Vắc xin Covid-19 không ảnh hưởng tới dậy thì và chức năng sinh sản của trẻ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Về khoa học, vắc xin Covid-19 mRNA không có cơ chế ảnh hưởng cấu trúc di truyền, không tương tác với ADN do đó không ảnh hưởng đến dậy thì và chức năng sinh sản của trẻ.
Trước thông tin lo ngại của một số cha, mẹ về “tiêm vắc xin Covid-19 mRNA ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của trẻ khi trưởng thành; ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của trẻ, trong đó có lo lắng về nguy cơ gây vô sinh”, PGS-TS Dương Thị Hồng, Phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư, cho biết Bộ Y tế đã phê duyệt sử dụng 2 vắc xin Covid-19 mRNA tiêm phòng cho trẻ từ 12 - 17 tuổi và từ 2 đến dưới 12 tuổi là vắc xin Pfizer và Moderna.
 
Về mặt khoa học, vắc xin Covid-19 mRNA tiêm cho trẻ và vị thành niên dưới 18 tuổi không ảnh hưởng đến dậy thì và chắc năng sinh sản trong tương lai. Ảnh: Liên Châu
Về mặt khoa học, vắc xin Covid-19 mRNA tiêm cho trẻ và vị thành niên dưới 18 tuổi không ảnh hưởng đến dậy thì và chắc năng sinh sản trong tương lai. Ảnh: Liên Châu
"Hai vắc xin này có thành phần mRNA của vi rút nhưng khi vào cơ thể hoàn toàn không có tương tác với ADN của người, do đó không có nguy cơ gây ra rối loạn biến đổi gien, hay ảnh hưởng về lâu dài đến sức khỏe sinh sản (rối loạn vô sinh) hoặc ung thư… như các phụ huynh đang lo lắng”, bà Hồng cho biết.
Cũng theo ý kiến của chuyên gia về vắc xin và tiêm chủng, chưa thấy có mối liên quan giữa việc sử dụng vắc xin của hai nhà sản xuất này với các tác động xấu đến sức khỏe.
TS-BS Lê Kiến Ngãi, Trưởng khoa Dự phòng và Kiểm soát nhiễm khuẩn, Bệnh viện nhi T.Ư, cho biết thêm: vắc xin Covid-19vắc xin mRNA đã được triển khai ở trên 50 quốc gia, riêng khu vực Tây Thái Bình dương đã có 20 quốc gia đã tiêm.
TS Ngãi chia sẻ, vắc xin mRNA khi vào tế bào sẽ giúp tế bào tổng hợp được protein gai SAR-CoV-2 có thành phần kháng nguyên kích hoạt hệ miễn dịch của con người.
Khi đã hết chức năng, mRNA sẽ được các enzym của tế bào tiêu huỷ. Như vậy, về mặt lý thuyết, mRNA sẽ không tác động tới nhân của tế bào.
Theo phân tích về mặt khoa học thì phụ huynh có thể hoàn toàn yên tâm vì không có cơ chế ảnh hưởng tới cấu trúc di truyền.
Chuyên gia về vắc xin và tiêm chủng lưu ý, để trẻ tiêm vắc xin Covid-19 an toàn thì các bác sĩ khuyến cáo các bậc phụ huynh các mốc thời gian theo dõi sức khoẻ: 30 phút sau tiêm, 24 giờ, 3 ngày đầu, 1 tuần đầu và 28 ngày sau tiêm.
Sau tiêm, có thể có những thay đổi về nhịp tim nhanh, đau ngực, khó thở. Do vậy sau tiêm vắc xin trẻ không nên hoạt động thể lực nặng (gây ra khó thở, đau ngực, nhịp tim nhanh) để tránh nhầm lẫn triệu chứng tai biến sau tiêm. Đồng thời các hoạt động thể lực gắng sức cũng có thể kích hoạt những phản ứng không mong muốn.
Giải thích thêm về cơ chế của vắc xin mRNA, một chuyên gia về vắc xin cho hay, vắc xin mRNA sử dụng mRNA (vật liệu di truyền) được tạo ra trong phòng thí nghiệm. Khi vào cơ thể người, “vật liệu” này giúp các tế bào tạo ra protein kích hoạt phản ứng miễn dịch bên trong cơ thể.
Phản ứng miễn dịch đó sẽ tạo ra các kháng nguyên để bảo vệ chúng ta không nhiễm bệnh khi có vi rút thực sự xâm nhập cơ thể. Vắc xin mRNA không thay đổi ADN của cơ thể người.
Theo Liên Châu (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Khám sàng lọc miễn phí cho trẻ em và người khuyết tật hệ vận động TP. Pleiku

Khám sàng lọc miễn phí cho trẻ em và người khuyết tật hệ vận động TP. Pleiku

(GLO)- Sáng 14-5, Hội Chữ thập đỏ tỉnh, Hội Bảo trợ Người khuyết tật và bảo vệ quyền trẻ em tỉnh, Dòng Nữ Tỳ thánh thể Pleiku phối hợp với Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng Quy Nhơn (tỉnh Bình Định) tổ chức khám sàng lọc cho trẻ em và người khuyết tật hệ vận động tại TP. Pleiku.

Những thói quen giúp trẻ lâu

Những thói quen giúp trẻ lâu

(GLO)- Nhiều nghiên cứu đã phát hiện thói quen sống tốt giống như “chất bảo quản” giúp duy trì sự trẻ trung. Dưới đây là một số thói quen đơn giản bạn có thể thực hiện hàng ngày để có thể trẻ lâu và khỏe mạnh.

Bệnh viện Đại học Y Dược-Hoàng Anh Gia Lai: Nối thành công bàn chân đứt lìa cho bệnh nhân

Bệnh viện Đại học Y Dược-Hoàng Anh Gia Lai: Nối thành công bàn chân đứt lìa cho bệnh nhân

(GLO)- Sáng 9-5, tin từ Bệnh viện Đại học Y Dược-Hoàng Anh Gia Lai, đơn vị vừa tiếp nhận cấp cứu và phẫu thuật thành công nối lại bàn chân đứt lìa cho bệnh nhân bị tai nạn giao thông nghiêm trọng. Hiện bệnh nhân qua cơn nguy kịch, mạch máu ở bàn chân được nối đã tái thông, ấm hồng.

“Cánh tay nối dài” của ngành Y tế

“Cánh tay nối dài” của ngành Y tế

(GLO)- Gia Lai có khoảng 2.000 nhân viên y tế thôn bản. Đây là “cánh tay nối dài” hỗ trợ ngành Y tế triển khai các hoạt động truyền thông, góp phần nâng cao nhận thức người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số trong việc chăm sóc sức khỏe ban đầu và phòng-chống dịch bệnh.