những gánh nặng liên quan đến hủ tục. Nhưng để bảo tồn những giá trị cốt lõi của văn hóa vẫn là một hành trình cần “gạn đục khơi trong”.

“Tổ quốc bên bờ sóng”

“Tổ quốc bên bờ sóng”

(GLO)- Đó là chủ đề cuộc thi và triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia do Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức nhằm thực hiện kế hoạch tuyên truyền về biển, đảo năm 2025.

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

(GLO)- Mặc nhiên, việc sáng tạo văn học nghệ thuật luôn mang tính độc lập và tự giác cao độ của mỗi văn nghệ sĩ, nhưng hành trình ấy sẽ không đơn độc nếu có sự dìu dắt chân tình của người đi trước. Tại phố núi Pleiku, nhiều tác giả trẻ đã tìm được điểm tựa tinh thần đáng quý như thế.

Báo Gia Lai: Phụng sự và kiến tạo

Báo Gia Lai phụng sự và kiến tạo

(GLO)- Qua 78 năm xây dựng và trưởng thành (16/3/1947-16/3/2025), Báo Gia Lai xứng đáng là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Trong xu thế hiện nay, Báo Gia Lai chú trọng phát huy vai trò kiến tạo nhằm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền.

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời lúc 10h45 sáng 13/3 tại Hà Nội. Năm cuối đời, ông chống chọi với bệnh ung thư. Vài tháng gần đây, nhiều đồng nghiệp chia sẻ hình ảnh thăm nhạc sĩ Thụy Kha trong bệnh viện. 

Tiết mục múa của đơn vị Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng trình diễn tại Liên hoan nghệ thuật quần chúng huyện Ia Grai năm 2025.

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang huyện Ia Grai: Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng giành giải nhất toàn đoàn

(GLO)- Trong 2 đêm (11 và 12-3), huyện Ia Grai tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang năm 2025. Liên hoan quy tụ 13 đơn vị tham gia. Mỗi đơn vị đăng ký trình diễn từ 3 đến 5 tiết mục ca, múa và diễn tấu các loại nhạc cụ.

Thơ Bút Biển: Nắng chưa qua

Thơ Bút Biển: Nắng chưa qua

(GLO)- "Nắng chưa qua" của Bút Biển là một bài thơ đầy hoài niệm. Bằng những câu thơ nhẹ nhàng mà day dứt, tác giả khắc họa nỗi buồn của sự xa cách, khi ký ức vẫn còn đó nhưng hiện tại chỉ còn lại gió lùa, hoa rụng và căn phòng trống,... dường như có ai đang ngóng về một vệt nắng chưa qua.

Bản hòa ca cùng triền ký ức

Bản hòa ca cùng triền ký ức

(GLO)- Dù đã có hơn 30 năm sống ở Pleiku nhưng khi đọc tập “Vân môi say phố” của Ngô Thanh Vân (NXB Hội Nhà văn, 2024), tôi lại có cảm tưởng được khám phá một miền đất tưởng chừng quá đỗi quen thuộc.